I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung : Khuyên chúng ta không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
13 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2016
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I .MỤC TIÊU :
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời kể chuyện
- Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ ghi đoạn văn HS cần luyện đọc diễn cảm
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: “ Gà Trống và Cáo” và nêu nội dung của bài tập đọc
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc theo nhóm bàn
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
+ Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của An-đrây-ca như thế nào ?
+ An-đrây-ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ?
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào ?
+ Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
* Nội dung chính : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn đoạn 2 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm đoạn
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1 HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm, trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc cả bài.
- 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.mang về nhà
+ Đoạn 2: Tiếp theoít năm nữa
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi.
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông bà và mẹ. Ông đang ốm rất nặng.
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An-đrây-ca được các bạn đang chơi bóng rủ nhập cuộc. Mải chơi nên quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
- An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- An-đrây-ca khóc và cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
- yêu thương ông, không tha thứ cho mình...
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp và nêu giọng đọc của bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, ghi nhận
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016
CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU :
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm được các bài tập trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS lên bảng viết: lời giải, lần này, chen chân, áo len
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS nghe- viết:
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn bài viết
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết .
3.Thực hành:
* Nghe – viết chính tả
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
* Soát lỗi và sửa lỗi
Bài 2:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 3:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài:
+ Có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sanh sánh. . .
+ Từ láy có tiếng chứa âm s: xa xa, xam xám, xám xịt
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài chính tả: Người viết truyện thật thà, phân biệt s/x, dấu hỏi/ dấu ngã
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc
- Từ khó: Ban- dắc, tưởng tượng, truyện ngắn, ấp úng
- HS nghe – viết vào vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng
- Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng, nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
- HS biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Thế nào là danh từ ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Trải nghiệm-Khám phá:
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ trả lời
+ Tìm các từ có nghĩa như sau:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được
b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến
d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét, kết luận
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu so sánh sự khác nhau giữa nghĩa của từ.
Sông - Cửu Long
So sánh từ vua - Lê Lợi
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận:
+ Những tên chung của một loại sự vật như: sông, vua được gọi là danh từ chung
+ Những tên riêng của sự vật nhất định như: Cửu Long, Lê Lợi được gọi là danh từ riêng.
* Ghi nhớ : ( Trang 57- SGK)
- 2 HS đọc ghi nhớ
3.Thực hành:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
+ Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt sông, ánh, nắng, đường, dãy nhà, trái, phải, giữa, trước.
+ Danh từ riêng: Chung, Lan, Thiên Nhẫn Trác, Đại Hục, Bác Hồ.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng, nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
- Lắng nghe
- HS đọc, suy nghĩ trả lời
- HS trả lời: Sông, Cửu Long, vua, Lê Lợi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS suy nghĩ trả lời
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
************************************
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Giáo viên yêu cầu HS kể lại câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hướng dẫn HS kể chuyện :
Đề bài : Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm các câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
- Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- Gọi HS kể toàn truyện.
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ? Khuyên chúng ta điều gì ?
- GV nhận xét, đánh giá
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng tự trọng, kể lại cho người thân nghe câu chuyện đó.
- 2 HS lên bảng kể
- Lắng nghe .
- HS đọc
- Thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS kể trong nhóm.
- HS thi kể tiếp nối.
- 2 HS kể toàn truyện.
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
TẬP ĐỌC
CHỊ EM TÔI
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung : Khuyên chúng ta không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài:
“ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” và nêu nội dung của bài tập đọc.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
- Tổ chức cho HS tự luyện đọc theo nhóm và chia đoạn bài đọc, giải nghĩa từ khó, trả lời các câu hỏi trong SGK
bài
* Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- Gọi đại diện các nhóm đọc
- Nhận xét, tuyên dương.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi :
+ Cô chị xin phép ba đi đâu ?
+ Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán cô đi đâu ?
+ Cô nói dối ba đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối nhiều lần như vậy? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận?
+ Cô em đã làm gì để chị thôi nói dối ?
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
- Nêu nội dung chính của bài ?
* Nội dung: Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các đoạn và nêu giọng đọc của bài.
+ GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của bài
+ Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm
+ GV nhận xét, tuyên dương
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài tập đọc : Chị em tôi, khuyên chúng ta không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1 HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS luyện đọc theo nhóm
- 1HS đọc bài.
- 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.... đến tặc lưỡi cho qua.
+ Đoạn 2: Tiếp..... cho nên người.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc theo cặp
- Đại diện các cặp đọc
- Lắng nghe
- HS đọc thầm
- Cô xin phép ba đi học nhóm
- Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, xem phim. .
- Cô nói dối ba rất nhiều lần đến nỗi không biết lần này là lần thứ bao nhiêu
- Vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô
- Vì thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
- Cô em bắt chước chị, cũng nói dối đi tập văn nghệ rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng. . .
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói quen xấu của chính mình.
- Cô không bao giờ nói dối ba đi tập văn nghệ nữa.
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp các đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư( đúng ý, bố cục rõ,dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Yêu cầu HS đọc lại bài kiểm tra của mình ở tiết trước
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Thực hành:
* Nhận xét chung kết quả bài viết:
- Gọi học sinh đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung yêu cầu.
- GV nhận xét chung kết quả bài viết của học sinh theo các bước:
+ Nêu ưu điểm: nắm được yêu cầu đề, kiểu bài, bố cục, ý, cách diễn đạt.
+ Những thiếu sót hạn chế.
+ Phát bài cho học sinh
* Hướng dẫn học sinh sửa bài :
- Hướng dẫn sửa lỗi từng học sinh:
- Yêu cầu học sinh:
+ Đọc lời phê của thầy cô
+ Xem lại bài viết
+Viết vào phiếu các lỗi sai và sửa lại
- Yêu cầu học sinh đổi vở, phiếu để soát lỗi.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ những học sinh kém, kiểm tra việc làm của học sinh
* Hướng dẫn sửa lỗi chung:
- GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng.
- Gọi học sinh nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng.
- Yêu cầu học sinh sửa vào vở.
* Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay :
- GV đọc 1 – 2 bài văn, đoạn văn hay trong lớp cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó.
- GV nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà chỉnh lại bài văn của mình.
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về bài văn của em, tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
- 2 HS lên đọc
- Lắng nghe
- Học sinh đọc to trước lớp
- Học sinh nhắc lại
- Cả lớp chú ý lắng nghe
- Lắng nghe
- HS đọc
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở.
- Học sinh soát lỗi cho nhau
- Cả lớp cùng quan sát
- Vài học sinh nêu ý kiến
- Học sinh đọc lại phần sửa đúng
- Học sinh tự chép vào vở
- Cả lớp lắng nghe
- Học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm
- Cả lớp lắng nghe
- Lắng nghe
Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực- Tự trọng.
- Bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm
- Học sinh có ý thức học tốt bộ môn tiếng việt.
- Làm được các bài tập trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Thế nào là danh từ chung ? Cho ví dụ.
+ Thế nào là danh từ riêng ? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Thực hành :
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm:
- GV nhận xét, chữa bài:
Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự ái, tự hào
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
+ Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành.
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển được là trung kiên
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu
+ Ngay thẳng, thật thà là trung thực
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài:
- Trung có nghĩa ở giữa: Trung thu, trung bình, trung tâm.
- Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực- Tự trọng.
biết sắp xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS suy nghĩ làm bài
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
+ Bạn Lương là học sinh trung bình ở lớp.
+Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu
+ Nhóm hài chúng em luôn là trung tâm của sự chú ý.
+ Các chiến sĩ luôn trung thành với tổ quốc.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
***************************
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu , phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
- Biết phát triển ý nêu dưới 2-3 tranh để tạo thành 2-3 đoạn văn kể chuyện
- Rèn cho HS có kĩ năng viết văn.
- Bồi dưỡng cho HS lòng ham mê học môn Tiếng việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Yêu cầu HS đọc lại bài kiểm tra của mình ở tiết trước
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Trải nghiêm-Khám phá:
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào ?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì ?
+ Truyện có ý nghĩa gì ?
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
Bai 2:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi:
+ Anh chàng tiều phu làm gì ?
+ Khi đó chàng trai nói gì ?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào ?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Thực hành:
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện.
- Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- Gọi HS kể toàn truyện.
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ? Khuyên chúng ta điều gì ?
- GV nhận xét, đánh giá
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về câu chuyện : Ba lưỡi riu va kể lại cho ngươi thân nghe.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
+ Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
- Quan sát, lắng nghe
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- Lắng nghe, ghi nhận
- HS kể trong nhóm.
- HS thi kể tiếp nối.
- 2 HS kể toàn truyện.
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
KÍ DUYỆT TUẦN 6
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2016_2017.doc