. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Củng cố khắc sâu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt các văn bản tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại) theo nhân vật chính.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng
- HS: Đọc lại một số văn bản tự sự đã học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 37: thực hành tóm tắt văn bản tự tự + kiểm tra 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2012
Tiết 37: THỰC HÀNH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ TỰ + KIỂM TRA 15 PHÚT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Củng cố khắc sâu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt các văn bản tự sự đã học ở lớp 10 (truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại) theo nhân vật chính.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- GV: Đọc SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng…
- HS: Đọc lại một số văn bản tự sự đã học.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, vệ sinh …
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút:
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
HS tự làm, sau đó GV thu vở về chấm.
I. KIỂM TRA 15 PHÚT:
Đề bài:
Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” theo nhân vật Trương Sinh.
Đáp án: Phải tóm tăt đúng theo yêu cầu, đầy đủ nội dung, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, có thể như sau:
Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau đó, vào một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra vợ mình bị oan. Phan Lang là bạn cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh.
Trương Sinh nghe Phan Lang kể thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện rồi khuất dần.
II. THỰC HÀNH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ:
Bài tập 2: Tóm tắt văn bản “Tấm Cám”theo nhân vật Tấm và Cám.
4. Hướng dẫn tự học:
Bài cũ:
- Tiếp tục thực hành tóm tắt một số văn bản tự sự đã học.
Bài mới:
- Chuẩn bị bài mới, bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
+ Đọc và soạn các câu hỏi SGK
+ Tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi.
----------------***---------------
Ngày soạn: 26/10/2012
Tiết 38: CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới - bài 43, Nguyễn Trãi
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh cảnh ngày hèđược gợi ra một cách sinh động.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “dân giàu đủ khắp đòi phương”
- Thấy được nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.
2.Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ Nôm đường luật theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ: Bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống, với nhân dân.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
- GV: SGK, tài liệu tham khảo, Thiết kế bài học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng.
- HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài đầy đủ.
C. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp của người tráng sĩ trong bài thơ “Tỏ lòng” và hào khí Đông A?
3. Giới thiệu bài mới.
Trên báo văn nghệ tháng 8 năm 1957, nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận viết: “Cảnh vật của Nguyễn Trãi là cảnh vật đầy tư tưởNg, cảnh vật có tư tưởng, cảnh vật từ tư tưởng mà ra. Nguyễn Trãi thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh, không bắt nó thành non bộ của mình. Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hoà nguyện với nhau như bầu bạn, như anh em, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Cảnh ngày hè là bài thơ như thế.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
(GV cho HS đọc phần tiểu dẫn)
GV: Phần tác giả Nguyễn Trãi, các e sẽ có một tiết học riêng ở phần học kì II. Ở bài này chúng ta dành thời gian cho việc tìm hiểu về tác phẩm.
- Hỏi: Nêu xuất xứ của bài thơ?
GV cho HS nắm thêm về tập thơ “Quốc ân thi tập”
“Quốc âm thi tập” : là tập thơ chữ Nôm gồm 254 bài. (hoàn thiện một bước về thơ quốc âm, đặt nền móng cho thơ Tiếng Việt)
- Nội dung: “Quốc âm thi tập” phản ánh tư tưởng, tình cảm, vẻ đẹp toàn diện của Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hoà cảm với thiên nhiên.
- Nghệ thuật: Sáng tạo trong thể thơ Nôm, Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
+ Bố cục của tập thơ: chia làm 4 phần.
Hỏi: Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè được thể hiện ở những phương diện nào?
HS phát hiện trả lời, GV có thể gợi ý.
Hỏi: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được thể hiện ở những hình ảnh, từ ngữ nào?
GV liên hệ:
Nguyễn Du từng viết: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
Trong “Bảo kính cảnh giới”, số 197: “Hòe hoa chen bóng lục”; và số 244:
“ Mộng lành nẩy nẩy bởi hòe trồng
Một phát xuân qua một phát trông
Có thuở ngày hè trương tán lục
Đùn đùn bóng rợp cử tam công”
- Hỏi: Tìm những động từ trong câu thơ thứ 2, thứ 3? Nhận xét về những động từ đó?
- Hỏi: Em có nhậ xét gì về những từ ngữ chỉ màu sắc của thiên nhiên?
- Hỏi: Qua những từ ngữ, hình ảnh đã phân tích như trên, em có cảm nhận gì về bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè?
- Bức tranh về đời sống con người được thể hiện như thế nào? Nhận xét?
- Hỏi: Nhà thơ đã cảm nhận vẻ đẹp của cảnh ngày hè bằng những giác quan nào? Trình tự của sự cảm nhận ấy là gì? Qua sự cảm nhận ấy em thấy đó là bức tranh như thế nào?
GV bình: Với quan điểm thẩm mỹ cái thực bản thân nó đã là đẹp, cái đẹp trong văn chương không nên cứ buộc mình vào khuôn mẫu hay minh họa cho một tư tưởng ngoài văn chương, Nguyễn Trãi đã tạo nên một bức tranh cảnh ngày hè mà ở đó cảnh vật, cuộc sống đang tự thân nó vận động, tự nó làm nền để tôn vinh sự sống động của chính nó. Nó gắn bó với con người không xa lạ. Nó cũng như quả núc nác, luống mùng tơi, bè rau muống, cây chuối, cây mía. Tất cả đã đi vào thơ Nguyễn Trãi. Thi liệu ấy đủ diễn tả tâm hồn bình dị sang trọng, đẹp như thiên nhiên, nặng tình với đất nước
- Em có nhận xét gì về từ “rồi” đầu câu thơ?
Người ta thường nói, sức nặng của một bài thơ Đường thường dồn về câu cuối, hoặc hai câu cuối. Điểm phát sáng của bài thơ nay cũng vậy, hai câu cuối đã tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Vậy, theo em đó là vẻ đẹp gì? Nó được thể hiện như thế nào?
GV bình: Thì ra, đến đây ta mới hiểu thế nào là thân nhàn mà tâm không nhàn. Nguyễn Trãi từ lúc làm quan hay khi khi không làm quan nũa, tâm hồn ông luôn có những khoảng lặng, con người quân tử đổi chỗ cho con người thi sĩ. Nhà thơ tìm đến với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường và bắt gặp niềm vui của mình nơi đó. Nhưng dù vui với cảnh, với người đến mấy, ông cung không quên trách nhiệm của kẻ “chăn dân”. Tinh thần “lo trước vui sau” trong thơ Ức Trai như một mạch ngầm không bao giờ với cạn.
- Qua bài thơ ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi như thế nào?
- Bài thơ có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
2.Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là bài số 43 thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” trong “Quốc âm thi tập”.
- Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè:
a. Bức tranh thiên nhiên:
- Hình ảnh: “hòe lục đùn đùn”, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương -> những hình ảnh mang đặc trưng của mùa hè gần gũi, đời thường sống động, tràn trề sức sống.
- Động từ diễn đạt mạnh: “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn” -> diễn tả thiên nhiên đang ở độ căng tràn nhựa sống.
- Từ ngữ chỉ màu sắc: “hòe lục”, lựu đỏ, sen hồng -> màu sắc đậm đà.
-> Bức tranh thiên nhiên “cảnh ngày hè mang một vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy nhựa sống với đủ sắc màu và hương vị.
b. Bức tranh đời sống con người:
- “Lao xao chợ cá”: tiềng chợ cá làng chài xô bồ vọng lại nhưng ríu rít niềm vui, gợi sự tấp nập.
- “dắng dỏi cầm ve”: chốn lầu gác vang lên tiếng ve lảnh lót như một bản đàn.
-> Đó là vẻ đẹp thanh bình, sống động của cuộc sống đời thường, dân giã.
=> Bằng cả thị giác và thính giác, cả cận cảnh và viễn cảnh, bắng bút pháp tả thực, nhà thơ đã cho ta thấy được bức tranh cảnh ngày hè là bức tranh mang vẻ đẹp dân giã, bình dị và tràn đầy sức sống.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
a. Qua bức tranh cảnh ngày hè:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
-> Phút rảnh rỗi hiếm hoi, hòa mình say sưa vớii thiên nhiên.
- Thiên nhiên sinh động, đáng yêu, đầy sức sống:cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả.
- Tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng khi hướng về thiên nhiên, cuộc sống, trân trọng nâng niu những biểu hiện dù nhỏ nhặt nhất.
b. Hai câu kết:Niềm khao khát cao đẹp:
- Nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn gảy khúc Nam Phong cầu cho mưa thuận, gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
- Lấy vua Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyến Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: Luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
3. Ý nghĩa:
Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và luôn luôn vươn tới khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng, nhân cách của Nguyễn Trãi.Đó cũng là tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân xuyên suốt trong sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi.
4. Nghệ thuật:
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo: ….
- Có sự phá cách vể thể loại: thất ngôn xen lục ngôn, không theo quy định của thơ Đường.
4. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Bài thơ giúp anh, chị hiểu gì Nguyễn Trãi?
- Anh chị có nhận xét gí về Tiếng Việt Trong bài thơ.
* Bài cũ:
- Chuẩn bị tiết tự chọn cho đề bài: “Vẻ đẹp độc độc đáo của bức tranh cảnh ngày hè và tâm hồn Nguyễn Trãi”
----------------***---------------
Ngày soạn: 01/11/2012
Tiết: 39 NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngời vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Thấy được ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng khâm phục nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ý thức sống cuộc sống không bon chen danh lợi, gần gũi với thiên nhiên.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
GV: Sách giáo khoa, tài liệu chuẩn KT - KN, tài liệu tham khảo và giáo án.
HS: Chuẩn bị bài và học bài cũ đầy đủ, chuẩn bị tâm thế tốt để học bài…
C. HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi? Vẻ đẹp con người Ức trai qua bài thơ?
3. Giới thiệu bài mới.
Sống gần trọn thế kỉ XVI (1491 - 1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại phong kiến Việt Nam Lê, Mạc, Trịnh. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại của đạo đức con người:
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rượu hết ông tôi
- Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Gang không mật mở kiến bò chi
- Đời nay những trọng người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì
Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dâng sớ xin vua chém mười tám kẻ lộng thần. Vua không nghe, ông cáo quan về sống tại quê nhà với triết lí:
“Nhàn một ngày là tiên một ngày”(nhất nhật thanh nhàn nhất nhật tiên)
Để hiểu quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ Nhàn của ông.
Hoạt đông của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
HS đọc Tiểu dẫn SGK
- Trình bày vài nét về tác giả?
- Nhan đề bài thơ do ai đặt? Có ý nghĩa gì?
HS đọc bài thơ .
- Câu hỏi 1 SGK.
- Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”?
- Thủ pháp nghệ thuật ở hai câu thơ này là gì? Tác dụng?
- Tác giả quan niệm thế nào là “dại”, thế nào là “khôn”?
- Các sản vật trong hai câu thơ có gì đáng chú ý?
- Hai câu thơ cho thấy gì về quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Hai câu cuối cho biết lối sống nhàn được xuất phát từ quan niệm nào của nhà Nho?
Câu hỏi thảo luận :Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? Em có nhận xét gì về vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của ông?
(Hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét chéo, gv chốt ý đúng)
Quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: không phải là sự trốn tránh vất vả cực nhọc về thể chất, cũng không phải là quay lưng với xã hội chỉ lo cuộc sống nhàn tản của bản thân. Nhàn là xa lánh chốn quan trường, quyền quý sống hoà hợp với tự nhiên để di dưỡng tinh thần, giữ cốt cách thanh cao. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến có những biểu hiện suy vi về đạo đức thì quan niệm này của tác giả mang những yếu tố tích cực.
- Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê Hải Phòng, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử, được phong tước Trình tuyền hầu, Trình quốc công.
- Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.
2. Tác phẩm:
- Nhàn là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi” Tên bài thơ do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri ân với tác giả.
- “Nhàn” nhằm chỉ một quan niệm sống, một cách xử thế.
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Quan niệm về lối sống nhàn:
* Hai câu đề:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
- Số từ “một” và thủ pháp liệt kê: sự chuẩn bị vừa đủ nhưng chu đáo, sẵn sàng cho cuộc sống lao động ở vườn quê. Nhịp thơ 2/ 2/ 3 chậm rãi.
- “Thơ thẩn”: phong thái thảnh thơi, nhẹ nhàng.
- “dầu ai”: không bận tâm đến lối sống của người khác.
à Phong thái ung dung, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
* Hai câu thực:.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người tìm chốn lao xao
- “Nơi vắng vẻ”: yên tĩnh, thảnh thơi, gần gũi với thiên nhiên.
- “Chốn lao xao”: chốn bon chen danh lợi, của quyền dành dật. -> Thủ pháp đối lập nhấn mạnh sự khác biệt. Cách nói ngược hàm ẩn một nụ cười thâm trầm.
à Tự nhận dại về mình, nhường khôn cho người; là tìm đến thiên nhiên thanh tĩnh, đến sự thanh thản của tâm hồn, tránh xa danh lợi chốn quan trường bon chen, luồn cúi, sát phạt. Đó là cách di dưỡng tinh thần.
* Hai câu luận:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Lối sống mùa nào thức ấy, toàn là thứ có sắn, nơi thôn dã, nhưng cũng rất thanh cao theo kiểu nhà Nho.
à Nhàn là sống thuận lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã, mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
* Hai câu kết:
Rượu , đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Hiểu được sự phù du của công danh, của cải, phú quý
- Biết sống thuận hoà theo tự nhiên.
-> Nhàn xuất phát từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.
=> Đó là lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã. Từ đó ta nhận thấy vẻ đẹp trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
3. Ý nghĩa:
Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ của đời sống.
4. Hướng dẫn tự học:
1) Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Anh, chị đánh giá như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
--------------------***--------------------
File đính kèm:
- tuan 13.doc