Giáo án Tiết 5 Bài: THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Trần Tế Xương.

- Trình bày được những nét cơ bản trong sáng tác của nhà thơ, học thuộc bài thơ và phân chia bố cục hợp lý.

- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú – tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với những gian lao, vất vả nhưng luôn nhân hậu, đảm đang và lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con.

- Thấy được tình yêu thương quý trọng của TTX dành cho người vợ. Qua những câu thơ tự trào thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.

- Nắm được những thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian kết hợp với giọng điệu trữ tình và tự trào.

2. Về kỹ năng:

- Kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình

- Kỹ năng làm việc cá nhân, sáng tạo.

3. Về thái độ:

- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang, nhân hậu, giàu đức hi sinh.

- Đồng cảm, trân trọng tài năng của nhà thơ TTX.

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 5 Bài: THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2010 Ngày dạy: 10/09/2010 Lớp dạy: 11A5 Tiết: 5 Bài: THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: 1. Về kiến thức: - Trình bày được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Trần Tế Xương. - Trình bày được những nét cơ bản trong sáng tác của nhà thơ, học thuộc bài thơ và phân chia bố cục hợp lý. - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú – tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với những gian lao, vất vả nhưng luôn nhân hậu, đảm đang và lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con. - Thấy được tình yêu thương quý trọng của TTX dành cho người vợ. Qua những câu thơ tự trào thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. - Nắm được những thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian kết hợp với giọng điệu trữ tình và tự trào. 2. Về kỹ năng: - Kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình - Kỹ năng làm việc cá nhân, sáng tạo. 3. Về thái độ: - Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đảm đang, nhân hậu, giàu đức hi sinh. - Đồng cảm, trân trọng tài năng của nhà thơ TTX. B. THIẾT KẾ BÀI HỌC. I. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh. 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu tham khảo, 2. Học sinh: - Soạn bài theo định hướng sách giáo khoa. II. Tổ chức dạy học: Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Thời gian: 5 phút Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới: hình thức thuyết trình. Tú Xương “một nhà thơ lớn của dân tộc” (Nguyễn Văn Huyền). Ông sinh vào buổi giao thời, sống trọn cuộc đời trong lòng đô thị đất Thành Nam, tận mắt chứng kiến những lố lăng kệch cỡm của lớp người thực dân tư sản. Vốn là người có cá tính sắc sảo, thông minh, lại được học hành từ nhỏ nên ông sớm bước vào con đường khoa cử. Nhưng lận đận chốn quan trường nhiều lần nhưng chỉ một lần đậu tú tài, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là “bởi ông ngông quá ông không đỗ” và cũng không đủ sức cầm giáo chống giặc như các bậc chí sĩ khác, Tú Xương đành ngậm ngùi vung ngọn bút để chống lại những xấu xa bỉ ổi trong xã hội và những kẻ nấp dưới bóng giặc bằng những tiếng cười dài, những nỗi tủi hờn, uất hận khi ý thức được sự bất lực của bản thân. Sự nghiệp văn học của Tú Xương được Nguyễn Khuyến khẳng định: Kìa ai chín suối xương không nát Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn Với khoảng hơn 100 bài với nhiều thể loại, bên cạnh giọng thơ trào phúng mà ông được mệnh danh là bậc thầy, là “đỉnh cao của văn học trào phúng VN” thì TX còn tiêu biểu với giọng thơ trữ tình sâu sắc. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu nhất cho giọng thơ trữ tình TX, cũng là bài thơ hay và cảm động nhất mà TX viết về bà Tú. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn học của tác giả, một số nét về tác phẩm. Hình thức tổ chức: vấn đáp, thuyết trình. Thời gian dự kiến: 10 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV: gọi 1 HS đọc phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Tú Xương”. - HS: trả lời + Tên, tuổi… + Quê quán + Con người… - GV: Nhấn mạnh ý cần trả lời và mở rộng thêm. - GV: em hãy cho biết vài nét về tác phẩm? - HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi. - GV mở rộng: trong xã hội phong kiến, người phụ nữ vốn không được coi trọng, “tam tòng”, phải thờ chồng nuôi con. Người phụ nữ trong cái nhìn của TX đã khác, ông trân trọng và thấu hiểu những hi sinh cao cả của người phụ nữ “Con gái nhà dòng/ Lấy chồng kẻ chợ/ Tiếng có miếng không/ gặp chăng hay chớ” (Văn tế sống vợ). “Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ/ Đem chuyện trăm năm giở lại bàn”. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Trần Tế Xương tên thưở nhỏ là Trần Duy Uyên, thường gọi là Tú Xương. Sinh 1870 – 1907, tại làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định - TTX là một người tài năng và tâm huyết nhưng lận đận quan trường (15 tuổi đi thi, thi 8 lần nhưng chỉ đậu tú tài có một lần). - Sáng tác: còn trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm với nhiều thể loại như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát, phú, đối. nội dung chủ yếu là chế giễu, mỉa mai xã hội thực dân phong kiến với những lố lăng, kệch cỡm, chế độ thi cử và các quan hệ trong xã hội. 2. Bài thơ: - Đề tài: Bà Tú là người phụ nữ chịu nhiều gian chuân vất vả trong cuộc đời, đảm đang tần tảo nuôi chồng con và gia đình. Hiểu và cảm thông với những vất vả, hi sinh, bà Tú đã trở thành 1 đề tài quen thuộc trong thơ ông. - Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất về bà Tú. - Nội dung: + Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú. + Hình ảnh ông Tú – tấm lòng và tâm sự. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS đọc – hiểu chi tiết bài thơ. Mục tiêu cần đạt: HS nắm được cách đọc bài thơ, phân chia bố cục hợp lý, trọng tâm là hiểu được hình ảnh bà Tú với những gian nan, vất vả, nỗi lòng yêu chồng thương con và tâm sự của nhà thơ – ông Tú, luôn trân trọng, yêu thương người vợ của mình. Hình thức: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm. Thời gian dự kiến: 25 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV hướng dẫn HS đọc với giọng vừa hóm hỉnh vừa xót thương, giọng tự trào, bực bội và ca ngợi, trân trọng. - HS đọc bài 3,4 lần và cho ý kiến về bố cục. - GV: gọi HS đọc 2 câu thơ đầu và hỏi: Thời gian làm việc của bà Tú có gì đặc biệt? Em hiểu thế nào là mom sông? Qua đó địa điểm làm việc và công việc của bà có gì đáng chú ý? - HS: giải thích thời gian làm việc: quanh năm, mom sông – nơi cheo leo, chênh vênh, công việc – buôn bán vất vả… - GV: Câu thơ thứ hai có gì đặc sắc? cách đếm con và đếm chồng có ý nghĩa gì? - HS: suy nghĩ trả lời: + Độc đáo trong việc đặt “năm con” cạnh “một chồng”, người chồng cũng phải nuôi như những đứa con. - GV: nhấn mạnh: Việc dùng từ chỉ số lượng, số đếm và cách so sánh 5 con với 1 chồng tạo nên giọng điệu hài hước, dí dỏm và tự trào, không chỉ là sự đảm đang, chu đáo tháo vát của bà Tú mà còn tạo ra tiếng cười đồng cảm của nhà thơ. - GV: nêu vấn đề: Đọc những câu ca dao nói về con cò, con đò. Tú Xương đã sáng tạo như thế nào khi vận dụng ca dao như thế nào và để khắc họa điều gì ở người vợ của mình? - HS: nhớ, đọc lại những câu ca dao, phân tích ý nghĩa sáng tạo của câu thơ. - GV: định hướng: những câu ca dao nói về con cò: Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Cái cò mà đi ăn đêm – Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Con ơi nhớ lấy câu này – Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua… - GV: nhấn mạnh hình ảnh bến đò trong ca dao. - GV chốt ý: Bốn câu thơ khắc họa đầy đủ hình ảnh người phụ nữ VN – vợ nhà thơ TX – đảm đang, tháo vát, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn nuôi con, nuôi chồng bằng trách nhiệm, tình thương và đức hi sinh cao đẹp. Tuy không có một từ nào trực tiếp biểu hiện lòng mình nhưng từng câu thơ đã toát ra tình thương, sự biết ơn, lòng mến trọng của nhà thơ với người vợ của mình. - GV: em hãy giải thích nghĩa của các từ: duyên, phận, nợ, âu… Câu thơ làm sáng lên phẩm chất nào của bà Tú? - GV dẫn dắt: Đang theo mạch trữ tình, hai câu kết xuất hiện khá đột ngột, gây cảm giác mạnh nơi người đọc, gây không ít khó khăn ngỡ ngàng. - GV gọi HS đọc hai câu thơ kết. - GV hỏi: Nỗi lòng thương vợ của TX được thể hiện như thế nào trong câu thơ đầu? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV: lời chửi trong hai câu cuối là lời của ai? Vì sao lại chửi và có ý nghĩa gì? - GV dẫn: Thơ của nhà nho thường thanh cao. Nhưng trong câu thwo này lại xuất hiện tiếng chửi? phải bức xúc lắm thì người ta mới chửi, chửi rủa người đã là bức xúc, tự chửi rủa mình lại càng bức xúc hơn. Đó là tâm trạng của TX khi ông nhận ra sâu sắc cái “vô tích sự” của mình. Cái gánh nặng của một người chồng ăn bám vợ. nhận ra để mà ăn năn, hối lỗi và chỉ có chửi rủa mình mới giải tỏa được. II. Đọc – hiểu chi tiết văn bản 1. Đọc. - Thể loại: thể thất ngôn bát cú Đường luật. - bố cục: + Hình ảnh bà Tú + Hình ảnh ông Tú. 2. Phân tích. 2.1. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú. * Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. - Câu thơ đầu giới thiệu về hoàn cảnh, công việc làm ăn của bà Tú, đồng thời thể hiện sự thấu hiểu của nhà thơ về nỗi vất vả của người vơ: Quanh năm buôn bán ở mom sông + Thời gian: quanh năm: là một vòng thời gian tuần hoàn khép kín, hết ngày này sang tháng khác, năm này qua năm khác không kể mưa hay nắng. + Địa điểm: mom sông: gợi sự chênh vênh, cheo leo và nguy hiểm. + Công việc: buôn bán: là công việc sinh nhai của bà, nghề buôn thúng bán mẹt cho thấy sự vất vả của bà. -> Câu thơ nêu lên hoàn cảnh vất vả, lam lũ, cả không gian và thời gian như làm nặng thêm lên những khó khăn, gian khổ trong công việc của bà. - Câu thơ thứ hai là mục đích công việc của bà: Nuôi đủ năm con với một chồng. + Khẳng định và ca ngợi vai trò trụ cột của bà Tú trong việc đảm bào cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho cả gia đình. + Cái độc đáo ở đây là hai từ chỉ số đếm năm và một đặt song song nhau như có ý đặt ngang hàng đàn con đông đúc, chưa đỡ đần được gì cho mẹ và ông chồng vô tích sự chẳng giúp gì được cho vợ. cấu trúc “năm con” đặt cạnh “một chồng” gợi hình ảnh chiếc đòn gánh mà hai đầu đều trĩu nặng, ở giữa là đôi vai gầy và tấm lòng lo toan và tình thương của bà Tú. - Hai câu thực: Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông + Con cò trong thơ TX không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian như trong ca dao mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Với ba từ “khi quãng vắng” cả thời gian và không gian trở nên heo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. + Dùng cụm từ thân cò thay cho con cò nghĩa là tác giả đã đồng nhất thân phận bà Tú với thân phận con cò, gợi lên sự côi cút, tội nghiệp, thương cảm và thấm thía hơn. + Nghệ thuật đảo ngữ lặn lội thân cò cũng góp phần diễn tả một cách ấn tượng, thấm thía, ngậm ngùi về thân phận vất vả của người vợ lo toan kiếm sống nuôi chồng, nuôi con. - Ở câu thứ tư, TX làm rõ hơn sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú. Câu thơ diễn tả lại cảnh chen chúc, tranh giành trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. - Buổi đò đông có hai cách hiểu: nhiều người trên 1 chuyến đò/ nhiều đò trên một bến sông nước. Trong ca dao, người mẹ đã từng dặn con: con ơi…. Buổi đò đông không chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt, chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy những nguy hiểm bất trắc. - Hai câu thực đối nhau về từ ngữ: vắng – đông, nhưng lại tiếp nhau về ý làm nổi bật sự gian truân của bà Tú, đó cũng là tấm lòng xót thương da diết của ông Tú. * Đức tính cao đẹp của bà Tú: + Bà không chỉ là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con: nuôi đủ năm con với một chồng mà bà còn là người giàu đức hi sinh. Trong hai câu luận, một lần nữa Tú Xương lại cảm phục sự quên mình của vợ: Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công. - Duyên chỉ có một mà nợ thì hai, nhưng bà Tú vẫn không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con. - Bà lấy ông, có con với ông, nuôi ông và nuôi con, đó là duyên. Có duyên thì mới lấy nhau do trời sắp đặt nhưng đó cũng là nợ. và dù là duyên hay nợ thì bà cũng không kêu ca, vẫn cam chịu “âu đành phận”, “dám quản công” dẫu “năm nắng mười mưa” bà vẫn chấp nhận nỗi cơ cực, nhọc nhằn của đời mình như một sự tất yếu. Bà không hề than thân, trách phận hay oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng con. -> Đây là một phẩm chất rất đáng trân trọng của bà Tú nói riêng và là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN nói chung. 2. Hình ảnh ông Tú: * Lòng yêu thương, quý trọng người vợ của ông Tú thể hiện ở: - Hai câu thơ đầu: + Lựa chọn chi tiết nói về không gian và thời gian buôn bán của Bà Tú khẳng định nhà thơ nhận ra sự đảm đang, tháo vát của người vợ. + Cách nói năm con/với/một chồng. Đặt mình ngang hàng với năm đứa con như Xuân Diệu viết: “…thì ra chồng cũng là một thứ con còn dại. Đếm con, năm con, chứ ai lại đếm chồng, một chồng – tại vì phải nuôi như nuôi con cho nên mới phải liệt ngang hàng mà đếm để nuôi đủ, càng đọc câu thơ càng nhiều ý vị”. Điều đó càng cho thấy lòng biết ơn vợ của TX. * TX là con người có nhân cách. - câu thơ “một duyên hai nợ âu đành phận”, TX coi mình là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu, ông không dựa vào quan niệm duyên số để trút bỏ trách nhiệm. - Lời tự chửi mình: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không. - Trước hết đây là tiếng chửi đời. Vì thói đời bạc bẽo, lễ giáo phong kiến cứ bắt người chồng phải đi thi làm quan. Bắt người vợ phải ở nhà cham lo mọi việc. - Sau đó còn là lời tự chửi bản thân mình. Tự coi mình là loại vô tích sự, là loại con bu nó, ăn lương vợ, tự mắng mình là gánh nặng của vợ. - Sự hờ hững của ông đối với vợ cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo. - Câu thơ cuối là nhà thơ tự chửi mát mình, nó cao hơn, đay nghiến và sâu sắc hơn tiếng chửi. Nhà thơ nhận lỗi về mình tự chửi rủa sỉ vả mình tức là tự phán xét bản thân và chuộc lỗi. - Viết ra câu thơ “có chồng hờ hững cũng như không” thì chắc chắn đó không phải là người chồng hờ hững, mà trái lại luôn mang ơn và biết đến người vợ của mình. Đằng sau tiếng chửi là cả một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tổng kết bài học. Mục tiêu: Chốt lại cho HS những kiến thức cơ bản đã phân tích trong bài về nội dung và nghệ thuật. Hình thức: vấn đáp, thuyết trình. Thời gian dự kiến 5 phút. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV hỏi: Nội dung bài thơ thể hiện điều gì? - GV hỏi: Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật? 1. Nội dung: - Tình yêu thương, quý trọng vợ của TX thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính hi sinh cao đẹp của bà Tú. Qua đó người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của TX. 2. Nghệ thuật. - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói nhiều khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi). Hoạt động 6: Hướng dẫn HS Luyện tập. - Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG trong bài thơ trên: - HS: + Vận dụng hình ảnh: Hình ảnh trong con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó “con cò lặn lội bờ sông” thân phận người lao động nhiều bất trắc, thua thiệt. Hình ảnh con cò trong Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. + Vận dụng từ ngữ: - Thành ngữ “năm nắng mười mưa” - Thành ngữ” một duyên hai nợ” IV. Tài liệu tham khảo. - Chương trình giáo dục phổ thông. - Sách giáo khoa – NXB Giáo dục, 2007 - Sách giáo viên – Phan Trọng Luận (chủ biên), NXB Giáo dục, 2007 - Phân phối chương trình - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn văn. V. Rút kinh nghiệm giờ dạy. ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Kí duyệt

File đính kèm:

  • docThuong vo.doc