Giáo án Tin học 10 - Tiết 36: Thi học kỳ 1

 

I- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.

- Biết các thiết bị cơ bản của máy tính?

- Biết cách đặt tên tệp và biết hệ thống quản lý tệp?

- Giao tiếp với HĐH như thế nào?

II- NỘI DUNG.

1. Ổn định tổ chức lớp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tiết 36: Thi học kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi học kỳ 1 (Tiết 36) Ngày soạn: 12/12/07 I- Mục đích và yêu cầu. - Biết các thiết bị cơ bản của máy tính? - Biết cách đặt tên tệp và biết hệ thống quản lý tệp? - Giao tiếp với HĐH như thế nào? II- Nội dung. ổn định tổ chức lớp. Lớp Sĩ số Vắng Ghi chú 10A5 42 10A6 10A7 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Nội dung Hoạt động của GV và HS I/ Các thiết bị cơ bản của máy tính. 1. Bộ xử lí trung tâm (CPU - Central Processing Unit). KN: CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. - Chất lượng của máy tính phụ thuộc nhiều vào chất lượng của CPU (h. 11). CPU gồm hai bộ phận chính: bộ điều khiển (CU - Control Unit) và bộ số học/lôgic (ALU - Arithmetic/Logic Unit). - Bộ điều khiển không trực tiếp thực hiện chương trình mà hướng dẫn các bộ phận khác của máy tính làm điều đó. Bộ số học/lôgic thực hiện các phép toán số học và lôgic. 2. Bộ nhớ trong. Bộ nhớ trong còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính (Main Memory). KN: Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. - Bộ nhớ trong của máy tính gồm hai phần: ROM (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc) và RAM (Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên). 3. Bộ nhớ ngoài (Secondary memory). Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash - Dữ liệu trong RAM chỉ tồn tại khi máy tính đang hoạt động, còn dữ liệu ghi ở bộ nhớ ngoài có thể tồn tại ngay cả khi tắt máy (không còn nguồn điện). - Bộ nhớ ngoài gồm nhiều loại như đĩa, trống, băng từ,... 4. Thiết bị vào (Input device) - Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính. Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, máy quét, micrô, webcam,... a) Bàn phím (Keyboard) b) Chuột (Mouse) c) Máy quét (Scanner) d) Webcam 7. Thiết bị ra (Output device) - Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu trong máy tính ra môi trường ngoài. Có nhiều loại thiết bị ra như màn hình, máy in,... a) Màn hình (Monitor) - Màn hình máy tính có cấu tạo tương tự như màn hình ti vi. Màn hình là tập hợp các điểm ảnh (Pixel). Chất lượng của màn hình được quyết định bởi các tham số sau: b)Máy in (Printer) c) Máy chiếu (Projector) . d) Loa và tai nghe (Speaker and Headphone) e) Môđem (Modem) II/Tệp và thư mục. 1. Cấu trúc tên tệp: . Trong đó: Tên tệp không quá 255 kí tự, thường gồm hai phần: phần tên (Name) và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi - Extention) và được phân cách nhau bằng dấu chấm - Phần mở rộng của tên tệp không nhất thiết phải có và được hệ điều hành sử dụng để phân loại tệp; - Tên tệp không được chứa một trong các kí tự sau: \ / : *? " |. 2. Thư mục. - Thư mục là hình thức sắp xếp trên đĩa (bộ nhớ ngoài) để lưu trữ từng nhóm các tệp có liên quan đến nhau - Mỗi ổ đĩa trong máy đều được coi như 1 thư mục và gọi là thư mục gôc. - Có thể tạo thư mục khác trong thư mục gọi là thư mục con. Thư mục chứa TM con gọi là TM mẹ. - Tên TM có thể trùng nhau, nhưng phải ở các TM khác nhau. Các TM được phân cấp bậc. TM nằm trong thư mục gốc gọi là thư mục con cấp 1… 3. Đường dẫn của thư mục và tệp. - Đường dẫn : Định vị trí của thư mục tệp ở trong máy. - Đường dẫn có dạng: ổ đĩa gốc\TM con cấp 1\TM con cấp 2\....\tên TM hoặc tên tập tin. III/Giao tiếp với HĐH. 1. Nạp hệ điều hành. - Nạp nguội và khởi động nóng 2. Làm việc với HĐH. Bằng hai cách: Dùng lệnh và các đề xuất do hệ thống đưa ra. 3. Thoát khỏi hệ thống. Thoát khỏi phiên làm việc an toàn - Ngoài hai bộ phận chính nêu trên, CPU còn có thêm một số thành phần khác như thanh ghi (Register) và vùng nhớ (Cache). Việc truy cập đến các thanh ghi được thực hiện với tốc độ rất nhanh. + Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí + Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí - ROM (h. 12) chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. Dữ liệu trong ROM không xoá được và chỉ dùng để đọc. Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị khi khởi động. Dữ liệu trong ROM không bị mất đi khi tắt máy - RAM (h. 13) là phần bộ nhớ có thể đọc, ghi dữ liệu trong lúc làm việc. Khi tắt máy, dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi. + Đĩa cứng (h. 14a) thường được gắn sẵn trong ổ đĩa cứng. Đĩa cứng có dung lượng rất lớn và tốc độ đọc/ghi rất nhanh. + Máy tính thường có một ổ đĩa mềm dùng để đọc/ghi đĩa mềm (h. 14b) có đường kính 3,5 inch (8,75 cm) với dung lượng 1,44 MB. + Hiện nay còn có thiết bị nhớ flash, là một thiết bị lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn với kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng. - Các phím được chia thành hai nhóm: nhóm phím kí tự và nhóm phím chức năng. Khi gõ phím kí tự, kí hiệu trên mặt phím xuất hiện trên màn hình. - Bằng các thao tác nháy nút chuột, ta có thể thực hiện một lựa chọn nào đó trong bảng chọn (menu) đang hiển thị trên màn hình. Dùng chuột cũng có thể thay thế cho một số thao tác bàn phím. - Máy quét (h. 17) là thiết bị cho phép đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính. Có nhiều phần mềm có khả năng chỉnh sửa văn bản hoặc hình ảnh đã được đưa vào trong máy. Webcam là một camera kĩ thuật số. Khi gắn vào máy tính, nó có thể thu và truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng đến những máy tính đang kết nối với máy đó. + Độ phân giải: Mật độ các điểm ảnh trên màn hình. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh hiển thị trên màn hình càng mịn và sắc nét. + Chế độ màu: Các màn hình màu có thể có 16 hay 256 màu, thậm chí có hàng triệu màu khác nhau. - Máy in có nhiều loại như máy in kim, in phun, in laser (h. 19),... dùng để in dữ liệu ra giấy. Máy in có thể là in đen/trắng hoặc in màu. - Máy chiếu (h. 20a) là thiết bị dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng - Loa (h. 20b) và tai nghe (h. 20c) là các thiết bị để đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường ngoài. - Môđem là thiết bị dùng để truyền thông giữa các hệ thống máy thông qua đường truyền, chẳng hạn đường điện thoại. Có thể xem môđem là một thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa dữ liệu vào và lấy dữ liệu ra từ máy tính. * Đối với HĐH MSDOS. - Cấu trúc tên tệp: . - Trong đó phần tên không quá 8 kí tự. Phần mở rộng nếu có không quá 3 kí tự. Tên tệp không chứa dấu cách VD: ABC PTB2.PAS Empiresx.exe * Đối với HĐH WINDOWS - Cấu trúc tên tệp: . - Trong đó phần tên không quá 255 kí tự. Phần mở rộng có thể có hoặc không. - Không được sử dụng các kí tự \ / : *? " |. VD: Tệp văn bản, hình ảnh… VD: A:\PASCAL\BAITAP\BT1.PAS. GV: hướng dẫn 4. củng cố: - Biết các thiết bị cơ bản của máy tính - Biết cách đặt tên tệp, tên TM. Cây TM,TM gốc, TM mẹ, TM con, TM hiện hành - Nạp HĐH, làm việc với HĐH, thoát khỏi hệ thống. 5. Bài tập về nhà: III. Rút kinh nghiệm giờ dạy.

File đính kèm:

  • docT36 Thi HKI.doc
Giáo án liên quan