Giáo án Tiết 91 tiếng viêt: văn bản văn học

A. MỤC TIÊU: Giúp h/s

- Nhận biết được các tiêu chí của văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Biết rõ các tầng cấu trúc của văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó.

- Hiểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩa của nó.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Sử dụng phương pháp trao đổi thảo luận và thực hành.

C. CHUẨN BỊ: Thầy: soạn bài + tìm tài liệu tham khảo

 Trò: Đọc trước bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

II. Bài cũ: ? Nêu sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kì ?

III. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 91 tiếng viêt: văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/4/07 Ngày giảng: Tiết: 91 Tiếng viêt: Văn bản văn học A. mục tiêu: Giúp h/s Nhận biết được các tiêu chí của văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. Biết rõ các tầng cấu trúc của văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó. Hiểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩa của nó.. b. Phương pháp: Sử dụng phương pháp trao đổi thảo luận và thực hành. c. chuẩn bị: Thầy: soạn bài + tìm tài liệu tham khảo Trò: Đọc trước bài d. Tiến trình lên lớp I. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số II. Bài cũ: ? Nêu sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kì ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: - GV giới thuyết về văn bản văn học. ? Ngày nay, nhận diện một văn bản văn học, căn cứ theo những tiêu chí nào ? - GV lấy ví dụ Hoạt động 2: GV: cấu trúc VBVH gồm có 3 tầng, ta sẽ đi vào tìm hiểu: - HS thảo luận theo 4 nhóm với 3 nội dung trên. GV phân tích ví dụ ở sgk. ? Tầng hình tượng trong VBVH thể hiện như thế nào ? GV phân tích ví dụ - HS sẽ lấy thêm ví dụ Hoạt động 3: ? Quá trình chuyển đổi từ VBVH đến TPVH như thế nào ? Hoạt động 4: - HS đọc ghi nhớ ở sgk Hoạt động 5: HS làm bài tập 1 và 2. I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: 1. VBVH ( truyện cổ tích, bàI thơ, cuốn tiểu thuyết, thiên bút kí… )là những văn bản đI sâu phản ánh hiện thực khánh quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. 2.VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao. 3. VBVH được xây dựng theo một phương thức riêng ( mỗi VBVH đều thuộc về một thể loại nhất định… ) II. Cấu trúc của VBVH: 1. Tầng ngôn từ – ngữ âm đến ngữ nghĩa: - Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản. + phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ: nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn; nghĩa đen đến nghĩa bóng. + Phải chú ý đến ngữ âm. 2. Tầng hình tượng: - Hình tượng: chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng… 3.Tầng hàm nghĩa: - để đi sâu vào hàm nghĩa ta cần phải đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo. . . . Tìm ra hàm nghĩa mới hiểu được những điều mà nhà văn muốn tâm sự. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học: + VBVH: đó là hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan. Khi nằm im trên giá sách, chưa thể nói đến tác động của nó đối với xã hội. + TPVH: từ VBVH thông qua việc đoc hệ thống kí hiệu ấy mới hiện lên trong tâm trí người đọc những sự việc, những hình tượng nhân vật, những suy nghĩ vui buồn của cuộc đời… IV. Ghi nhớ: V. Luyện tập: IV. Củng cố- dặn dò: Nắm nội dung bài học BTVN: số 3 Chuẩn bị bài: thực hành các phép tu từ Ngày soạn: 21/4/07 Ngày giảng: Tiết: 92 Tiếng viêt: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối A. mục tiêu: Giúp h/s Củng ccó và nâng cao kiến thức về phép điệp và phếp đối trong việc sử dụng tiếng việt. Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. b. Phương pháp: Sử dụng phương pháp trao đổi thảo luận và thực hành. c. chuẩn bị: Thầy: soạn bài + tìm tài liệu tham khảo Trò: Đọc trước bài tập d. Tiến trình lên lớp I. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số II. Bài cũ: ? Nêu sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kì ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động1: - Gọi HS đọc các bàI tập ở sgk. - HS thảo luận nhóm: 4 nhóm ( 2 bài tập ) Hoạt động 2: Hoạt động 3: - HS tìm các ví dụ về phép điệp và phép đối. I. Luyện tập về phép điệp: Bài tập 1: + Phân tích: a.- Nụ tầm xuân: sử dụng phép điệp ( lặp) vòng. à Nếu thay bằng 1 cụm từ khác thì ý câu ca dao sẽ khác; nhạc điêu cũng thay đổi. - Chim vào lồng: lặp cách quãng. - Cá mắc câu: Lặp vòng. à Lặp để làm rõ ý so sánh ở bàI ca dao để làm rõ thân phận em hiện tại. b. Lặp ở các ngữ liệu 2 là phép điệp tu từ có tác dụng nhấn mạnh ý muốn nói + Mô hình hóa: - Nếu gọi a là nhân tố của một phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có thể ghi nhận: a+a++c+d… VD: Một buổi chiều, một buổi chiều êm như một giấc mơ. Hay: a+b+c+a+d+e. . . VD: Gió đánh cành tre, gió đập cành tre Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng II. Luyện tập về phép đối: + Phân tích các ví dụ ở sgk: VD a và b: + Mô hình hóa: Đối trong một câu: A+B+C/ A’+B’+C’ Đối giữa 2 câu: A+B+C… A’+B’+C… III. Luyện tập ghi nhớ, sáng tạo: IV. Củng cố – dặn dò: Tiếp tục tìm các ví dụ về 2 phép tu từ này. =================================================== Ngày soạn: 23/4/07 Ngày giảng: Tiết: 93 Tiếng viêt: Nội dung và hình thức Của Văn bản văn học A. mục tiêu: Giúp h/s Hiểu và vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học. Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học. b. Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích trao đổi thảo luận và thực hành. c. chuẩn bị: Thầy: soạn bài + tìm tài liệu tham khảo Trò: Đọc trước bài d. Tiến trình lên lớp I. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số II. Bài cũ: ? Nêu cấu trúc của một VBVH ? Lấy 1 ví dụ và phân tích. III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: ? Trong VBVH, nội dung và hình thức có thể tách rời được không ? - Không thể tách rời. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức và hình thức phải là hình thức của một nội dung nào đó. GV: Tuy nhiên trong nghiên cứu khoa học người ta cần phân chia nội dung và hình thức của VBVH để có thể đi sâu tuần tự vào các lớp của văn bản…. ? Những khái niệm thường được coi là thuộc về nội dung văn bản bao gồm những vấn đề nào ? - GV cho HS thảo luận những vấn đề trên. - GV : Việc lựa chọn đề tài bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả. - phân tích bằng ví dụ - GV: Có những VB khuôn khổ nhỏ nhưng mang chủ đề lớn. Bài thơ thần: Là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của một quốc gia độc lập. ? Những khái niệm thường được coi là thuộc về hình thức văn bản bao gồm những vấn đề nào ? Hoạt động 2: ? VH có những chức năng chủ yếu nào? Hoạt động 3: - HS làm bàI tập số 2 I. Các khái niệm nội dung và hình thức trong VBVH: 1. Nội dung của VBVH: - Bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật. + Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. VD: Đề tài của “ Tắt đèn “: cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng 8/ 1945, trong những ngày sưu thuế. => NTT thể hiện sự gắn bó của mình với c/s người nông dân. + Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với c/s. VD: Chủ đề của “ Tắt đèn “: sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam. + Tư tưởng của văn bản: Là sự lí giảI đối với chủ đề đã nêu, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọcà tư tưởng là linh hồn của văn bản. + Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung chủ đạo của văn bản. 2. Hình thức của VBVH: - Bao gồm: ngôn từ, kết cấu và thể loại. + Ngôn từ: Là yếu tố đầu tiên của văn bản… + Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. + Thể loại: Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung: hoặc có chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kich. II. ý nghĩa quan trọng của nội dung văn học: + Chức năng của VH: Nhận thức, giáo dục , giao tiếp, thẩm mĩ,… à Vì vậy VBVH cần có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức- thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. III. Luyện tập: IV. Củng cố- dặn dò: Học thuộc ghi nhớ Chuẩn bị bài: Các thao tác nghị luận ( GV hướng dẫn HS chuẩn bị) ===================================================== Ngày soạn: 24/ 4/ 07 Ngày giảng: / 4 / 07 Tiết: 87 Làm văn: Các thao tác nghị luận A. Mục tiêu: Giúp h/s - Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B. Phương pháp: Sd phương pháp trao đổi thảo luận và thực hành. C. Chuẩn bị: Thầy: Soạn bài+ tìm tài liệu Trò : Đọc trước bài D. Tiến trình lên lớp I. ốn định lớp: Kiểm tra sĩ số. II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: - HS thảo luân nhóm: ? Thao tác là gì ? ? Thao tác nghị luận là gì ? Hoạt động 2: - HS điền nội dung thích hợp vào bảng sau: - GV bổ sung, chốt lại. - GV phân tích cho HS. - Thảo luận nhóm. I. Khái niệm: + Thao tác: được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định. + Thao tác nghị luận: cũng là một thao tác, do đó, cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật. => Tuy nhiên trong thao tác nghị luận các động tác đều là hoạt động của tư duy và được làm để nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục người nghe theo ý kiến của mình. II. Một số thao tác cụ thể: 1. Hướng dẫn ôn tập các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp: a. Ôn lí thuyết: Tên thao tác Bản chất thao tác Tác dụng của thao tác. Phân tích Tổng hợp Diễn dịch Quy nạp => Phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp là các cặp thao tác vừa có quan hệ chặt chẽ với nhau vừa đối lập nhau. b. Thực hành: + Câu b: - sử dụng thao tác phân tích nhằm chia mpptj nhận định chung thành các mặt riêng biệt, để làm rõ nguyên nhân khiến thơ văn xưa… - Dẫn chứng: câu 1 à câu 2: phân tích Câu 1 và 2 à câu3: d. dịch + Câu c: Thao tác tổng hợp: thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung. Dẫn chứng: Thao tác quy nạp c. Nâng cao: + Nhận định1 đúng: với điều kiện tiền đề để diễn dịch phải chân thực và cách suy luận khi d. dịch phảI chính xác. + Nhận định 2 còn chưa c. xác: + Nhận định 3 đúng: phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành. 2. Thao tác so sánh:

File đính kèm:

  • doctuan 21.doc