A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh :
- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Năm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gianlàm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân” .
B. Phương pháp thực hiện :
- GV nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương tích cực giữa GV và HS
C. Phương tiện thực hiện :
- SGK + SGV + Sách tham khảo
- Tranh ảnh minh hoạ về : Chân dung tác giả NKĐ, hình ảnh tươi đẹp của đất nước.
- Thiết kế bài dạy
D. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. KT bài cũ :
3.Giới thiệu bài mới :
Đất nước là một đề tài chẳng bao giờ cũ nhưng cũng không còn mới trong văn học nghệ thuật. Riêng giai đoạn 1945-1975, kho tàng thơ VN đã được tiếp nhận khá nhiều tác phẩm hay : Đất nước –Nguyễn Đình Thi, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng-Chế Lan Viên, Những người đi tới biển-Thanh Thảo Tuy vậy, mỗi nhà thơ lại có một góc nhìn riêng gắn với những quan niệm và những trải nghiệm riêng của mình về đất nước. Với những trải nghiệm riêng của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một cái nhìn mới về đất nước qua đoạn trích “Đất nước”
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5097 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết :28 Đất nước (trích trường ca “mặt đường khát vọng”) Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :28
ĐẤT NƯỚC
( Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” )
------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Khoa Điềm
A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh :
- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Năm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gianlàm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của Nhân Dân” .
B. Phương pháp thực hiện :
- GV nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương tích cực giữa GV và HS
C. Phương tiện thực hiện :
- SGK + SGV + Sách tham khảo
- Tranh ảnh minh hoạ về : Chân dung tác giả NKĐ, hình ảnh tươi đẹp của đất nước.
- Thiết kế bài dạy
D. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. KT bài cũ :
3.Giới thiệu bài mới :
Đất nước là một đề tài chẳng bao giờ cũ nhưng cũng không còn mới trong văn học nghệ thuật. Riêng giai đoạn 1945-1975, kho tàng thơ VN đã được tiếp nhận khá nhiều tác phẩm hay : Đất nước –Nguyễn Đình Thi, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng-Chế Lan Viên, Những người đi tới biển-Thanh Thảo…Tuy vậy, mỗi nhà thơ lại có một góc nhìn riêng gắn với những quan niệm và những trải nghiệm riêng của mình về đất nước. Với những trải nghiệm riêng của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp một cái nhìn mới về đất nước qua đoạn trích “Đất nước”
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung:
-GV yêu cầu HS trình bày ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khoa Điểm
-GV yêu cầu HS tiếp tục dựa vào phần tiểu dẫn để trình bày hiểu biết về đoạn trích “đất nước”
HS dựa vào SGK trình bày
GV thuật lại lời kể của nhà thơ NKD về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để HS hiểu rõ hơn về đoạn trích đồng thời tạo tâm thế tiếp nhận và định hướng tiếp nhận cho HS : “Chương V là một chương lớn . Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoai, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”
I- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
- Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ
-Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận àthể hiện phong cách thơ trữ tình-chính luận,
2. Đoạn trích :
- Vị trí : là phần đầu của chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” – được hoàn thành ở chiến khu Bình Trị Thiên năm 1971 , viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
-GV gọi HS đọc đoạn trích. GV nhận xét và hướng dẫn HS cách đọc : cần đọc bằng giọng tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm
-GV yêu cầu HS chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần và tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả
HS dựa vào phần chuẩn bị bài, chia bố cục đoạn thơ thành 2 phần,
GV giúp HS nắm được trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả : đoạn trích là những suy ngẫm của tác giả về đất nước, tự đặt ra và trả lời những câu hỏi : đất nước có từ bao giờ?, đất nước là gì?, ai đã làm nên đất nước?
-GV đọc lại 10 câu thơ đầu, HS lắng nghe và trả lời câu hỏi : chín câu thơ đầu đã trả lời câu hỏi gì về đất nước?
-Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước qua những hình ảnh nào?Những hình ảnh ấy làm cho em liên tưởng đến những nét văn hóa dân gian nào quen thuộc?
-Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
-Nhận xét về cách sử dụng những chất liệu văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm?
Nhà thơ không chỉ ra một bài nào cụ thể, không trích nguyên văn những câu trọn vẹn mà chỉ dẫn ra, gợi ra một vài hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu, để từ đó mở ra cho người đọc những trường liên tưởng sâu rộng về đời sống dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước
-Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước hiện lên thật đằm thắm, nghĩa tình như thế nào?
-GV gợi mở : theo em, Nguyễn Khoa Điềm đã trả lời cho câu hỏi “đất nước có tự bao giờ như thế nào?Đâu là điểm mới trong cách tìm về cội nguồn đất nước của ông?
-GV trích hai đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi và Chế Lan Viên để HS so sánh nhận ra điểm mới trong cách tiếp cận đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
+Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
àcảm nhận đất nước ở những đường nét hoành tráng của không gian, với giọng điệu ngợi ca đầy tự hào
+Hỡi sông Hồng tiếng hát 4000 năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng
Chưa đâu!Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng
à Cảm nhận về đất nước qua những trang sử hào hùng, giọng điệu hào sảng, hùng tráng
èCả 2 đoạn thơ trên, các tác giả đã tự tạo ra một khoảng cách nhất định để chiêm nghiệm về đất nước, nhìn đất nước ở tầm vóc kì vĩ, lớn lao
GV so sánh với NKD để thấy : NKD cảm nhận đất nước ở tầm gần, quan sát đất nước ở muôn mặt đời thường để phát hiện ra một khuôn mặt mới của đất nước : dung dị, đời thường, thậm chí có phần lam lũ nhưng cũng không kém phần cao cả. Đất nước không ở đâu xa mà là những gì giản dị, thân thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người
-GV dẫn dắt : tiếp tục mạch trữ tình-chính luận, sau khi tìm về cội nguồn đất nước, nhà thơ tiếp tục khám phá đất nước ở những phương diện nào?
Nhà thơ đã khám phá đất nước ở phương diện không gian địa lí và thời gian lịch sử
-Ở chiều rộng không gian, tác giả đã định nghĩa về đất nước như thế nào?
Em có ấn tượng nhất với câu thơ nào trong đoạn thơ trên. Bình câu thơ đó
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm àcâu thơ gợi nhớ bài ca dao Khăn thương nhớ ai với chiếc khăn nhung nhớ của những cô gái muôn thưở
Khăn thương nhớ ai-khăn rơi xuống đất-khăn thương nhớ ai-khăn vắt lên vai…
Đất nước gần gũi quá, thân thương quá, hòa hợp cùng với tình yêu và ở trong tình yêu của em và anh.Khi em nhớ anh thì dường như cả đất nước dường như cũng sống trong nỗi nhớ thầm
-Nhận xét về điểm mới của Nguyễn Khoa Điềm trong cách cảm nhận không gian đất nước
Trong cách nhìn về không gian đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra bên cạnh không gian kì vĩ lớn lao là không gian riêng tư, không gian đời thường rất đỗi bình dị, thân quen.
-GV dẫn dắt : không chỉ nhìn đất nước ở phương diện không gian địa lí, Nguyễn Khoa Điềm còn khám phá đất nước ở thời gian lịch sử
-Nhà thơ đã cảm nhận về đất nước trong thời gian lịch sử như thế nào?
-GV yêu cầu HS nhận xét chung về nét độc đáo trong cách định nghĩa đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
Tác giả đã định nghĩa về đất nước một cách thật độc đáo, dùng kiểu câu định nghĩa, có ý nghĩa giảng giải, giải thích để làm rõ nghĩa đất nước : Đất là…Nước là…
Tác giả đã tách hai thành tố đất và nước ra mà định nghĩa, rồi lại hợp nhất trong một chỉnh thể thống nhất, hài hòa. Cứ thế, tách ra rồi hợp lại, hợp lại rồi tách ra, Đất nước hiện ra vừa cụ thể, riêng tư, , vừa lớn lao, cao cả
Mạch thơ tâm tự, tâm tình đã thâu nạp cả những chi tiết rất đỗi đời thường : “Lạc Long Quân và Âu Cơ-Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…”
-GV yêu cầu HS đánh giá cảm nhận của NKD về đất nước
-GV dẫn dắt : từ những cảm nhận về đất nước, mạch thơ trữ tình-chính luận đã dẫn đến suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước
-Có người cho rằng, những câu thơ trên là những lời giáo huấn của Nguyễn Khoa Điềm đối với chúng ta. Quan điểm của em như thế nào? (đoạn thơ trên có nói những lời to tát, có khoa trương, áp đặt cho người nghe không)
HS thảo luận nhóm, phản bác ý kiến trên
Những câu thơ không phải những lời giáo huấn mà là những lời tâm tình nhắn nhủ đầm ấm,tha thiết, được bật lên từ những cảm xúc mãnh liệt trong trái tim.Trong hoàn cảnh đất nước đang đau thương bởi chiến tranh thì những vần thơ ấy càng có sức lay động sâu xa, khơi dậy trong mỗi người ngọn lửa yêu thương, chiến đấu, hi sinh
Đây là cảm hứng có tính chất thời đại, cảm hứng chung của đề tài đất nước thời kì chống Mĩ
-Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi 20 thì làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20
Thì còn chi Tố quốc?
-Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Nguyễn Khoa Điềm có lần tâm sự : “điều may mắn với tôi là được sống trong những năm tháng hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn”. Phần I của trích đoạn thực sự là một tiếng nói trữ tình sâu lắng bộc lộ những nhận thức mới mẻ về đất nước
- Phần sau của đoạn thơ tập trung làm nổi bật tư tưởng ĐN của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới của tg về địa lí lịch sử và văn hoá của ĐN ntn ?
+ Tg đã cảm nhận đất nước qua những địa danh , thắng cảnh nào ?
+ Những địa danh gắn với cái gì , của ai ?
+ Vì sao khi nói về bốn nghìn năm lịch sử của ĐN tg không điểm tên các triều đại cùng bao nhân vật anh hùng trong sử sách ? Đối tượng mà tg muốn nhắc đến là ai ? Vì sao tg lại nhắc đến họ ? ( Họ là những con người ntn ? )
- Khi nói về truyền thống của nhân dân tg đã chọn những yếu tố văn học dân gian nào để làm sáng tỏ ? Đó là những truyền thống gì ?
- Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tg ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hoá dân gian ở đoạn này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ ?
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc-hiểu cấu trúc
Hai phần
- Phần I : 42 câu đầu : Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
- Phần II: 47 câu cuối : Tư tưởng cốt lõi, cảm nhận về đất nước : Đất nước của Nhân dân .
2. Đọc hiểu chi tiết
2.1 42 câu đầu : Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.
a) Chín câu đầu : Đất nước có từ bao giờ
-Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét văn hóa và văn học dân gian quen thuộc:
+”ngày xửa ngày xưa” : câu mở đầu các truyện cổ dân gian
+miếng trầu : gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích Trầu cau cảm động
+trồng tre đánh giặc : truyền thuyết Thánh gióng đánh giặc ngoại xâm…
+Tóc mẹ thì bới sau đầu : phong tục búi tóc thành cuộn sau gáy của người dân Việt
+gừng cay muối mặn : gợi nhớ thói quen tâm lí tình cảm, gợi nhớ các câu ca dao :tay bưng đĩa muối chén gừng/gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa ba vạn 6 nghìn ngày mới xa
àĐất nước hiện hình từ trong những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa mẹ kể , miếng trầu bà ăn, những dãy tre làng, việc bới tóc của mẹ, tình cảm ân nghĩa thủy chung gừng cay muối mặn, đến cái kèo, cái cột, hạt gạo… à đất nước là những gì bình dị nhất, gần gũi và thân quen nhất trong đời sống hàng ngày của mỗi con người Việt Nam
èCội nguồn đất nước : đất nước có từ thưở xa xưa, bắt đầu cùng với sự ra đời của những nét phong tục rất đẹp : ăn trầu, búi tóc sau đầu…, lớn lên, trưởng thành cùng với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm
àCội nguồn đất nước không phải được nhìn từ sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chói lọi mà được phát hiện từ trong chiều sâu văn hóa và văn học dân gian-điểm mới trong cách tìm về cội nguồn đất nước của NKD
èVới những câu thơ trải dài, trầm lắng, giọng thơ tâm tình, sử dụng rất tài tình và hiệu quả những chất liệu văn hóa văn học dân gian Nguyễn Khoa Điềm làm hiện lên một đất nước trong chiều sâu văn hóa phong tục thật dung dị, gần gũi
b) 28 câu tiếp : đất nước là gì?
*Phương diện không gian địa lí
-Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
àĐất nước là không gian riêng tư gần gũi với mỗi con người, gắn với tình yêu đôi lứa : là con đường đến trường, là bến sông, là nơi hò hẹn, tương tư của đôi lứa yêu nhau…
-Đất là nơi con chim phượng hoàng…
Nước là nơi con cá ngư ông…
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
àĐất nước là không gian mênh mông với rừng vàng biển bạc, là không gian sinh tồn của bao thế hệ người Việt
èĐất nước được cảm nhận ở chiều rộng không gian với sự song hành của không gian riêng tư và không gian gắn với sự sinh tồn của cộng đồng, gợi hình tượng đất nước như là sự thống nhất giữa cái chung với cái riêng, cộng đồng và cá nhân
*Phương diện thời gian lịch sử
-Đất là nơi chim về
Nước là nơi Rồng ở…
àĐất nước trong quá khứ thiêng liêng, hào hùng gắn liền với huyền thoại , truyền thuyết
-Trong anh và em hôm nay đều có một phần đất nước…
àĐất nước trong hiện tại : có ngay trong mỗi con người. Trong vòng tay lớn gắn bó đoàn kết của anh và em, của mọi người, đất nước sẽ trở nên hài hòa, lớn lao
-Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
àhình dung về đất nước trong tương lai sẽ tươi đẹp, trường tồn
àNhà thơ đã nhìn đất nước suốt chiều dài thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai để làm hiện lên một đất nước vừa thiêng liêng, hào hùng, vừa gần gũi; nhà thơ cũng gửi gắm niềm tin vào triển vọng sáng tươi của đất nước
èNhư vậy, đất nước được cảm nhận trên nhiều bình diện : chiều sâu văn hóa phong tục, không gian, thời gian, ở bình diện nào, tác giả cũng khám phá mới mẻ, độc đáo : đất nước được cảm nhận trong sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái hàng ngày bình dị với cái muôn đời vững bền
*4 câu cuối : suy tư về trách nhiệm đối với đất nước
-Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó…san sẻ…hóa thân…
àĐiệp từ “phải biết” nhấn mạnh ý thức của cái tôi đầy trách nhiệm.Những câu thơ dù là hình thức mệnh lệnh nhưng giọng thơ lại chân thành, tha thiết, là sự tự ý thức về trách nhiện của mình với đất nước: phải yêu thương, san sẻ, và khi cần phải biết hi sinh cho đất nước
b) Tư tưởng cốt lõi : cảm nhận về đất nước là đất nước của nhân dân
*Nh©n d©n lµm nªn d¸ng h×nh ®Êt níc :
+ Tình nghĩa thuỷ chung thấm thiết ( núi Vọng Phu ,hòn trống mái )
+ Sức mạnh bất khuất ( Chuyện Thánh Gióng)
+ Cội nguồn thiêng liêng ( hướng về đất Tổ Hùng Vương)
+ Truyền thống hiếu học ( Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng )
+ Hình ảnh đất nước tươi đẹp ( Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)
à nh÷ng c©u th¬ tr¶i réng víi vèn v¨n hãa d©n gian s©u réng vµ nh÷ng ph¸t hiÖn míi mÎ, tinh tÕ : nh÷ng c¶nh quan thiªn nhiªn k× thó ®Òu g¾n víi con ngêi.
§o¹n th¬ b»ng c¸ch quy n¹p hµng lo¹t hiÖn tîng ®· ®a ®Õn 1 kÕt luËn s©u s¾c : ...®Êt níc chÝnh lµ 1 phÇn m¸u thÞt, t©m hån nh©n d©n
*Nh©n d©n lµm nªn lÞch sö : khi nghÜ vÒ 4 ngh×n n¨m lÞch sö, nhµ th¬ nhÊn m¹nh ®Õn v« vµn nh÷ng ngêi v« danh b×nh dÞ
*Nh©n d©n lµm nªn v¨n hãa : nh÷ng con ngêi v« danh b×nh dÞ Êy ®· gi÷ g×n vµ truyÒn l¹i cho c¸c thÕ hÖ sau mäi gi¸ trÞ v¨n hãa, v¨n minh tinh thÇn vµ vËt chÊt cña ®Êt níc.
Nh©n d©n lµ ngêi ®· s¸ng lËp g×n gi÷ c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa vËt chÊt vµ tinh thÇn cña d©n téc hä truyÒn h¹t lóa – truyÒn löa – truyÒn giäng ®iÖu – g¸nh theo tªn x·, tªn lµng. Mét lo¹t c¸c ®éng tõ ®îc xÕp c¹nh nhau lµm næi lªn h×nh tîng k× vÜ cña nh©n d©n, nh÷ng ngêi “ lµm ra ®Êt níc“
*Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là ĐN của nhân dân : Vì ĐN là của nhân dân nên ĐN là của ca dao thần thoại - Đây là một định nghĩa giản dị mà độc đáo.
- Tg chọn 3 dẫn chứng để nói về truyền thống của nhân dân :
+ Say đắm trong tình yêu ( Yêu em từ thuở trong nôi .
+ Biết quý trọng tình nghĩa ( Biết quý công...)
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu ( biết trồng tre ...)
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị .
3. Đọc hiểu ý nghĩa
a)Nội dung :
Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẽ về đất nước : ĐN là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước.
b)Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do phóng túng .
- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận .
4. Củng cố - Dặn dò :
-Học thuộc đoạn trích.
- Làm bài tập ở sách bài tập.
- Soạn bài mới Đất Nước của NĐT
5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- dat nuocNKD.doc