Tiết 48: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (TT).
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu các khái niệm về định dạng đoạn văn bản và cách sử dụng các nút lệnh.
II. CHUẨN BỊ:
- Gíáo viên: Giáo án và SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Định dạng đoạn văn bản là gì?
- Nêu các nút lệnh dùng để định dạng đoạn văn?
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 4125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 tiết 48 đến tiết 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Tiết 48: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (TT).
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu các khái niệm về định dạng đoạn văn bản và cách sử dụng các nút lệnh.
II. CHUẨN BỊ:
- Gíáo viên: Giáo án và SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Định dạng đoạn văn bản là gì?
- Nêu các nút lệnh dùng để định dạng đoạn văn?
3) Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
- Gv: Hướng dẫn học sinh cách mở hộp thoại Paragraph và cách sử dụng các mục trong hộp thoại.
- Câu hỏi hệ thống:
+ Để căn lề bằng hộp thoại chúng ta làm thế nào?
+ Để thụt lề trái bằng hộp thoại ta làm thế nào?
+ Để tăng giảm các khoảng cách các dòng trong đoạn văn và khoảng cách dòng giữa các đoạn văn ta làm thế nào?
- Gv: Gọi học sinh trả lời và đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh.
- Học sinh: Xem sách giáo khoa và nghe giảng.
- Học sinh: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Học sinh: Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph:
- Hộp thoại Paragraph được dùng để tăng hay giảm khoảng cách giữa các đoạn văn bản và thiết đặt khoảng cách thụt lề dòng đầu tiên của đoạn.
- Để chèn đoạn văn cần định dạng, ta mở hộp thoại Paragraph dùng nút lệnh Format ParagraphTa chọn các khoảng cách thích hợp trong các ô Before và After trên hộp thoại rồi nháy OK.
IV. CỦNG CỐ:
- Định dạng văn bản bằng hộp thoại gồm những phần nào?
V. DẶN DÒ:
- Về nhà làm bài tập trang 91, hôm sau chúng ta sửa bài tập, các em xem trước bài thực hành.
***********************************
Tuần: 26
Tiết 49: BÀI THỰC HÀNH 7.
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh thực hành bài tập trên máy để nắm kiến thức ở tiết 46,47 và 48.
II. CHUẨN BỊ:
- Gíáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2) Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
- Gv: Yêu cầu học sinh mở lại bài Biendep.doc đã lưu lần trước và định dạng theo yêu cầu của sách giáo khoa.
- Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại thao tác lại thao tác định dạng phông chữ, cỡ chữ, màu chữ
- Gv: Yêu cầu học sinh cùng nhau trao đổi ý kiến để làm tốt bài thực hành.
- Gv: Yêu cầu học sinh trình bày kết quả thực hành.
- Học sinh: Thực hiện theo yêu câu của giáo viên.
- Học sinh: Nhắc lại các thao tác về định dạng phông chữ, màu chữ, kiểu chữ phục vụ cho bài thực hành.
- Học sinh: Cùng nhau xây dựng ý kiến làm bài tập trên máy.
- Học sinh: Trình bày kết quả trên máy cho giáo viên kiểm tra.
1. Nội dung:
a) Định dạng văn bản:
1) Khởi động Word và mở tệp Bien dep.doc đã lưu ở bài thực hành trước.
2) Hãy áp dụng các định dạng em đã biết để trình bày theo yêu cầu sau:
+ Tiêu đề có phông chữ, cỡ chữ, màu chữ khác với phông chữ, kiểu chữ, màu chữ của nội dung văn bản trước. Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của phần nội dung. Đoạn cuối cùng (Theo Vũ Tú Nam) có màu chữ và kiểu chữ khác với nội dung.
+ Tiêu đề căn giữa trang. Các đoạn nội dung căn thẳng hai lề. Đoạn cuối cùng căn thẳng lề phải.
+ Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề.
+ Kí tự đầu tiên của đoạn nội dung thứ nhất có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm.
3) Lưu văn bản với tên cũ.
IV. DẶN DÒ:
- Tiết sau, chúng ta có bài thực hành tiếp theo, các em về xem trước bài học.
*********************************************
Tuần: 26
Tiết 50: BÀI THỰC HÀNH 7.
EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh thực hành bài tập trên máy để nắm kiến thức ở tiết 46,47 và 48.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
- Gv: yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa thực hành văn bản.
- Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại các cách căn lề và chọn kiểu chữ.
- Gv: yêu cầu học sinh trình bày kết quả bài tập cho giáo viên xem.
- Học sinh: thực hành bài tập vào máy tính.
- Học sinh: nhắc lại bài học để hệ thống lại kiền thức.
- Học sinh: trình bày kết quả nhờ giáo viên sửa chữa.
1. Nội dung:
b) Thực hành:
1) Gõ và định dạng đoạn văn theo mẫu sau ( chỉ thực hành với phần văn bản):
Tre xanh
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu!
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu tuổi bấy nhiêu cần cù
( Theo Nguyễn Duy)
2) Lưu văn bản với tên Tre xanh.
IV. DẶN DÒ:
- Tiết sau, chúng ta có tiết bài tập, các em xem lại các bài học để làm bài thật tốt.
******************************************
Tuần: 27:
Tiết 51: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Tiết bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học về việc soạn thảo một văn bản cho hoàn chỉnh.
II. CHUẨN BỊ:
- Gíáo viên: Giáo án và SGK và phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2) Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gv: Ra đề cho học sinh làm trên máy.
- Gv: Gọi học sinh nhắc lại các qui tắc định dạng văn bản.
- Gv: Kiểm tra bài làm trên máy của các em.
- Gv: Bổ sung cho hoàn thiện bài tập, yêu cầu học sinh lưu bài vào máy.
- Học sinh: Thực hành trên máy.
- Học sinh: Nhắc lại bài học để dễ thực hành bài tập.
- Học sinh: Trình bày kết quả cho giáo viên xem và nhờ đánh giá.
- Học sinh: Sửa chữa, lưu bài vào máy.
Bài tập 1: Gõ bài thơ vào và định dạng như mẫu:
Tiếng hát đi đày
Đường qua mấy phố Quy Nhơn
Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần
Người đi quấn áo chen chân
Ờ sao như đã quen thân từ nào?
Xe ơi, chậm chậm ngừng giây phút
Kẻo nữa rồi đây lại khát khao!
Nhưng nhà đã rải lơ thơ
Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường
Đồng xanh gợn nhớ quê hương
Bơ vơ tiếng hát bên nương nắng chiều
Xa rồi bóng dáng yêu thương cũ
Nhạt nhạt ngàn xa buồn cô liêu
( Theo Tố Hữu)
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Gv: Tiếp tục ra đề để kiểm tra bài các em học sinh.
- Gv: Gọi học sinh hỏi xem ý tưởng các em trước khi làm bài.
- Gv: Đi kiểm tra học sinh làm bài.
- Gv: Đánh giá và hệ thống kiến thức các em.
- Học sinh: Làm bài tập trên máy.
- Học sinh: Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh: Làm bài và trình kết quả cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh: Lắng nghe và ghi nhớ những điểm cần lưu ý.
Bài tập 2: Gõ đoạn văn bản có nội dung sau:
Điện tử học là ngành kĩ thuật hiện đại có ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật, sản xuất và đời sống. Các máy tính điện tử được dùng rộng rãi để nhận, truyền và lưu trữ thông tin; để điều khiển và điều chỉnh tự động các quá trình sản xuất.
Yêu cầu: + Canh cả lề cho đoạn văn và thụt đầu dòng đoạn văn. Thay đổi phông chữ Vni - Times thành phông Vni – Avo.
IV. DẶN DÒ:
- Tiết sau, chúng ta sẽ kiểm tra một tiết, các em xem lại bài để làm bài thật tốt.
*********************************************
Tuần: 27
Tiết 52: KIỂM TRA 1 TIẾT
Bảng ma trận đề:
Mức độ
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TN
TL
TN
TL
TN
Làm quen với soạn thảo văn bản.
1 đ
1 đ
Soạn thảo văn bản đơn giản.
0.5 đ
0.5 đ
Chỉnh sửa văn bản.
0.5 đ
2 đ
2.5 đ
Định dạng văn bản.
2 đ
0.5 đ
3 đ
5.5 đ
Định dạng đoạn văn bản.
0.5 đ
0.5 đ
Cộng
2 đ
3 đ
3 đ
2 đ
10 đ
I.TRẮC NGHIỆM: (3đ)
1) Để lưu một văn bản ta dùng nút lệnh nào sau đây:
a) Nút . b) Nút
c) Nút d) Nút .
2) Để mở một văn bản có sẵn trong máy tính ta sử dụng nút lệnh nào sau đây:
a) Nút . b) Nút
c) Nút d) Nút .
3) Để căn giữa đoạn văn bản ta dùng nút lệnh nào sau đây:
a) Nút . b) Nút
c) Nút d) Nút.
4) Cách gõ nào sau đây là sai:
a) Kiểu Telex: AA là Ă b) Kiểu Telex: AA là Â.
c) Kiểu Vni: A8 là Ă d) Kiểu Vni: D9 là Đ
5) Nút lệnh nào sau đây là dùng cho việc định dạng màu chữ:
a) Nút . b) Nút .
c) Nút . d) Nút .
6) Nút lệnh Undo dùng để:
a) Mở tệp văn bản có sẵn.
b) Lưu văn bản.
c) Xóa văn bản.
d) Khôi phục trạng thái của văn bản trước một thao tác nào đó.
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Nêu các cách định dạng một văn bản. (2 đ)
Câu 2: Trình bày cách xóa, chèn thêm văn bản. (2 đ)
Câu 3:Định dạng đoạn văn bằng các nút lệnh. (3 đ)
Đáp án:
I.TRẮC NGHIỆM:
Câu 1a, câu 2b, câu 3c, câu 4a, câu 5b, câu 6d
II. TỰ LUẬN:
Câu 1 có 2 ý mỗi ý 1 điểm.
* Định dạng kí tự:
- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. Các dạng thường định dạng: Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc.
a) Sử dụng nút lệnh:
- Nháy nút bên phải hộp Font và chọn phông chữ.
- Nháy nút bên phải hộp Size và chọn cỡ chữ cần thiết.
- Kiểu chữ: Nháy nút Bold (Chữ đậm), Italic (Chữ nghiêng), Underline ( Chữ gạch chân).
- Màu chữ: Nháy nút bên phải hộp Font Color và chọn màu chữ thích hợp.
b) Sử dụng hộp thoại Format:
- Trước tiên ta chọn phần văn bản muốn định dạng, sau đó mở bảng chọn Format, chọn lênh Font và sử dụng hộp thoại Font.
Câu 2 có 2 ý mỗi ý 1 điểm.
* Xóa và chèn thêm văn bản:
- Để xóa một vài kí tự, ta dùng phím Backspace hoặc Delete. Phím Backspace dùng để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo và phím Delete dùng để xóa kí tự ngay sau soạn thảo.
- Muốn chèn thêm văn bản vào một vị trí, ta di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí đó và gõ thêm nội dung vào.
- Để xóa phần văn bản lớn, ta đánh dấu phần đó và dùng nút lệnh Backspace hoặc Delete.
Câu 3 có 3 ý mỗi ý 1 điểm.
Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn:
- Để định dạng đoạn văn ta đưa con trỏ soạn thảo vào văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng:
+ Căn lề: Nháy vào nút (Căn thẳng lề trái), nút (Căn giữa), nút (Căn thẳng lề phải), nút (Căn thẳng 2 lề).
+ Thay đổi lề cả đoạn văn: Nháy vào một trong các nút , để tăng giảm lề trái của cả đoạn văn.
+ Khoảng cách dòng trong đoạn văn: Nháy nút bên phải nút lệnh và chọn tỷ lệ thích hợp.
Tuần: 28
Tiết 53: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm kiến thức việc trình bày một trang văn bản và in ra cho đẹp mắt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK và phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2) Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
Hoạt động 1: Trình bày trang văn bản.
- Gv: đưa cho học sinh xem các biểu mẫu văn bản có sẵn nhờ học sinh nhận xét.
- Gv: tổng hợp ý kiến học sinh và bổ sung hoàn thiện.
- Gv đưa ra các câu hỏi:
+ Trong một văn bản có nên bỏ hết các lề trang không? Vì sao?
+ Em có nhận xét gì về hàng văn bản của trang đứng và hàng văn bản của trang nằm ngang?
+ Số trang có tác dụng gì?
+ Lề trang và lề đoạn văn có gì khác nhau?
- Gv: Tổng hợp các ý kiến học sinh lại và hoàn thiện câu trả lời.
- Học sinh: Xem các biểu mẫu có sẵn đó và nêu lên nhận xét.
- Học sinh: Lắng nghe, ghi bài và lặp lại.
- Học sinh: thảo luận và đưa ra câu trả lời.
- Học sinh: Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
1) Trình bày trang văn bản:
- Các yêu cầu cơ bản của việc trình bày trang văn bản bao gồm:
+ Chọn hướng trang: Trang đứng hay trang nằm ngang.
+ Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên và lề dưới.
Hoạt động 2: Chọn hướng trang và đặt lề trang.
- Gv: đi chi tiết vào việc chọn hướng trang và đặt lế trang.
- Gv: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến việc chọn hướng trang và thiết đặt lề trang:
+ Để chọn hướng trang nằm ngang chúng ta phải làm sao hả các em?
+ Hiện tại lề trang của chúng ta do máy mặc định, bây giờ chúng ta thiết đặt lế trang theo: Top(1.5), Bottom (1.5), Left(1) và Right (1) thì ta phải làm sao?
- Học sinh: Học sinh nghe giảng và ghi bài.
- Học sinh: cùng nhau thảo luận, một em đại diện cho nhóm và tìm câu trả lời.
2) Chọn hướng trang và đặt lề trang:
- Để trình bày trang văn bản, ta chọn lệnh File Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Sau đó ta chọn trang Margins và thực hiện:
+ Chọn Portrait (Đứng) hoặc Landscape (Nằm ngang) để đặt trang theo chiều đứng hoặc theo chiều ngang.
+ Nháy mũi tên bên phải các ô: Top (Trên) để đặt lề trên, Bottom (Dưới) để đặt lề dưới, Left (Trái) để đặt lề trái và Right (Phải) để đặt lề phải.
IV. CỦNG CỐ:
- Trình bày trang văn bản cần lưu ý điều gi?
- Nêu cách chọn hướng trang và đặt lề trang?
V. DẶN DÒ:
- Tiết sau, chúng ta học phần còn lại của bài “ Trình bày trang văn bản và in”, các em xem trước bài.
****************************************
Tuần: 28
Tiết 54: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm kiến thức việc trình bày một trang văn bản và in ra cho đẹp mắt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:
- Ổn định vị trí học sinh.
- Kiểm tra sỉ số lớp.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày trang văn bản lưu ý điều gì?
- Trình bày cách chọn hướng trang và đặt lề trang?
3) Dạy bài mới:
Hoạt động của
Giáo viên
Hoạt động của
Học sinh
Nội dung
bài học
Hoạt động: In văn bản
- Gv: Giới thiệu và dẫn dắt vào bài học.
- Gv: Đưa ra các câu hỏi:
+ Để có sản phẩm cuối cùng sau khi đã định dạng văn bản đưa ra giấy ta gọi là gì?
+ Nếu ta chọn nút in mà máy in không in thì ta cần phải làm gì?
+ Vậy có phài lúc nào cũng phải in mà không xem trước không?
+ Muốn trở về chế độ xem bình thường ta phải làm sao?
- Gv: Yêu cầu học sinh ghi bài sau khi đã đúc kết các ý kiến học sinh
- Học sinh: Lắng nghe và phát biểu.
- Học sinh: Cùng nhau phát biểu xây dựng bài học.
- Học sinh: Ghi bài và lặp lại để khắc sâu.
3.In văn bản:
- Để in một văn bản ra giấy, ta cần nháy nút lệnh Print trên thanh công cụ.
- Chúng ta phải kiểm tra máy in với dây cắm vào máy tính xem máy hoạt động tốt thì mới tiến hành in.
- Trước khi in, ta phải xem trang in có đạt hay không, dùng nút Print Preview để kiểm tra trang in. Muốn thoát chế độ xem trước khi in ta nháy nút trở chê độ xem bình thường.
IV. CỦNG CỐ:
- In văn bản cần quan tâm đến điều gì?.
V. DẶN DÒ:
- Tiết sau, chúng ta học bài “ Tìm kiếm và thay thế ”, các em xem trước bài.
File đính kèm:
- tiet 48-54.doc