I. Mục tiêu
- Nắm được hoạt động thông tin và tin học.
- Hiểu được vai trò quan trọng của thông tin trong cuộc sống của con người,phân biệt được các loại thông tin.
- Rèn luyện tính cần cù, chịu khó và ham học hỏi.
- Rèn luyện tư duy logic, tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, máy tính.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa Tin Học dành cho trung học cơ sở quyển 1.
- Đồ dùng học tập.
96 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Bài 1-14 - Trường THCS Phạm Công Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: .................
Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Tiết 1 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu
Nắm được thông tin là gì ?
Nắm được hoạt động thông tin của con người.
Hiểu biết về thông tin, phân loại được thông tin.
Hiểu được vai trò quan trọng của thông tin trong cuộc sống của con người.
Rèn luyện tính cần cù, chịu khó và ham học hỏi.
Rèn luyện tư duy logic, tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”.
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra
SGK, đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
GVDD vào bài: Trong cuộc sống sôi động và phát triển như hiện nay thì công nghệ thông tin không thể thiếu đối với mỗi con người. Vậy thông tin là gì? nó giúp ích gì cho con người? Để tìm hiểu điều đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong các bài học của bộ môn Tin học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin là gì và phân biệt được thông tin.
1. Thông tin là gì?
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 3
GV: Hàng này em tiếp nhận được nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau? Vậy em tiếp nhận ntn?
GV gọi một số HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV giải thích
- Để biết tình hình trên thế giới có chiến tranh hay không, xem Irac và Mỹ có còn xung đột nữa không thì chúng ta xêm thông tin thời sự trên truyền hình hay nghe đài.
- Khi đi trên đường phố đèn tín hiệu giao thông cho ta biết nên đi hay dừng lại. Đèn xanh cho phép các phương tiện đi lại, đèn đỏ các phương tiện không được đi lại.
Từ những giải thích trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận thông tin là gì?
GV đưa ra kết luận:
Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,..) và về chính con người.
HS đọc thông tin SGK
HS trả lời:
- Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước.
- Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó.
- Tín hiệu xanh đỏ của dèn tín hiệu giao thông trên đường phố cho em biết khi nào có thể qua đường.
- Tiếng trống trường báo hiệu cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp.
HS trả lời
- Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động thông tin của con người và vai trò quan trọng của thông tin trong cuộc sống.
2. Hoạt động thông tin của con người
DDVĐ: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin.
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 3-4
? Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là gì?
GV gọi 1 đến 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV nhận xét chung câu trả lời và giải thích rõ: Đối với mỗi người, hoạt động tin diễn ra như là một nhu cầu thường xuyên và tất yếu. Có thể nói, mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin cụ thể.
? Trong hoạt động thông tin, thông tin vào, thông tin ra, xử tí thông tin thì phần nào là quan trọng nhất?
? Mục đích chính của xử lí thông tin là gì?
Thông tin vào
Thông tin ra
Xử lí
GV treo bảng phụ mô hình quá trình xử lí thông tin
Mô hình quá trình xử lí thông tin
GV yêu cầu HS quan sát mô hình và vẽ vào vở
GV giải tích mô hình xử lí thông tin
Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào, còn thông tin nhậ được sau xử lí gọi là thông tin ra. Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí.
Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng.
HS nghe giảng
HS đọc thông tin SKG
HS trả lời
Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
HS nghe giảng
HS trả lời
Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin là quan trọng nhất.
HS trả lời
Mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên cơ sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết.
HS quan sát mô hình và vẽ vào vở.
HS nghe giảng và ghi bài.
4. Củng cố
GV đưa ra một số câu hỏi để củng cố bài học
1. Em cho biết thông tin là gì?
GV gọi một số HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
2. Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin?
GV yêu cầu HS làm theo nhóm vẽ và giải thích cụ thể
GV nhận xét bài của các nhóm
HS trả lời
Thông tin là tất cả những gì đem lại sử hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,...) và về chính con người.
HS vẽ và giải thích mô hình quá trình xử lí thông tin.
5. Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ
Đọc trước phần 3. Hoạt động thông tin và tin học
BTVN
Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.
Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
Ngày giảng: .......................
Tiết 2 THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu
Nắm được hoạt động thông tin và tin học.
Hiểu được vai trò quan trọng của thông tin trong cuộc sống của con người,phân biệt được các loại thông tin.
Rèn luyện tính cần cù, chịu khó và ham học hỏi.
Rèn luyện tư duy logic, tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án, SGK, máy tính.
Học sinh
Sách giáo khoa Tin Học dành cho trung học cơ sở quyển 1.
Đồ dùng học tập.
III. Hoạt động của dạy và học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thông tin là gì?
Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.?
-HS: trả lời câu hỏi.
- HS 1 trả lời:Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Ví dụ:Thông tin về thời tiết qua đài ti vi, trông vào lớp,...
- HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
ĐVĐ: Chúng ta đã biết thông tin và các hoạt động thông tin của con người .Vậy hoạt động thông tin và tin học ntn?
3. Bài mới
3.Hoạt động thông tin và tin học:
- GV cho HS đọc thông tin SGK trang4
- GV hỏi: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ vào đâu?
- GV các giác quan giúp được gì? bộ não giúp gì?
- GV con người sáng tạo ra các công cụ phương tiện khoa học để làm gì?
-GV máy tính được làm ra để làm gì?
-GV Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
-GV Máy tính ngoài việc tính toán còn có thể hỗ trợ con người lĩnh vực nào khác không?
GV: Chốt lại
Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu, thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp củ máy tính điện tử.
-HS đọc thông tin SGK
-HS trả lời:
+Nhờ giác quan và bộ não
- HS: Giác quan giúp tiếp nhân thông tin
- Bộ não giúp xử lý,biến đổi, lưu trữ
thông tin.
-HS +Các côngcụ khoa học sáng tạo ra để giúp những mặt hạn chế của giác quan và não bộ.
+ Máy tính hỗ trợ cho việc tính toán
HS: Nhiệm vụ chính là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt dộng thông tin một cách tự động.
HS: MT còn hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác.
Như intenet,soạn văn bản, vẽ đồ hoạ...
4. Củng cố
- Hãy lấy một số ví dụ về công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và não bộ?
-Một trong nhiện vụ chính của tin học lạ gì?
-HS: Kính thiên văn,điện thoại...
-HS: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu, thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp củ máy tính điện tử
5. Hướng dẫn về nhà
-Học lý thuyết SGK
-Trả lời các câu hỏi SGK trang 5
-Một trong nhiệm vụ chính của tin học là gì?
***************************************
Ngày giảng: .........................
Tiết 3. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN.
I. Mục tiêu
Học sinh biết được các dạng thông tin cơ bản.
Học sinh biết được cách biểu diễn thông tin trên máy tính điện tử.
Học sinh biết được các đơn vị lưu trữ thông tin
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”.
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6C
6B
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Cho biết các hoạt động thông tin của con người.
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
- HS 1 trả lời: Hoạt động thông tin của con người bao gồm việc nhận thức thông tin, xử lí thông tin, lưu trữ và truyền đạt thông tin.
- HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản
Thông tin xung quanh em tồn tại hết sức phong phú và đa dạng.
Hãy cho biết một vài ví dụ về thông tin và cho biết những thông tin đó thuộc những dạng nào?
1. Các dạng thông tin cơ bản.
HS thảo luận => Trả lời.
* Dạng văn bản:
- Được thể hiện bằng các ký tự và con số.
* Dạng hình hảnh
- Được thể hiện thông qua thị giác nhận biết được
* Dạng âm thanh:
- Được nhận biết thông qua thính giác
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin
Biểu diễn thông tin là ta làm gì với thông tin?
Có mấy cách thể hiện thông tin?
Ngoài các cách thể hiện thong tin bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh thông tin còn được thể hiện thông qua cách nào khác?
- Biểu diễn thông tin có vai trò ntn trong việc truyền và tiếp nhận thông tin?
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính
GV cho HS đọc thông tin trong SGK.
Thông tin trên máy tính được lưu trữ ở dạng nào?
- Thông tin trên máy tính được biến đổi như thế nào?
2. Biểu diễn thông tin
a) Biểu diễn thông tin.
HS thảo luận => Trả lời.
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin ở một dạng cụ thể nào đó.
Thông tin thường được biểu diễn dưới 3 dạng cơ bản: Văn bản, âm thanh và hình ảnh.
Ngoài 3 dạng cơ bản thông tin có thể được thể hiện ở một số dạng đặc biệt.
b) Vai trò của biểu diễn thông tin.
HS thảo luận => Trả lời.
Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định mọi hoạt động thông tin của con người.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
HS đọc thông tin SGK.
HS thảo luận => Trả lời.
- Bit là đơn vị biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử.
- Thông tin nhập vào máy tính sẽ được biến đổi thành dạng bit để xử lí và lưu trữ và sẽ được biến đổi trở lại 3 dạng cơ bản khi máy tính xuất dữ liệu.
4. Củng cố:
- Có mấy dạng thông tin cơ bản được sử dụng trong máy tính?
- Biểu diễn thông tin là gì?
GV nhận xét => KL
- Thông tin gồm 3 dạng cơ bản là dạng văn bản, âm thanh và dạng hình ảnh.
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới mộe dạng cụ thể nào đó.
5. Về nhà:
- Ôn bài cũ trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới.
***************************************
Ngày giảng: ...................
Tiết 4: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. Mục tiêu
Học sinh biết được một số khả năng của máy tính.
Học sinh biết được máy tính có thể làm được những việc gì.
Hiểu và làm quen với công nghệ thông tin.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”.
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Kể tên 3 dạng thông tin cơ bản, ngoài 3 dạng đó còn có dạng nào khác không?
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
- HS 1 trả lời: 3 dạng cơ bản là dạng văn bản, âm thanh và dạng hình ảnh. Ngoài ra còn có những dạng đặc biệt được tiếp nhận qua khứu giác, vị giác...
- HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
3. Bài mới
GVDD vào bài: Trong bài học trước ta đã được biết thông tin là gì và biết được các hoạt động thông tin và tin học. Vậy máy tính điện tử có những khả năng gì? để tìm hiểu điều đó chúng ta hãy cùng nhau giải quyết các vấn đề trong bài học ngày hôm nay để cùng nhau tìm ra đáp án cho câu hỏi này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính.
Hàng ngày em thường làm việc với máy tính. Hãy cho biết một vài khả năng của máy tính mà em biết.
GV cho HS kể ra những ví dụ minh hoạ cho từng khả năng của máy tính.
Một chiếc máy tính bình thường có thể lưu trữ được bao nhiêu quyển sách?
Máy làm việc có cần nghỉ ngơi như con người không?
1. Một số khả năng của máy tính
HS kể ra các khẳ năng của máy tính.
HS thảo luận => Trả lời.
- Khả năng tính toán nhanh
Đây chính là khả năng đầu tiên của máy tính khi được ra đời, máy tính hiện tại có thể tính toán được hàng tỉ phép tính trên một giây.
- Tính toán với độ chính xác cao.
Với máy tính hiện tại có thể tính toán các phép tính với độ sai số rất nhỏ gần như là bằng 0 sau hàng tỉ phép tính liền một lúc
- Khả năng lưu trữ lớn
Các thiết bị nhớ trong máy tính có thể trở thành kho lưu trữ thông tin khổng lồ
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
Máy tính có thể làm việc trong một thời gian dài mà không cần nghỉ.
4. Củng cố:
Máy tính có những khả năng gì?
GV nhận xét => KL.
HS1 trả lời câu hỏi
- Khả năng tính toán nhanh
- Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng làm việc không mệt mỏi
HS2 nhận xét --> góp ý.
5. Về nhà:
- Ôn bài cũ trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới.
****************************************
Ngày giảng:...............................
Tiết 5. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. Mục tiêu
Học sinh biết được máy tính có thể làm được những việc gì.
Biết được những hạn chế của máy tính hiện nay.
Hiểu và làm quen với công nghệ thông tin.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”.
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Máy tính điện tử có những khả năng gì?
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
HS 1 trả lời:
- Khả năng tính toán nhanh
- Độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
3. Bài mới
GVDD vào bài: Trong bài học trước ta đã được bết những khả năng của náy tính điện tử. Vậy với những khả năng đó máy tính có thể làm được những việc gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
GV đặt câu hỏi:
Máy tính có rất nhiều khả năng như vậy, vậy máy tính có thể làm được những việc gì?
GV tổng hợp các ý kiến và đưa ra KL.
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
HS thảo luận và đưa ra ý kiến.
- Thực hiện tính toán
- Thực hiện công việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Trong học tập và giải trí
- Trong điều khiển và rôbốt
- Trong liên lạc , tra cứu và internet
Hoạt động 2: Máy tính và những điều chưa thể
GV cho HS đọc và tìm hiểu thông tin SGK.
Máy tính không thể làm được những việc gì?
3. Máy tính và những điều chưa thể.
HS đọc thông tin SGK.
HS thảo luận => Trả lời.
Máy tính không phân biệt được mùi vị, không có cảm giác như con người.
Máy tính chưa có năng lực tư duy.
4. Củng cố:
Em hãy cho biết những ứng dụng của tin học trong đời sống?
GV nhận xét => KL.
HS trả lời:
- Thực hiện tính toán
- Thực hiện công việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Trong học tập và giải trí
- Trong điều khiển và rôbốt
- Trong liên lạc , tra cứu và internet
5. Về nhà:
- Ôn bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới.
**************************************
Ngày giảng:.........................
Tiết 6. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH.
I. Mục tiêu
Học sinh biết được mô hình xử lý thông tin trong máy tính
Học sinh biết được cấu trúc của máy tính điện tử.
Học sinh biết được các đơn vị lưu trữ thông tin
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
tranh ảnh và một số bộ phận của máy tính.
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Máy tính điện tử có thể làm được những công việc gì?
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
HS 1 trả lời:
- Thực hiện tính toán
- Thực hiện công việc văn phòng
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Trong học tập và giải trí
- Trong điều khiển và rôbốt
- Trong liên lạc , tra cứu và internet
HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
3. Bài mới
GVDD vào bài: Máy tính có thể làm được rất nhiều các công việc khác nhau. MTĐT bao gồm những gì, chức năng của nó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Mô hình quá trình 3 bước
GV đặt câu hỏi: Để giải một bài toán em thường giải quyết bằng mấy bước?
VD: Công việc nấu cơm
- Input: Gạo, nồi, lửa
- Xử lý: Vo gạo, cho gạo vào nồi, đặt lên bếp
- Output: cơm
1. Mô hình quá trình ba bước.
HS trả lời.
- Bất kỳ một công việc nào cĩng được giải quyết theo 3 bước, máy tính cũng như vậy đều trải qua 3 bước là nhập --> xử lí và xuất dữ liệu.
Input
Output
Xử lý
- INPUT: Là những thông tin đầu vào
- OUTPUT: Là những thông tin đầu ra
Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
GV cho HS quan sát tìm hiểu sơ đồ cấu trúc của MTĐT.
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
HS đọc và nghiên cứu thông tin SGK.
HS quan sát sơ đồ.
BỘ NHỚ NGOÀI
THIẾT BỊ VÀO
(INPUT DEVICE)
THIẾT BỊ
RA
BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM
(CETRE PROCCESSING UNIT)
BỘ ĐIỀU KHIỂN
BỘ LOGIC/SỐ HỌC
BỘ NHỚ TRONG
MTĐT bao gồm những thành phần nào?
Bộ xử lí trung tâm làm nhiệm vụ gì?
Bộ nhớ của MTĐT có chức năng gì?
Đơn vị dùng để đo dung lượng bộ nhớ là gì?
GV treo bảng một số đơn vị đo thông tin cho HS quan sát.
Ta thường nhập dữ liệu vào máy tính từ đâu? đọc thấy dữ liệu ra ở đâu?
a. Bộ xử lý trung tâm(CUP).
HS đọc và nghiên cứu thông tin SGK.
HS thảo luận => Trả lời.
Là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện chương trình
b. Bộ nhớ trong
HS đọc và nghiên cứu thông tin SGK.
Được dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu đưa vào cũng như dữ liệu thu được trong quá trình xử lý
c. Bộ nhớ ngoài
Dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong
d. Thiết bị vào/ ra
HS trả lời.
- Thiết bị vào: Bàn phím, chuột, máy quét. .
- Thiết bị ra: Màn hình, máy in...
4. Củng cố:
- Quá trình 3 bước trong máy tính là những quá trình nào?
- Cấu trúc của máy tính bao gồm những thành phần nào?
GV nhận xét => KL.
- HS lên bảng vẽ mô hình quá trình 3 bước.
- HS lên bảng chỉ và đọc tên các thành phần trên sơ đồ cấu trúc MTĐT.
5. Về nhà:
- Ôn bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới
*************************************
Ngày giảng:.....................
Tiết 7. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH.
I. Mục tiêu
Học sinh biết được máy tính là một công cụ xử lí thông tin.
Học sinh biết được phần mềm máy tính là gì, biết cách phân loại phần mềm.
Học sinh có ý thức tìm hiểu và lòng say mê môn học.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Cấu trúc chung của MTĐT gồm những gì? Kể tên một số thiết bị vào, ra.
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
HS 1 trả lời:
HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
3. Bài mới
GVDD vào bài: Máy tính có thể làm được rất nhiều các công việc khác nhau. Vì sao máy tính lại có thể làm được như vậy, cái gì điều khiển nó làm những công việc đó? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động1: Máy tính là một công cụ xử lý thông tin.
GV co HS quan sát mô hình quá trình hoạt động 3 bước của MTĐT.
GV cho HS tìm hiểu thâng tin SGK.
Kể tên các thiết bị thực hiện từng bước trong quá trình.
Việc xử lí thông tin của MT diễn ra như thế nào?
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin.
HS quan sát.
Input
Output
Xử lý và lưu trữ
HS trả lời.
- Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu. Nó trở thành
một quá trình xử lý thông tin (hoạt động thông tin).
Các quá trình đó được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Hoạt động 2: Phần mềm và phân loại phần mềm.
GV cho HS biết thông tin : tất cả các thiết bị vật lý trong máy tính mà ta có thể cảm nhận được đó là phần cứng.
Vậy phần mềm là gì? làm thế nào để máy tính có thể hoạt động được?
GV kể tên một vài phần mềm và nêu ứng dụng của chúng.
Yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau cơ bản của các phần mềm đó.
4. Phần mềm và phân loại phần mềm
* K/n về phần mềm:
HS trả lời.
Phần mềm máy tính là tất cả tất cả những chương trình được chạy trong máy tính.
* Phân loại phần mềm
HS trả lời.
- Phần mềm máy tính được chia làm 2 loại chính là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
4. Củng cố:
- Thế nào là phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng nêu VD?
GV nhận xét => KL.
- Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng có thể hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.
- Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể của công việc.
5. Về nhà:
- Ôn bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài mới.
**************************************
Ngày giảng: ......................
Tiết 8. Bài thực hành 1:
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH.
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân
- Biết cách bật/ tắt máy tính
- Làm quen với bàn phím và chuột
- Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”.
Phòng máy.
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Cấu trúc chung của MTĐT gồm những gì? Kể tên một số thiết bị vào, ra.
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
HS 1 trả lời:
HS còn lại theo dõi câu trả lời và nhận xét.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân.
Khi làm việc với máy tính ta nhập dữ liệu vào từ những đâu?
GV giới thiệu về bàn phím và chuột.
GV giới thiệu các bộ phận trên thân máy
GV chỉ rõ từng bộ phận trên thân máy.
Khi làm việc với máy tính ta nhận được tín hiệu đầu ra ở những bộ phận nào?
GV cho HS quan sát máy tính đang làm việc để nhận biết.
GV giới thiệu các thiết bị lưu trĩư trên máy tính.
GV cho HS quan sát mô hình cấu trúc chung của máy tính điện tử.
Chỉ và gọi tên các bộ phận của MTĐT.
1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân.
a) Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản.
HS trả lời.
- Bàn phím: là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính.
- Chuột: Là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu.
b) Thân máy.
HS quan sát, ghi nhớ.
- Bộ vi xử lí.
- Bộ nhớ: Ram, Rom.
- Bảng mạch và nguồn điện...
c) Các thiết bị xuất dữ liệu.
HS quan sát --> trả lời.
- Màn hình.
- Máy in.
- Loa....
d) Các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
HS quan sát và ghi nhớ.
- Đĩa cứng, đĩa mềm, USB...
e) Các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh.
HS lên bảng chỉ rõ và gọi tên từng bộ phận của MTĐT.
Hoạt động 2: Khởi động máy và làm quen với bàn phím và chuột.
GV hướng dẫn HS các bước khởi động máy tính.
GV theo dõi nhắc nhở từng nhóm thực hiện theo đúng quy trình.
2. Khởi động máy và làm quen với bàn phím và chuột.
HS thực hiện thao sự hướng dẫn của GV.
1. Mở máy
Bước 1: Kiểm tra nguồn điện
Bước 2: Bật nút Power trên cây
Bước 3: Đợi ít phút cho máy tính nạp hệ điều hành sau đó làm việc
4. Củng cố:
- Trên bàn phím thông thường có bao nhiêu phím, chức năng của từng phím?
- Khởi động máy tính như thế nào?
5. Về nhà:
- Ôn bài cũ
- Chuẩn bị bài mới.
*********************************************
Ngày giảng:......................
CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tiết 9. LUYỆN TẬP CHUỘT.
I. Mục tiêu
- Biết được cấu trúc của chuột
- có thể thao tác với chuột
- Có thể sử dụng phần mềm Mouse Skill để thao tác với chuột.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
Giáo án và sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”.
Phòng máy.
Học sinh
Sách giáo khoa “Tin học dành cho trung học cơ sở – Quyển 1”
Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy – học
1. Tổ chức
- ổn định lớp
- Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
6A
6B
6C
6D
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
Kể tên một số thiết bị nhập và xuất dữ liệu của MTĐT.
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS: trả lời câu hỏi.
HS 1 trả lời:
Thiết bị nhập: Chuột, bàn phím, máy quét.....
Thiết bị xuất: Màn hình, máyin.......
HS còn lại theo dõi à nhận xét.
3. Bài mới
GVDD vào bài: Trong cấu trúc của MTĐT có các thiết bị nhập và xuất dữ liệu, tr
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_bai_1_14_truong_thcs_pham_cong_binh.doc