Giáo án Tin học 6 Trường THCS Hợp Tiến năm học 2007-2008 Tiết 15 Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời

 A-Mục tiêu:

Sau bài này HS:

 - Biết được Trái đất của chúng ta quay xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào?

 - Yêu thích môn học.

 - Ham tìm tòi học hỏi nghiên cứu các môn khoa học khác.

B-Chuẩn bị:

- Giáo án, tài liệu, sách giáo khoa.

- Phòng máytính.

C-Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 Trường THCS Hợp Tiến năm học 2007-2008 Tiết 15 Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Ngày soạn 15 tháng 10 năm 2007 Tiết15: Bài 8: quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời. A-Mục tiêu: Sau bài này HS: - Biết được Trái đất của chúng ta quay xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? - Yêu thích môn học. - Ham tìm tòi học hỏi nghiên cứu các môn khoa học khác. B-Chuẩn bị: - Giáo án, tài liệu, sách giáo khoa. - Phòng máytính. C-Hoạt động dạy học: I- Tổ chức : Kiểm tra sĩ số II- Bài mới : Giáo viên giới thiệu cách thức thực hiện các lệnh điều khiển quan sát. Một học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ kiến thức. Học sinh quan sát ghi nhớ kiến thức. I-Các lệnh để quan sát: Để điều khiển khung nhìn, em sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm.Các nút này sẽ giúp em điều chỉnh vị trí quan sát đến hệ mặt trời và tốc độ chuiyển động của các hành tinh. 1-Nháy chuột vào nút ORBITS để hiện hoặc ẩn đi quỹ đạo chuyển động của các hành tinh. 2-Nháy chuột vào nút VIEW sẽ làm cho vị trí quan sát của em tự động chuyển động trong không gian, cho phép em chọn vị trí quan sát thích hợp nhất. 3-Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng ZOOM để phóng to, thu nhỏ khung nhìn, khoảng cách từ vị trí qua sát Mặt Trời sẽ thay đổi theo. 4-Dùng chuột di chuyển thanh cuốn ngang trên biểu tượng SPEED để thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh. 5-Các nút lệnh ↑, ↓ dùng để nâng lên hoặc hạ xuống vị trí quan sát hiện thời so với mặt phẳng ngang của toàn hệ Mặt Trời. 6-Các nút lệnh ↑, ↓ , ← ,→ các nút dịch chuyển dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuốn dưới, sang phải, sang trái. 7- Nháy nút tròn em có thể xem thông tin chi tiết về các vì sao. III-Tổng kết bài học: - Giáo viên gọi một số nhóm lên thao tác , giáo viên nhận xét đánh giá. - Giáo viên nhận xét giờ học về ý thức, kỹ năng, thái độ. - Về nhà trả lời các câu hỏi1, 2, 4, sách giáo khoa. - Nhắc học sinh chuẩn bị kiến thức giờ sau thực hành. Tuần: 8 Ngày soạn 18 tháng 10 năm 2007 Tiết16: Bài 8: quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời (tiếp). A-Mục tiêu: Sau bài này HS: - Biết được Trái đất của chúng ta quay xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? Giải thích được các hiện tượng đó một cách có khoa học, có cơ sở. - Yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi say mê sáng tạo. B-Chuẩn bị: - Giáo án, tài liệu, sách giáo khoa. - Phòng máytính. C-Hoạt động dạy học: I- Tổ chức : Kiểm tra sĩ số II-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 4. Giáo viên gọi 2-3 em lên bảng trả lời giáo viên nhận xét đánh giá . III- Bài mới : Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành. Giáo viên thao tác mẫu, học sinh quan sát. Học sinh thực hành theo nhóm. II-Tổ chức thực hành : 1-Mục đích yêu cầu: - Khởi động phần mềm. - Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát Hệ Mặt Trời. - Quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt Trăng. - Quan sát hiện tượng nhật thực. - Quan sát hiện tượng nguyệt thực. -Sử dụng thông tin của phần mềm trả lời câu hỏi: +Trái Đất nặng bao nhiêu? +Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời? +Sao kim có bao nhiêu vệ tinh? +Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu độ? +Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là bao nhiêu độ? 2-Phân công vị trí thực hành: - Hai học sinh trên một máy. - Giáo viên thao tác mẫu học sinh quan sát. - Gọi một số em lên thao tác lại. - Giáo viên theo dõi , uốn nắn học sinh thực hành. IV-Tổng kết bài học: - Giáo viên gọi một số nhóm lên thao tác và trả lời các câu hỏi , giáo viên nhận xét đánh giá. - Giáo viên yêu cầu học sinh thoát khỏi chương trình tắt máy. - Giáo viên nhận xét giờ học về ý thức, kỹ năng, thái độ. - Nhắc học sinh ôn tập chuẩn bị kiến thức giờ sau kiểm tra. ==================================== Hợp Tiến, ngày 20 tháng 10 năm 2007 Tổ trưởng Nguyễn Huy Tiến

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc