Giáo án Tin học 6 tiết 37 đến 50

Tiết 37 Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN.

I. Mục Tiêu:

 1. Về kiến thức:

 - Nắm được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản. Biết Microsoft Word (gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word.

 - Biết được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word.

 - Vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh.

 - Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên máy, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word.

 2. Về kỹ năng:

 - Nắm được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, và các thao tác cơ bản trong Word.

 II. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu và bảng .

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6111 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 37 đến 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2010. Tuần 19: Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Tiết 37 Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Nắm được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản. Biết Microsoft Word (gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word. - Biết được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word. - Vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh. - Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên máy, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word. 2. Về kỹ năng: - Nắm được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, và các thao tác cơ bản trong Word.. II. Phương tiện dạy học: Máy chiếu và bảng . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình mới: Nêu những tiện ích của việc sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản. Học sinh trả lời những mặt thuận lợi của chương trình soạn thảo văn bản theo suy nghĩ của em. Hoạt động 2: Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản: -Hằng ngày các em thường tiếp xúc với các loại văn bản như trang sách . .. . HS nêu lên những văn bản mà các em thấy hằng ngày? - Các cách tạo ra văn bản như thế nào? HS trả lời: báo, vở . . .. . HS trả lời: dùng bút và dùng giấy. 1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản: - Em có thể tạo ra 1 văn bản bằng bút và giấy. - Hiện nay chúng ta có thể tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản. Microsoft Word là phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến nhất. Hoạt động 3: Khởi động Word: Như cách khởi động mọi phần mềm trong Windows. Hỏi: Các cách khởi động các phần mềm trong Windows. Nhấp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình nền. Nhấy nút Start chọn All Programs và chọn Microsoft Word. HS trả lời: Nhấp chuột 2 cái . . .. . 2. Khởi động Word: . -Như cách khởi động mọi phần mềm trong Windows. + Nhấp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình nền. + Nhấy nút Start chọn All Programs và chọn Microsoft Word. Hoạt động 4: Có gì trên cửa sổ Word? Giáo viên mở máy chiều giới thiệu màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản và phân biệt một số thành phần trên đó. 3.Có gì trên cửa sổ Word? Các thành phần trên cửa sổ là: Bảng chọn: Gồm: có các lệnh, khi sử dụng lệnh nào ta nháy chuột vào tên bảng chọn có chứa lệnh đó và chọn lệnh. Nút lệnh: Thường được đặt nằm trên thanh công cụ. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò: Học các bước đã ghi trên bản. Nhớ lại các bài tập làm trên lớp. Tiết 38 Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN(tiếp theo) I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Nắm được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản. Biết Microsoft Word (gọi tắt là Word) là phần mềm soạn thảo văn bản, nhận biết được biểu tượng của Word và biết thực hiện thao tác khởi động Word. - Biết được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word. - Vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh. - Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên máy, lưu văn bản và kết thúc phiên làm việc với Word. 2. Về kỹ năng: - Nắm được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, và các thao tác cơ bản trong Word.. II. Phương tiện dạy học: Máy chiếu và bảng . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động 1: Mở văn bản: Giáo viên sử dụng máy chiếu hướng dẫn cho học sinh thấy. 4. Mở văn bản: - Để mở văn bản có trên máy tính ta chọn nút lệnh Open và chọn ổ đĩa chứa văn bản mà mình muốn mở. Hoạt động 2:Lưu văn bản: Giáo viên sử dụng máy chiếu hướng dẫn cho học sinh thấy. 5.Lưu văn bản: Sau khi soạn thảo văn bản ta sẽ lưu văn bản để có thể dùng lại về sau. Vào File chọn Save và chọn ổ đĩa và thư mục mình muốn lưu. Hoạt động 3: Kết thúc: Giáo viên sử dụng máy chiếu hướng dẫn cho học sinh thấy. 5. Kết thúc: Ta nhấp chuột vào các nút ở trên cùng màn hình. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò: Học các bước đã ghi trên bản. Nhớ lại các bài tập làm trên lớp. Ngày soạn: 18/01/2010. Tuần20: Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Tiết 39 Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: -Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản. - Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó cũng như cách di chuyển con trỏ soạn thảo. - Biết các quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word. - Biết cách gõ văn bản tiếng Việt. 2. Về kỹ năng: - Biết soạn thảo một văn bản đơn giản. II. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu các thành phần chính của chương trình soạn thảo văn bản. HS2: Nêu các cách nhanh nhất để khởi động phần mềm soạn thảo văn bản. Hoạt động 2: Các thành phần của văn bản: - Khi học tiếng Việt em đã biết khái niệm văn bản và các thành phần cơ bản của văn bản là từ, câu và đoạn văn. - Khi soạn thảo văn bản trên máy tính em còn cần phân biệt: + Kí tự. + Dòng. +Đoạn. + Trang. Các thành phần chính trong văn bản là gì ? 1. Các thành phần của văn bản: Các thành phần cơ bản của văn bản: kí tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản và trang văn bản. Hoạt động 3: Con trỏ soạn thảo - Dùng bàn phím để nhập nội dung văn bản vào máy tính. - Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. Học sinh nhận biết vị trí của con trỏ mà giáo viên đưa ra trên máy tính. 2. Con trỏ soạn thảo: Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, nó cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. Hoạt động 4: Quy tắc gõ văn bản trong Word. -Gồm các dấu chấm, dấu phẩy . . . đều được thể hiện trên bàn phím và cách để dấu tương tự như trong văn bản viết tay. - Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống để phân cách. - Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới và chỉ nhấn Enter 1 lần. 3. Quy tắc gõ văn bản trong Word: - Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống để phân cách. - Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn văn bản chuyển sang đoạn văn bản mới. Hoạt động 5: Gõ văn bản chữ Việt Muốn soạn thảo được văn bản chữ Việt chúng ta cần phải có các công cụ để có thể: - Gõ được chữ Việt vào máy tính bằng bàn phím. - Xem chữ Việt trên màn hình và in trên máy in. Giáo viên giới thiệu phần mềm Vietkey 2000 HS đánh vần chữ Trường: Tru7o7ong2. 4. Gõ văn bản chữ Việt: -Có thể gõ văn bản chữ Việt bằng một trong 2 kiểu gõ: Telex hay Vni. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò: Học các khái niệm đã ghi trên bảng, các ví dụ. Tiết 40 Bài Thực Hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: -Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn và một số nút lệnh.\ - Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết gõ chữ Việt bằng một trong hai cách gõ Telex 2. Về kỹ năng: -Thực hiện được các bước với tệp tin. II. Phương tiện dạy học: Máy vi tính . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Mục đích yêu cầu: 10 phút Giáo viên nhắc lại các thao tác với tệp tin cho học sinh thấy rõ như đổi tên, xoá, sao chép và di chuyển tệp tin. Nghe giáo viên giới thiệu. Hoạt động 2: Nội dung: 35hút -Khởi động My Computer. + Nhấp đúp vào biểu tượng My Computer trên màn hình làm việc của Windows. + Mở một thư mục có chứa tệp tin. - Đổi tên tệp tin, xoá tệp tin. + Nháy chuột vào tên của tệp. + Nháy chuột vào tên một lần nữa. + Gõ tên mới rồi nhấn Enter. - Xoá tệp tin: + Nháy chuột để chọn tệp tin cần xoá. + Nhấn phím delete. - Sao chép tệp tin vào thư mục khác: + Chọn tên tệp tin cần sao chép. + Nhấp chuột phải chọn lệnh Copy. + Chuyển đến thư mục sẽ chứa tệp mới. + Trong bảng Edit chọn mục Paste. Học sinh lắng nghe giáo viên chỉ dẫn và làm đúng theo lời của giáo viên hướng dẫn. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: - Biết được các thao tác với tệp tin trong máy tính. Tuần 21 Ngày soạn:………………………….. Tiết 41 Bài Thực Hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: -Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn và một số nút lệnh. - Làm quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết gõ chữ Việt bằng một trong hai cách gõ Telex. 2. Về kỹ năng: -Thực hiện được các bước với tệp tin. II. Phương tiện dạy học: Máy vi tính . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1:Nội dung - Di chuyển tệp tin sang thư mục khác: + Chọn tệp tin cần di chuyển. + Trong bảng chọn Edit, chọn mục Cut. + Chuyển đến thư mục mới sẽ chứa tệp tin. + Trong bảng chọn Edit chọn mục Paste. - Xem nội dung tệp và chạy chương trình: + Để xem nội dung của các tệp văn bản, đồ hoạ ta nháy hai cái vào tên hay biểu tượng của tệp tin. + Nếu tên làm 1 chương trình, khi nháy đúp chuột vào tên hay biểu tượng của tệp tin, chương trình sẽ tự khởi động. - Tổng hợp: + Tạo 2 thư mục với tên là Album cua em và Ngoc Ha trong thư mục My Document. + Mở một thư mục khác có chứa ít nhất một tệp tin và sao chép tệp tin đó vào thư mục Album cua em. + Di chuyển tệp tin từ thư mục Album cua em sang thư mục Ngoc Ha. + Đổi tên tệp tin vừ a được di chuyển vào thư mục Ngoc Ha sau đó xoá tệp tin đó. + Xoá cả hai thư mục Album cua em và Ngoc Ha. Làm theo từng bước chỉ dẫn của giáo viên. Hoạt động 2: Củng cố dặn dò - Nhắc nhở học sinh phải nắm được các thao tác với tệp tin trong máy tính. ChươngIV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Tiết 42 Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản. - Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xoá, sao chép và di chuyển các phần văn bản. 2. Về kỹ năng: - Nắm được các thao tác chỉnh sửa trong văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy chiếu và bảng . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Xoá và chèn thêm văn bản: Đưa ra tình huống mà các em đánh sai tên hoặc sai từ thì ta làm thế nào. Để xoá một vài kí tự ta dùng phím Backspace hoặc Delete. Muốn chèn thêm văn bản vào một vị trí, ta di chuyển con trỏ soạn thảo vào vị trí đó và sử dụng bàn phím. Để xoá một đoạn văn bản ta chọn phần văn bản đó và nhấn nút Delete hoặc Backspace. Học sinh trả lời câu hỏi trên. Học sinh phân biệt các nút Backspace và Delete trên bàn phím. 1. Xoá và chèn thêm văn bản: - Để xoá một vài kí tự ta dùng phím Backspace hoặc Delete. - Muốn chèn thêm văn bản vào một vị trí, ta di chuyển con trỏ soạn thảo vào vị trí đó và sử dụng bàn phím. - Để xoá một đoạn văn bản ta chọn phần văn bản đó và nhấn nút Delete hoặc Backspace. Hoạt động 2: Chọn phần văn bản : Nguyên tắc: Khi muốn thực hiện 1 thao tác (Xoá, chuyển vị trí, thay đổi cách trình bày . ..) em phải chọn phần văn bản hay đối tượng đó (Còn gọi là đánh dấu). HS trả lời: báo, vở . . .. . HS trả lời: dùng bút và dùng giấy. 1. Chọn phần văn bản: - Nguyên tắc: Khi muốn thực hiện 1 thao tác (Xoá, chuyển vị trí, thay đổi cách trình bày . ..) em phải chọn phần văn bản hay đối tượng đó (Còn gọi là đánh dấu). - Cách chọn phần văn bản: + Nháy chuột tại vị trí ban đầu. + Kéo thả chuột đến cuối phần văn bản cần chọn. Nếu thực hiện 1 thao tác không như ý muốn ta sử dụng lệnh Undo để quay lại trạng thái ban đầu. Hoạt động 3:Củng cố dặn dò: Học các bước đã ghi trên bản. Nhớ lại các bài tập làm trên lớp. Ngày soạn:……………………………………. Tuần 22. ChươngIV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Tiết 43 Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản. - Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xoá, sao chép và di chuyển các phần văn bản. 2. Về kỹ năng: - Nắm được các thao tác chỉnh sửa trong văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy chiếu và bảng . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Sao chép : Sao chép là phần văn bản là giữ nguyên phần văn bản ở vị trí gốc, đồng thời cho nội dung vào vị trí khác. Các cách để sao chép văn bản trong đời sống là gì ? Học sinh trả lời là chép lại và photocopy. 4. Sao chép : - Sao chép là phần văn bản là giữ nguyên phần văn bản ở vị trí gốc, đồng thời cho nội dung vào vị trí khác. - Các cách để sao chép văn bản: + Chọn phần văn bản muốn sao chép, nháy vào nút copy trên thanh công cụ. + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nhấn nút Paste. ( Em có thể sao chép nhiều lần cùng 1 nội dung). Hoạt động 2:Di chuyển Có thể di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách: sao chép rồi xoá phần văn bản ở vị trí gốc. 4.Di chuyển : - Có thể di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách: sao chép rồi xoá phần văn bản ở vị trí gốc. - Cách di chuyển văn bản: + Chọn phần văn bản cần di chuyển và nhấn nút Cut trên thanh công cụ. + Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới và nháy nút Paste. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: Học các bước đã ghi trên bản. Nhớ lại các bài tập làm trên lớp. Tiết 44 Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Bài Thực Hành 6: EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: -Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản. - Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng việt. - Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bảng bằng các chức năng sao chép và di chuyển. 2. Về kỹ năng: -Thực hiện được các thao tác cơ bản trên word. II. Phương tiện dạy học: Máy vi tính . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Mục đích yêu cầu: -Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản. - Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng việt. - Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bảng bằng các chức năng sao chép và di chuyển Nghe giáo viên giới thiệu. Hoạt động 2: Nội dung: a) Khởi động Word và tạo văn bản mới. Khởi động Word, gõ nội dung và sửa các lỗi sai nếu có. + Giáo viên sử dụng máy Camera và chiếu đoạn văn bản cho học sinh thấy và nhập vào ( đa số học sinh không có sách). b) Phân biệt chế độ gõ chèn hoặc chế độ gõ đè. Đặt con trỏ soạn thảo vào trước đoạn văn bản và nháy đúp vào nút Overtype/Insert một vài lần để nút OVR hiện lên (chế độ gõ đè) hoặc mờ đi (chế độ gõ chèn) Học sinh lắng nghe giáo viên chỉ dẫn và làm đúng theo lời của giáo viên hướng dẫn. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò: - Biết được các thao tác với Word trên máy tính . Ngày soạn:………………………… Tuần 23. Tiết 45 Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Bài Thực Hành 6: EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: -Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản. - Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng việt. - Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bảng bằng các chức năng sao chép và di chuyển. 2. Về kỹ năng: -Thực hiện được các thao tác cơ bản trên word. II. Phương tiện dạy học: Máy vi tính . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1:Nội dung c) Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản. + Mở văn bản mà các em đã lưu trong bài thực hành trước. Sao chép toàn bộ nội dung của văn bản đó vào cuối văn bản. + Thay đổi trật tự các đoạn văn bản bằng cách sao chép hoặc di chuyển với các nút lệnh Copy, Cut và Paste. + Lưu lại. Làm theo từng bước chỉ dẫn của giáo viên. Hoạt động 2: Củng cố dặn dò: - Biết được các thao tác với Word trên máy tính . Tiết 46 ChươngIV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. - Hiểu các nội dung định dạng ký tự. - Thực hiện các thao tác định dạng ký tự cơ bản. 2. Về kỹ năng: - Nắm được các thao tác định dạng văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy chiếu và bảng . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Định dạng văn bản : Nêu một số ví dụ về hình thức ăn mặc của con người, học sinh phân biệt người mặc đồ xấu và mặc đồ đẹp. Dựa vào các ý trên nêu lên lợi ích của việc định dạng văn bản. Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí các ký tự. Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản bố cục đẹp hơn. Học sinh trả lời câu hỏi trên. Nêu điểm khác biệt giữa văn bản chưa định dạng và văn bản đã định dạng. 1. Định dạng văn bản: - Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí các ký tự. - Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản bố cục đẹp hơn. - Định dạng văn bản gồm 2 loại: Định dạng ký tự và định dạng đoạn văn bản. Hoạt động 2: Định dạng ký tự : Định dạng ký tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhóm ký tự. a) Sử dụng các nút lệnh: Giáo viên cho học sinh mở máy và dựa vào máy chiếu cho học sinh thấy và nhìn vào máy của mình. Phân biệt được các nút lệnh để định dạng văn bản. Học sinh mở một đoạn văn bản bất kỳ và thực hành các nút lệnh đó phân biệt được vị trí các nút lệnh trên màn hình Word. Học sinh nghe giáo viên chỉ dẫn và làm thực hành tại máy. 1. Chọn phần văn bản: Định dạng ký tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhóm ký tự. a) Sử dụng các nút lệnh: - Chọn phần văn bản cần định dạng và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: Học các bước đã ghi trên bản. Nhớ lại các bài tập làm trên lớp. Ngày soạn:………………………… Tuần 24. Tiết 47 ChươngIV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản. - Hiểu các nội dung định dạng ký tự. - Thực hiện các thao tác định dạng ký tự cơ bản. 2. Về kỹ năng: - Nắm được các thao tác định dạng văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy chiếu và bảng . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Định dạng kí tự (tt) : b) Sử dụng hộp thoại Font: Chỉ cho học sinh thấy được các vào hộp thoại Font. Học sinh thực hành tại máy b) Sử dụng hộp thoại Font: Trước tiên chọn phần văn bản cần định dạng chọn Format chọn lệnh Font và sử dụng hộp thoại Font. Hoạt động 2:Làm bài tập : Giáoviên cho học sinh thực hành những bước đã làm. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: -Học các bước đã ghi trên bản. -Nhớ lại các bài tập làm trên lớp. Tiết 48. Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: -Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản. - Thực hiện được các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản. 2. Về kỹ năng: - Biết định dạng đoạn văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu. III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu các cách định dạng văn bản. Hoạt động 2: Định dạng đoạn văn. - GV cho học sinh thấy được bài mẫu mà mình làm và bắt đầu tiến hành định dạng văn bản như bài trước. Ở đây có khác làm định dạng một đoạn văn bản. - GV làm cho học sinh thấy tại máy các bước cơ bản về định dạng đoạn văn. Các cách định dạng văn bản là gì ? Học sinh dựa vào bài trước mà trình bày. 1. Định dạng đoạn văn bản: Là thay đổi tính chất của đoạn văn bản. + Kiểu căn lề. + Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang. + Khoảng cách của dòng đầu tiên. + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. Hoạt động 3: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn: Để định dạng em cần đưa con trỏ soạn thảo văn bản vào đoạn văn và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy được các nút lệnh trên thanh công cụ. Biết được vị trí các nút lệnh? 2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn: Để định dạng em cần đưa con trỏ soạn thảo văn bản vào đoạn văn và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ. + Căn lề. + Thay đổi lề cả đoạn văn. +Khoảng cách dòng trong đoạn văn. Hoạt động 4: Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph. GV chỉ dẫn cho học sinh các vào được hộp thoại Paragraph và công dụng của hộp thoại này. 3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph: Hộp thoại Paragraph dùng để tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn bản và thiết đặt khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên. Cách vào hộp thoại: Format à Paragraph à Chọn khoảng cách giữa các dòng và nhấn OK. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò Học các khái niệm đã ghi trên bảng, các ví dụ. Ngày soạn:………………………… Tiết 49 Tuần 25 Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Bài Thực Hành 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN. I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được các thao định dạng đơn giản . 2. Về kỹ năng: -Luyện tập các thao tác tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản. -Luyện tập các kĩ năng định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy vi tính . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Mục đích yêu cầu: Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản. Nghe giáo viên giới thiệu. Hoạt động 2: Nội dung: 35hút a) Định dạng văn bản . Khởi động Word, mở tệp tin Biendep.doc Áp dụng các định dạng đã biết để trình bày một đoạn văn bản nào đó. Học sinh lắng nghe giáo viên chỉ dẫn và làm đúng theo lời của giáo viên hướng dẫn. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 5 phút - Biết được các thao tác định dạng trên Word . Tiết 50 Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. BThực Hành 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN(tiếp theo). I. Mục Tiêu: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được các thao định dạng đơn giản . 2. Về kỹ năng: -Luyện tập các thao tác tạo văn bản mới, gõ nội dung văn bản và lưu văn bản. -Luyện tập các kĩ năng định dạng ký tự, định dạng đoạn văn bản. II. Phương tiện dạy học: Máy vi tính . III. Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Mục đích yêu cầu: Biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản. Nghe giáo viên giới thiệu tiếp nội dung thực hành. Hoạt động 2: Nội dung(tt) b) Thực hành: Gõ và định dạng đoạn văn sao cho phù hợp với sở thích của các em. + Lưu lại. Làm theo từng bước chỉ dẫn của giáo viên. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: - Biết được các thao tác định dạng trên Word .

File đính kèm:

  • docBai tho Tu ay.doc