I- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.
- Nắm được ứng dụng của tin học trong đời sống xã hội.
- Phương pháp : Diễn giảng, giải thích
- Đồ dùng: GAĐT
II- NỘI DUNG.
1. Ổn định tổ chức lớp.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13155 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 20 - Bài 9: Tin học và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 9: Tin học và xã hội
(Tiết 20)
Ngày soạn: 09/11/07
I- Mục đích và yêu cầu.
- Nắm được ứng dụng của tin học trong đời sống xã hội.
- Phương pháp : Diễn giảng, giải thích
- Đồ dùng: GAĐT
II- Nội dung.
1. ổn định tổ chức lớp.
Sĩ số
Vắng
Phép
Ghi chú
10A1
10A2
10A3
10A4
10A8
2. Kiểm tra bài cũ.
1. Có mấy loại phần mềm máy tính?
2. Những ứng dụng của tin học trong đời sống xã hội?
3. Bài mới.
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.
- Tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.
- Nhu cầu của xã hội ngày càng đa dạng và những tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự phát triển như vũ bão của Tin học
- Nhiều quốc gia ý thức được rất rõ tầm quan trọng của Tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về Tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
2. Xã hội Tin học hoá
- Tin học hoá sẽ được điều hành với sự hỗ trợ của các mạng máy tính kết nối các hệ thống thông tin lớn, liên kết các vùng lãnh thổ của một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau,...
- Việc giao dịch "mặt đối mặt" sẽ ít dần nhưng vẫn có thể phối hợp các hoạt động với nhau một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
- Năng suất lao động được nâng cao rõ rệt. Lao động chân tay sẽ được bớt dần và con người sẽ tập trung chủ yếu vào lao động trí óc để không ngừng nâng cao hiệu quả trong mọi công việc.
- Đặc biệt, robot có thể thay thế con người trong những môi trường làm việc nguy hiểm như trong lòng đất, dưới nước sâu, trên cao, những nơi có điều kiện khí hậu, nhiệt độ khắc nghiệt quá sức chịu đựng của con người.
3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội Tin học hoá
- Sống trong xã hội như vậy con người phải có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người.
- Những hành động vô ý thức do thiếu hiểu biết, hoặc cố ý làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đều là phạm tội.
- Việc giáo dục, đào tạo những thế hệ mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đáp ứng nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội.
- Xã hội phải có những quy định, những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau.
Các mặt hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hoá, quản lí, giáo dục và đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần trong thời đại
Có thể nghĩ đến các viễn cảnh như: Cơ quan không cần trụ sở vì các cán bộ có thể làm việc ở nhà, giao dịch, phối hợp công việc qua mạng máy tính; Học tại nhà qua mạng có cài đặt các chương trình phục vụ việc tự học, tự đánh giá; Các hoạt động mua bán sẽ thực hiện qua mạng;...
VD: Các thế hệ rô bốt với nhiều loại dành cho các ngành nghề khác nhau sẽ được dùng phổ biến
VD: Rất nhiều thiết bị dùng cho mục đích sinh hoạt và giải trí như máy giặt, máy điều hoà, các thiết bị âm thanh,... hoạt động theo các chương trình điều khiển đã và đang nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
GV: Trong xã hội Tin học hoá, các hoạt động của xã hội dựa trên các dòng thông tin lưu chuyển trong một hệ thống Tin học có quy mô toàn thế giới.
VD: Chẳng hạn, những hành động như truy cập một cách bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin trên mạng của các cơ quan, vi phạm quyền sở hữu thông tin, tung virus vào mạng,... đều là phạm pháp.
VD: Về phong cách sống, làm việc một cách khoa học, có tổ chức, trình độ kiến thức vững vàng và khả năng thực hành tốt
GV: Về lĩnh vực này nước ta đã có những văn bản pháp lí như luật Giao dịch Thương mại Điện tử được Quốc hội thông qua trong kì họp tháng 12 năm 2005. Trước đó, ngày 13/1/2000 Quốc hội đã ban hành một số điều luật chống tội phạm tin học trong bộ luật hình sự. Chính phủ đã có những giải pháp thực tế để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet xâm hại an ninh, kinh tế quốc gia và truyền bá văn hoá phẩm độc hại.
4. củng cố:
- ứng dụng của tin học trong đời sống xã hội.
5. Bài tập về nhà:
II. Rút kinh nhgiệm giờ dạy.
File đính kèm:
- T20 lop 10.doc