1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
Học sinh biết vai trò của biến trong lập trình;
Học sinh biết khái niệm biến.
1.2. Kĩ năng:
Nhận biết và khai báo biến trong chương trình
1.3. Thái độ:
Giáo dục học sinh tính tư duy sáng tạo
2.TRỌNG TÂM:
Nội dung phần 1 và 2
3. CHUẨN BỊ:
• Giáo viên:
- SGK, tài liệu, giáo án
- Đồ dùng dạy học như máy tính
• Học sinh:
- Đọc trước bài.
- SGK, đồ dùng học tập
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 Tuần 6 Tiết 11 Sử dụng biến trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 Tiết 11
Tuần 6
BÀI 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
Học sinh biết vai trò của biến trong lập trình;
Học sinh biết khái niệm biến.
1.2. Kĩ năng:
Nhận biết và khai báo biến trong chương trình
1.3. Thái độ:
Giáo dục học sinh tính tư duy sáng tạo
2.TRỌNG TÂM:
Nội dung phần 1 và 2
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
SGK, tài liệu, giáo án
Đồ dùng dạy học như máy tính
Học sinh:
- Đọc trước bài.
- SGK, đồ dùng học tập
4. TIẾN TRÌNH :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
- Kiểm tra sĩ số:
8a1.................... ..................;8a3...................................................
4.2. Kiểm tra miệng:
1. Viết lệnh in lên màn hình thông báo: ‘20 + 5 =’
2. Viết lệnh in lên màn hình kết quả phép toán: 20+5.
3. Viết lệnh điều khiển máy dừng lại đến khi nhấn phím enter thì tiếp tục.
Đáp án:
1. writteln(‘ 20+5=’,20+5);
2. Writeln( ( 20+5);
3. Readln
4.3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Học sinh biết vai trò của biến trong lập trình.
Hs: Đọc SGK để hiểu thế nào là biến.
Gv: Biến là gì? Biến có vai trò gì trong chương trình?
Gv: Viết lệnh in kết quả phép cộng 15+5 lên màn hình?
Hs: Trả lời
Gv: Muốn in lên màn hình kết quả của một phép tính khác thì làm thế nào?
Hs:
Gv: Đưa hình ảnh lên màn hình và phân tích gợi mở.
Hs: Quan sát, lắng nghe để hiểu
1. Biến là công cụ trong lập trình.
- Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu này có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
- Dữ liệu do biến lưu trữ được gọi là giá trị của biến.
* Ví dụ 1:
In kết quả phép cộng 15+5 lên màn hình viết lệnh:
writeln(15+5);
In lên màn hình giá trị của biến x + giá trị của biến y viết lệnh:
writeln(X+Y);
HOẠT ĐỘNG 2: HS biết khái niệm về biến
Hs nghiên cứu SGK.
Gv: Việc khai báo biến gồm khai báo những gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Viết một ví dụ về khai báo biến rồi giải thích thành phần
Hs: Lắng nghe và nắm vững kiến thức.
Gv: - Viết dạng tổng quát để khai báo biến trong chương trình.
Hs: Quan sát và ghi vở.
2. Khai báo biến
- Việc khai báo biến gồm:
+ Khai báo tên biến;
+ Khai báo kiểu dữ liệu của biến.
* Ví dụ:
Var n, m: interger;
s, dientich: real;
thongbao: string;
Trong đó:
var là từ khoá của ngôn ngữ lập trình dùng để khai báo biến,
m, n là các biến có kiểu nguyên (integer),
S, dientich là các biến có kiểu thực (real),
thong_bao là biến kiểu xâu (string).
Dạng tổng quát:
Var : ;
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
1/ Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng cho khai báo biến số?
a) var tb: real; b) var 4hs: integer; c) const x: real; d) var R = 30;
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
a) Đối với bài học ở tiết này:
Nắm vững khái niệm biến và chức năng của biến trong chương trình.
Học thuộc cách khai báo biến và lấy ví dụ.
b) Đối với bài học ở tiết sau
Đọc trước phần 3, 4 trong bài.
5. RUÙT KINH NGHIEÄM:
Nội dung
Phương pháp
Đddh+ thiết bị:
…………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiết 11.doc