Giáo án tiết 20: Tìm hiểu tinh thần lạc quan của nhân dân ta qua một số tác phẩm văn học dân gian đã học

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh:

- Thấy được một vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động Việt Nam xưa đó là tinh thần lạc quan trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Từ đó giúp các em có thái dộ sống lạc quan, yêu đời.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

GV: Đọc tài liệu, chuẩn bị giáo án

HS: Đọc lại các tác phẩm văn học dân gian đã học và một số tác phẩm giân gian khác.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp:

2. Bài mới:

Đề bài: Qua một số tác phẩm dân gian đã được học và đọc thêm, anh – chị có suy nghĩ gì về tinh thần lạc quan của nhân dân ta?

HS tự làm việc, lập dàn ý trong 15 phút, sau đó GV gọi 2 HS đứng lên trình bày định hướng làm bài.GV sửa và định hướng cách làm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5202 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 20: Tìm hiểu tinh thần lạc quan của nhân dân ta qua một số tác phẩm văn học dân gian đã học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2012 Tiết 20 – TC: TÌM HIỂU TINH THẦN LẠC QUAN CỦA NHÂN DÂN TA QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN ĐÃ HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Giúp học sinh: - Thấy được một vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động Việt Nam xưa đó là tinh thần lạc quan trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Từ đó giúp các em có thái dộ sống lạc quan, yêu đời. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: GV: Đọc tài liệu, chuẩn bị giáo án… HS: Đọc lại các tác phẩm văn học dân gian đã học và một số tác phẩm giân gian khác. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2. Bài mới: Đề bài: Qua một số tác phẩm dân gian đã được học và đọc thêm, anh – chị có suy nghĩ gì về tinh thần lạc quan của nhân dân ta? HS tự làm việc, lập dàn ý trong 15 phút, sau đó GV gọi 2 HS đứng lên trình bày định hướng làm bài.GV sửa và định hướng cách làm. Hướng dẫn: - Trước hết cần hiểu đây là một khía cạnh nội dung của văn học dân gian. Đó cũng chình là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người lao động. Tinh thần lạc quan xuất phát từ cuộc sống khó khăn, đói khổ, hay từ trong bất hạnh, khổ đau nó thể hiện cho ý chí, niềm tin của con người. - Học sinh phải biết vận dụng nhiều dẫn chứng đã họ và đọc thêm để làm sang tỏ Mở bài: Văn học dân gian VN luôn là tiếng nói tâm tình, là những niềm rung cảm tế nhị, là nơi trút gửi những tâm tư, tình cảm của người lao động. Tinh thần lạc quan, ánh sáng hy vọng được chiếu rọi qua văn học dân gian mang vẻ đẹp khỏe khoắn, thể hiện ý chí và nghị lực, thể hiện niềm tin mạnh mẽ của con người. Thân bài: Ca dao phản ánh đầy đủ, chân thực, sống động cuộc đời bất hạnh của những con người đau khổ.Tiếng hát than thân vang lên trong ca dao là tiếng lòng ai oán, uất ức đầy đau đớn: Phân tích bài ca dao “Mười cái trứng” để thấy được điều đó. Đặc biệt là hai câu cuối: “Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” Trong các truyện cổ tích: không chỉ thấu hiểu những chuyện buồn thương, những số phận bất hạnh mà sâu hơn còn thấy những khao khát, ước mơ, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào con người, thường được thể hiện ở những yếu tố hoang đường, kì ảo.Dẫn chứng: Truyện “Tấm Cám”, truyện “Chử Đồng Tử”… Trong truyền thuyết …. Kết bài: Đó chính là cái nhìn đẹp của con người lao động về cuộc đời còn nhiều chật vật, thử thách, khó khăn. + Đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. + Tìm và nhớ lại những tác phẩm đã học trong chương trình Ngũ văn THCS những tác phẩm văn học trung đại liên quan đến nội dung bài học: Truyện trung đại, thơ trữ tình trung đại… --------------------***------------------- Ngày soạn: 11/10/2012 Tiết 31,32,33: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, từ văn nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, biểu, hịch cáo, … cho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kí, … do tầng lớp trí thức sáng tác. - Nắm được các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại. 2. Kĩ năng: Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận một tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại. 3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: - GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng… - HS: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK… C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh … 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Từ đây đất nước Đại Việt bắt tay xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ. Văn học bằng chữ viết bắt đầu được hình thành từ đó. Bên cạnh dòng văn học dân gian, văn học viết bắt đầu phát triển qua các triều đại: Lý, Trần, Lê với thành tựu của nó đã đóng góp vào văn học trung đại Việt Nam cho đến thế kỉ XIX. Để thấy rõ diện mạo của nền văn học ấy, chúng ta đọc – hiểu bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học: Tiết 31 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về thời đại và lịc sử Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX ở nước ta phát triển trong thời đại và lịch sử như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm văn học thời kì này. Đây là phần không có trong SGK nhưng GV cần hướng dẫn để học sinh có thể nắm được. - Ở bài “Tổng quan văn học VN” các em đã biết tên gọi nền văn học thời kì này là gì? - Ngoài khái niệm đó, người ta còn dùng những khái niệm nào khác? HS phát biểu, GV gợi ý. (HS đọc thứ tự các phần I, II, II, IV) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học - Văn học trung đại Việt Nam phát triển theo mấy giai đoạn? - Nêu nét cơ bản của giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? (Hoàn cảnh? thành phần? nội dung? nghệ thuật?) - Hãy tóm tắt bối cảnh lịch sử - xã hội trong thời kì này? Sự kiện lịch sử nào nổi bật? - Những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của văn học thời kì này? Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu? TIẾT 32: - Tóm tắt nhứng nội dung cơ bản nhất của phần này theo tiến trình như trên căn cứ vào những nội dung đã có trong SGK? - Nội dung tiêu biểu của văn học giai đoạn này? Em hãy lí giải tại sao thời kì này văn học lại mang nội dung nhân đạo, giá trị nhân đạo sâu sắc? - Diện mạo văn học thời kì này? (hoàn cảnh sáng tác, tác giả tác, phẩm, nội dung và nghệ thuật) Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm lớn về nội dung Học sinh lần lượt đọc các mục 1,2,3 – SGK GV nêu câu hỏi, HS trả lời. - Đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại? - Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước là gì? Cho HS sơ đồ hóa những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước vào vở. - Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo? - Biểu hiện của cảm hứng thế sự? Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm lớn về nghệ thuật Học sinh lần lượt đọc các mục 1,2,3 - SGK TIẾT 33: - Tại sao nói văn học trung đại có tính quy phạm? - Sự phá vỡ tính quy phạm thể hiện như thế nào? - Biểu hiện của khuynh hướng trang nhã? - Vì sao văn học ngày càng có xu hướng bình dị? - Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc với văn học trung đại? - Quá trình dân tộc hóa văn học diễn ra như thế nào? Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh luyện tập HS tự làm, GV định hướng. I. THỜI ĐẠI VÀ LỊCH SỬ : - Đây là thời kì dài, bắt đầu từ khi quốc gia phong kiến Việt Nam được thiết lập đến lúc suy vong. Tư tưởng chủ đạo của thời đại này chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. - Thời đại này gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giữ nước vĩ đại nhưng càng về sau, chiến tranh chủ yếu là sự sát phạt, tương tàn lẫn nhau của các tập đoàn phong kiến, giữa giai cấp thống trị với nhân dân. II. VỀ KHÁI NIỆM : - Khái niệm văn học trung đại là căn cứ vào thời kì lịch sử (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX). - Do nền văn học này chịu ảnh hưởng chủ yếu tư tưởng của giai cấp phong kiến nên còn có tên gọi là văn học phong kiến. - Nền văn học này chủ yếu do các trí thức phong kiến, các nhà khoa bảng sáng tác nền còn có tên gọi là văn học bác học. II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN: 1. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV: - Đất nước giành được quyền độc lập tự chủ, lập nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở thời kì phát triển. - Văn học viết chính thức ra đời từ thế kỉ X, đến thế kỉ XIII xuất hiện văn học chữ Nôm. - Văn học chủ yếu mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. - Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn: chính luận, văn xuôi viết về lịch sư - văn hoá, thơ phú ... - Văn học chữ Nôm bắt đầu bước phát triển bằng một số bài thơ, phú. 2. Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII: - Nhân dân ta tiếp tục chiến thắng quân Minh xâm lược, chế độ phong kiến đạt tới cực thịnh rồi bắt đầu có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt. - Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần:chữ Hán và chữ Nôm, ngày càng có nhiều tác phẩm giàu chất văn chương hình tượng. - Nội dung từ âm hưởng ngợi ca đến phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. - Văn học chữ Hán có nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là văn chính luận và văn xuôi tự sự. Văn học chữ Nôm có sự Việt hoá những thể loại của văn học Trung Quốc và sáng tạo những thể loại văn học dân tộc: Đường luật xen lục ngôn, khúc ngâm, khúc vịnh, lục bát, song thất lục bát... 3.Từ thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: - Lịch sử có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và các phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. Phong trào Tây Sơn lật đổ các tập đoàn phong kiến, đánh thắng giặc ngoại xâm nhưng sau đó suy yếu. Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế, đất nước đứng trước họa xâm lăng của thực dân Pháp. - Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh giải phóng con người cá nhân, trong đó có người phụ nữ; hướng vào thế giới riêng tư và ý thức cá nhân của con người. - Phát triển mạnh cả văn xuôi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nôm, đặc biệt văn học chữ Nôm đạt tới đỉnh cao. 4. Nửa cuối thế kỉ XIX: - Đất nước rơi vào tay giặc Pháp, xã hội chuyển dần từ phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hoá phương Tây bắt đầu có ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việt Nam. - Văn học yêu nước phát triển phong phú, mang âm hưởng bi tráng. Thơ ca trữ tình - trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc. - Xuất hiện văn học chữ quốc ngữ nhưng chủ đạo vẫn là văn học Hán - Nôm. - Văn học bắt đầu có những đổi mới theo hướng hiện đại hoá. IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG: 1. Chủ nghĩa yêu nước: - Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” nhưng không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc. - Biểu hiện phong phú, giọng điệu đa dạng. 2. Chủ nghĩa nhân đạo: - Vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của tam giáo. - Biểu hiện cũng rất đa dạng, phong phú. * Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo là hai nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại. 3. Cảm hứng thế sự: - Thế sự là cuộc sống con người là việc đời. Cảm hứng thế sự là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời. - Tác phẩm hướng tới hiện thực cuộc sống để ghi lại những điều trông thấy. + Lê Hữu Trác với “Thượng kinh kí sự”. + Phạm Đình Hổ với “Vũ trung tuỳ bút”. + Đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, xã hội thành thị trong thơ Tú Xương. Qua đó tác giả đã bộc lộ yêu, ghét, lên án và cả hoài bão khát vọng của mình. V. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT: 1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm - Tính quy phạm là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu. Đó là quan điểm của văn học. Văn chương coi trọng mục đích giáo huấn: + “Thi dĩ ngôn chí” (Thơ để nói chí). + “Văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo)/ - Ở tư duy nghệ thuật: + Công thức tượng trưng, ước lệ. + Thể loại văn học. + Sử dụng nhiều điển tích điển cố. + Nhiều thi hiệu, văn liệu theo mô típ. - Tuy nhiên ở những tác giả có tài năng một mặt vừa tuân thủ quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trên cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức. Đó là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị - Trang nhã thể hiện ở đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả trang trọng hơn là cái đời thường bình dị. - Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc. - Ở ngôn ngữ nghệ thuật, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên. - Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học ngày càng gắn bó với hiện thực đã đưa văn học từ phong cách trong trọng, tao nhã về gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị. 3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. - Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc: + Ngôn ngữ dùng chữ Hán để sáng tác. + Thể loại: Văn vần (Thể cổ phong và Đường luật). Văn xuôi: chiếu, biểu, hịnh, dụ, cáo, truyện kí truyền kì, tiểu thuyết chương hồi. + Thi liệu: chủ yếu điển cố, điển tích Trung Hoa - Quá trình dân tộc hoá thể hiện: + Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm biểu đạt ra nghĩa Tiếng Việt. + Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật. + Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc (…) Lục bát, song thất lục bát, hát nói, các thể ngâm khúc. Tất cả đều lấy đề tài, thi liệu từ đời sống nhân dân Việt Nam. VI. LUYỆN TẬP: Lập bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại: Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật Sự kiện văn học, tác giả, tác giả 4. Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: 1. Học lại toàn bộ bài khái quát, tìm một số tác phẩm văn học thời trung đại minh họa. 2. Chuẩn bị tiết tự chọn: Ôn tập toàn bộ các tác phẩm văn học trung đại đã học ở lớp dưới. 2. Hướng dẫn bài mới: - Học bài, chuẩn bị bài PCNN sinh hoạt. ----------------***----------------

File đính kèm:

  • doctuan 11.doc
Giáo án liên quan