Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì 1

A. Mục đích yêu cầu:

ã Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản

ã Biết khái niệm biểu diễn thông tin

B. Phương pháp, phương tiện:

ã Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét.

ã HS đọc SGK, trao đổi lại và giáo viên tổng kết.

C. Lưu ý sư phạm

 Tận dụng vốn kiến thức học sinh có thể thu nhận được từ đời sống thực tế

D. Hoạt động dạy học

 I. ổn định lớp.

 Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ.

1. Hãy nêu một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người.

2. Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.

 

doc123 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Chương trình học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Làm quen với tin học và máy tính điện tử Tuần 01 Tiết 01 Ngày soạn : / 09/ 2007 Ngày dạy : / 09/ 2007 Bài 1. Thông tin và tin học A. Mục đích yêu cầu: Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. B. Phương pháp, phương tiện dạy học: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết " một cách tự nhiên" của học sinh. HS đọc SGK, quan sát và tổng kết. C. Lưu ý sư phạm Nên để HS "cảm nhận đúng" dần dần các khái niệm, không đòi hỏi các HS hiểu các ĐN, khái niệm một cách chính xác, khoa học ngay. Tận dụng những kiến thức mà HS có thể đã biết qua đời sống xã hội. Có thể coi HS đã biết một số kiến thức để xây dựng khái niệm, kiến thức mới, sau đó sẽ quay lại chính xác hoá kiến thức được coi là đã biết của HS sau. D. Hoạt động dạy học I. ổn định lớp. Vắng: II. Kiểm tra bài cũ. III. Dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Thông tin là gì Đặt vấn đề "thông tin" *GV: 1. Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức gì ? 2. Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em điều gì ? 3. Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông cho biết điều gì ? 4. Tiếng trống trường cho em biết điều gì ? HS: 1. ...biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới. 2. ...hướng dẫn em cách đi đến một nơi cụ thể nào đó 3. ...cho em biết khi nào có thể qua đường. 4. ...báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp. Câu 1: Vậy các hiểu biết về một con người hay đối tượng cụ thể gọi là gì ( thông tin) GV cũng có thể đưa một vật dụng và cho HS mô tả - từ đây đưa ra KN thông tin: "sự hiểu biết về một đối tượng" GV: Giới thiệu cách viết tập hợp bàng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử. GV: Giới thiệu Có thể dùng sơ đồ Ven để biểu diễn một tập hợp: Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người Câu 2: Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào Các dạng thông tin: Văn bản, âm thanh, hình ảnh. Có thể mở rộng hơn về các dạng thông tin khác - như phim ảnh (mở rộng của hình ảnh) và các dạng như mùi vị, cảm giác...nhưng đây là phạm trù mà máy tính đang hướng tới nên chưa đưa ra ở đây. Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn lưu trữ, trao đổi và xử lý thông tin Hoạt động 3: Đưa ra khái niệm xử lý Câu 3: Trong cuộc sống cái quan trọng là biết vận dụng những gì ta biết vào công việc. Ví dụ: Chuẩn bị đi công việc nhìn thấy chuồn chuồn bay thấp, ta mang theo áo mưa vì biết sẽ mưa...Quá trình từ một hoặc vài thông tin em có, em đưa ra một kết luận - Theo em gọi là gì GV: Sự phát triển của công nghệ thông tin xuất phát từ chính nhu cầu khai thác và xử lý thông tin của con người GV nêu mô hình xử lý thông tin. 1. Thông tin là gì * Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người 2. Hoạt động thông tin của con người Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. *KN xử lý thông tin: Quá trình từ một hoặc vài thông tin em có, em đưa ra một kết luận gọi là xử lý thông tin. * Mô hình quá trình xử lý thông tin - Thông tin trước xử lý được gọi là thông tin vào. - Thông tin nhận được sau xử lý được gọi là thông tin ra Thông tin vào thông tin ra Xử lý Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng IV- Củng cố: Hãy dựa trên kiến thức thu thập được buổi hôm nay các em hãy trình bày lại trong vở - dựa trên các câu hỏi gợi ý trong SGK và sau phần trình bày không quá 1 trang 1. Thông tin là gì ? 2. Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó. 3. Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác . HD: 3. Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh,...Hiện tại máy tính chưa có khả năng thu thập và xử lý các thông tin dạng này. V- Hướng dẫn VN Học thuộc các khái niệm, trả lời tốt các câu hỏi trong SGK Soạn trước các phần còn lại trong bài 1. Tuần 01 Tiết 02 Ngày soạn : / 09/ 2007 Ngày dạy : / 09/ 2007 Bài 1. Thông tin và tin học A. Mục đích yêu cầu: Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. B. Phương pháp, phương tiện dạy học: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết " một cách tự nhiên" của học sinh. HS đọc SGK, quan sát và tổng kết. C. Lưu ý sư phạm Nên để HS "cảm nhận đúng" dần dần các khái niệm, không đòi hỏi các HS hiểu các ĐN, khái niệm một cách chính xác, khoa học ngay. Tận dụng những kiến thức mà HS có thể đã biết qua đời sống xã hội. Có thể coi HS đã biết một số kiến thức để xây dựng khái niệm, kiến thức mới, sau đó sẽ quay lại chính xác hoá kiến thức được coi là đã biết của HS sau. D. Hoạt động dạy học I. ổn định lớp. Vắng: II. Kiểm tra bài cũ. 1. Thông tin là gì ? 2. Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó. 3. Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác. III. Dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 4: Bộ xử lý Câu 4: Thông thường em thấy một thiết bị điện tử như TV, máy điều hoà không khí có điều khiển từ xa có thể ra lệnh được VD: tắt/ mở, điều chỉnh nhiệt độ hoặc âm thanh; theo em các thiết bị đó có gì mà làm được điều đó ? Hoạt động 5: Hoạt động thông tin và tin học GV: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các bộ phận nào trong cơ thể GV: Nhiệm vụ chính của tin học là gì ? * Ghi nhớ: (cho HS đọc ghi nhớ SGK) * Khái niệm bộ vi xử lý Thông thường em thấy một thiết bị điện tử như TV, máy điều hoà không khí có điều khiển từ xa có thể ra lệnh được, đó chính là bộ vi xử lý. KL: Bộ vi xử lý chính là phần quan trọng nhất trong một máy tính điện tử. Chương trình môn học này chúng ta gọi là môn Tin học - môn học về xử lý thông tin chủ yếu với máy tính điện tử. 3. Hoạt động thông tin và tin học - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các giác quan và bộ não. - Các giác quan giúp tiếp nhận thông tin. - Bộ não thực hiện việc xử lý, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin thu nhận được - Khả năng của các giác quan và bộ não con người trong hoạt động thông tin có hạn, máy tính điện tử được làm ra để hỗ trợ công việc tính toán của con người - Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử * Ghi nhớ: - Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. - Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin. Xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. - Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử IV- Củng cố: Hãy dựa trên kiến thức thu thập được buổi hôm nay các em hãy trình bày lại trong vở - dựa trên các câu hỏi gợi ý trong SGK và sau phần trình bày không quá 1 trang 1. Thông tin là gì ? 2. Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó. 3. Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác . 4. Hãy nêu một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người. 5. Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. HD: 3. Ví dụ như mùi (thơm, hôi), vị (mặn, ngọt) hay những cảm giác khác như nóng, lạnh,...Hiện tại máy tính chưa có khả năng thu thập và xử lý các thông tin dạng này. 5. Chiếc cân để giúp phân biệt trọng lượng, nhiệt kế để đo nhiệt độ, la bàn để định hướng,... V- Hướng dẫn VN Học thuộc các khái niệm, trả lời tốt các câu hỏi trong SGK Soạn trước bài 2 Tuần 02 Tiết 03 Ngày soạn : / 09/ 2007 Ngày dạy : / 09/ 2007 Bài 2. Thông tin và biểu diễn thông tin A. Mục đích yêu cầu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản Biết khái niệm biểu diễn thông tin B. Phương pháp, phương tiện: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. HS đọc SGK, trao đổi lại và giáo viên tổng kết. C. Lưu ý sư phạm Tận dụng vốn kiến thức học sinh có thể thu nhận được từ đời sống thực tế D. Hoạt động dạy học I. ổn định lớp. Vắng: II. Kiểm tra bài cũ. 1. Hãy nêu một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người. 2. Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. III. Dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản GV: Hãy cho biết các dạng thông tin em biết HS: Có thể nhận biết được thông tin nhờ hình ảnh, âm thanh, hoặc văn bản. GV: Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, hình ảnh và âm thanh GV mở rộng giới thiệu các dạng thông tin kết hợp cho những cảm nhận và hiểu biết chính xác hơn, VD hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh (phim ảnh) GV lưu ý HS: ba dạng thông tin đã trình bày trong SGK không phải là tất cả các dạng thông tin có thể. Trong cuộc sống con người còn thường thu nhận thông tin dưới dạng khác: mùi vị, cảm giác (nóng lạnh, vui buồn...). Nhưng hiện tại ba dạng thông tin nói trên là những dạng thông tin cơ bản mà máy tính có thể xử lý được. Con người luôn nghiên cứu các khả năng để có thể xử lý các dạng thông tin khác. Trong tương lai có thể máy tính sẽ lưu trữ và xử lý được các dạng thông tin ngoài ba dạng cơ bản nói trên. Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin + Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. + Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và ký hiệu toán học. + Để mô tả một hiện tượng vật lý, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học. + Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể, vv... GV: Bản thân thông tin là một khái niệm phi vật chất. Chúng ta thường tiếp xúc với thông tin qua các dạng biểu diễn thông tin trên các vật mang thông tin cụ thể Ba dạng thông tin cơ bản đã đề cập ở trên, về thực chất, chỉ là các cách biểu diễn thông tin mà thôi. Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau, chẳng hạn để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời, hoạ sĩ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ, cùng các con số có thể biểu diễn dưới dạng bảng hay đồ thị,... Biểu diễn thông tin nhằm mục đích lưu trữ và chuyển giao thông tin thu nhận được. Mặt khác thông tin cần được biểu diễn dưới dạng có thể "tiếp nhận được" (đối tượng nhận thông tin có thể hiểu và xử lý được) 1. Các dạng thông tin cơ bản Có 3 dạng thông tin cơ bản trong tin học là văn bản, âm thanh và hình ảnh * Dạng Văn bản Những gì ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí...là các ví dụ về thông tin ở dạng văn bản. * Dạng hình ảnh Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo, các nhân vật trong phim hoạt hình, tấm ảnh chụp người bạn ...cho chúng ta thông tin ở dạng hình ảnh *Dạng âm thanh Tiếng đàn Pianô từ cửa sổ nhà bên, tiếng chim ca lảnh lót mỗi buổi sớm mai, tiếng còi xe ô tô em nghe trên đường tới trường ...là những ví dụ về thông tin ở dạng âm thanh. 2. Biểu diễn thông tin *Biểu diễn thông tin Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó *Vai trò của biểu diễn thông tin - Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với việc truyền và tiếp nhận thông tin. VD: Việc mô tả bằng lời về hình dáng hoặc tấm ảnh của người bạn chưa quen cho em một hình dung về bạn ấy, giúp em nhận ra bạn ở lần gặp đầu tiên. - Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tin, không chỉ cho những người đương thời mà cho cả thế hệ tương lai. VD: Các hình vẽ của người xưa khắc hằn trong hang động cho ta biết được phần nào về cuộc sống con người thời cổ đại. Những tấm bia như bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội cho ta thông tin về các sự kiện và con người cách xa ta hàng trăm năm lịch sử... - Biểu diễn thông tin còn có vai trò quyết định với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng V. Củng cố - Làm các câu hỏi trong SGK và câu hỏi sau: ? Người ta dùng các đơn vị nào để đo thông tin ( Tera Byte, Giga Byte, Mega byte, Kilo Byte, Byte, mỗi đơn vị hơn kém nhau 1024 lần ? Hãy chọn câu trả lời đúng: 21 MB bằng (A) 21 000 000 byte; (B) 21 504 000 byte; (C) 22 020 096 byte (đáp án C đúng) VI. HDVN - Học thuộc bài - Tìm hiểu bảng mã ASCII ====================================================== Tuần 02 Tiết 04 Ngày soạn : / 09/ 2007 Ngày dạy : / 09/ 2007 Bài 2. Thông tin và biểu diễn thông tin A. Mục đích yêu cầu: và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít. B. Phương pháp, phương tiện: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. HS đọc SGK, trao đổi lại và giáo viên tổng kết. C. Lưu ý sư phạm Tận dụng vốn kiến thức học sinh có thể thu nhận được từ đời sống thực tế D. Hoạt động dạy học I. ổn định lớp. Vắng: II. Kiểm tra bài cũ. 1. Theo em tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit. III. Dạy học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng *Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính GV: Sự chuyển tiếp tự nhiên từ các kiến thức đã được truyền đạt ở trên sẽ dẫn tới cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít vì máy tính có thể lưu giữ và xử lý được các dãy bít. GV chỉ cần dừng lại ở phát biểu: Thông tin được biểu diễn dưới dạng các dãy bít và dùng các dãy bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản trong máy tính là đủ, không cần đi sâu giải thích như thế nào và tại Sao. Thuật ngữ bít được sử dụng trong định nghĩa của nhiều khái niệm khác nhau: đơn vị đo thông tin, vị trí lưu thông tin, các số nhị phân,... Trong bài này có thể hiểu nôm na rằng bít là đơn vị (vật lý) có thể có một trong hai trạng thái có hoặc không. Chúng ta sử dụng hai kí hiệu 0 và 1 để biểu diễn trạng thái của một bít. Làm việc với hai ký hiệu 0 và 1 (số nhị phân) tương đương với làm việc với các trạng thái của bít. Khái niệm dữ liệu theo nghĩa đời thường còn được hiểu là số liệu "thô", thông tin "thô". Người ta thường hay nói "kết xuất thông tin từ dữ liệu", nghĩa là xử lý dữ liệu để nhận được thông tin có ích, thông tin dễ hiểu và dễ thu nhận Trong tin học chúng ta lại hiểu rằng dữ liệu là dạng biểu diễn của thông tin và được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính. GV lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn với nghĩa đời thường của dữ liệu. SGK không đi sâu vào các chi tiết kỹ thuật nên GV trình bày ngắn gọn là "giản đơn trong kĩ thuật thực hiện". GV giải thích các thành phần quan trọng của máy tính, ví dụ như bộ xử lý trung tâm, về mặt vật lý chính là một tổ hợp của rất nhiều mạch điện, tổ hợp logic các trạng thái của các mạch điện đó cho ta kết quả hoạt động của bộ xử lý trung tâm. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính - Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tùy theo mục đích và đối tượng dùng tin VD: Với người khiếm thính thì không thể dùng âm thanh, với người khiếm thị thì không thể dùng hình ảnh. - Để máy tính trợ giúp được con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. Đối với các máy tính thông dụng hiện nay, dạng biểu diễn ấy là dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai ký hiệu 0 và 1. Nói cách khác, để máy tính có thể xử lý, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bít. - Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu - Hai ký hiệu 1 và 0 tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện - Với vai trò như là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình sau: +Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bít. + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bít thành một trong các dạng quen thuộc với con người: Văn bản, âm thanh và hình ảnh. * Ghi nhớ: - Ba dạng cơ bản của thông tin là văn bản, hình ảnh và âm thanh. - Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. - Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người. - Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. - Để máy tính có thể xử lý, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy bít chỉ gồm hai ký hiệu 0 và 1. V. Củng cố - Nhắc lại ghi nhớ VI. HDVN - Làm các câu hỏi trong SGK Tuần 03 Tiết 05 Ngày soạn : / 09/ 2007 Ngày dạy : / 09/ 2007 Bài 3: em có thể làm được gì nhờ máy tính I. Mục đích, yêu cầu - Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. - Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn II. Phương pháp, phương tiện - Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. - Học sinh đọc SGK, trao đổi lại và GV tổng kết Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính 1. GV trực quan trong trường hợp có thể sử dụng máy tính trên lớp, với mỗi khả năng của máy tính nên có VD minh hoạ trực tiếp. Chẳng hạn, về các khả năng tính toán nhanh và tính toán chính xác, GV sử dụng chương trình Microsoft Excel hay Calculator trong Windows quan sát ngay được kết quả tính toán. Về khả năng lưu trữ lớn có thể giới thiệu khả năng lưu trong đĩa cứng hay đĩa CD. Hoạt động 2: ứng dụng của máy tính Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì Cho HS thảo luận những ứng dụng của máy tính rồi rút ra kết luận. GV: yêu cầu HS nêu VD cụ thể Hoạt động 3: Hạn chế của máy tính Nói lên cái chưa được của máy tính 1. Một số khả năng của máy tính * Khả năng tính toán nhanh * Tính toán với độ chính xác cao * Khả năng lưu trữ lớn *Khả năng "làm việc" không mệt mỏi 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì ? * Thực hiện các tính toán - Giải quyết các bài toán kinh tế và KHKT đòi hỏi khối lượng tính toán vô cùng lớn, nhiều trường hợp con người không có khả năng thực hiện * Tự động hoá các công việc văn phòng. - Dùng máy tính để soạn thảo, trình bày và in ấn văn bản như các công văn, lá thư, bài báo... - Dùng thuyết trình trong các hội nghị hay lập lịch làm việc. * Hỗ trợ công tác quản lý - Các thông tin liên quan tới con người, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh, thành tích học tập...được tập hợp và tổ chức thành các cơ sở dữ liệu lưu giữ trong máy tính để phục vụ nhu cầu quản lý và ra quyết định *Công cụ học tập và giải trí - Có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, thực hiện các thí nghiệm vật lý, hóa học...nghe nhạc, xem phim, chơi trò chơi, sáng tác nhạc, vẽ tranh... nhờ máy tính *Điều khiển tự động và robot - Máy tính có thể dùng để điều khiển tự động các dây chuyền sản xuất như dây chuyền lắp ráp ô tô, xe máy, điều khiển các vệ tinh, các tàu vũ trụ... - Nhờ máy tính được lắp đặt bên trong, các robot ngày nay đã làm thay con người nhiều việc nặng nhọc hoặc trong môi trường độc hại. *Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Các máy tính hiện nay có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính với quy mô toàn cầu như mạng Internet. Khi máy tính được kết nối Internet, em có thể đảm bảo các mối liên hệ thường xuyên với bạn bè, người thân thông qua thư điện tử, các diễn đàn điện tử hoặc trao đổi trực tuyến. 3. Máy tính và điều chưa thể - Máy tính là công cụ tuyệt vời. Tuy nhiên, tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. * Ghi nhớ: - Máy tính là một công cụ đa dụng và có những khả năng to lớn. - Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. V. Củng cố 1. Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu ? 2. Hãy kể thêm một vài VD về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính điện tử ? 3. Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay ? VI. HDVN Học thuộc bài trong SGK Tuần 03 Tiết 06 Ngày soạn : / / 2007 Ngày dạy : / / 2007 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính I. Mục đích, yêu cầu - Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân. - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính - Biết được máy tính hoạt động theo chương trình. - Biết thế nào là một hệ tin học và phân loại phần mềm. II. Phương pháp, phương tiện - Đặt vấn đề để HS trao đổi và đưa nhận xét. - Một máy tính tháo rời hoặc bo mạch chính cũ trên đó có CPU, RAM các đầu nối để HS quan sát. - HS quan sát trên máy tính trong tiết thực hành, đọc SGK, trao đổi lại và sau đó tổng kết ở tiết luyện tập. III. Lưu ý sư phạm Sử dụng phương pháp quan sát, trực quan. IV. Hoạt động dạy học I. ổn định lớp. Vắng: II. Kiểm tra bài cũ. 1. Nêu một số khả năng của máy tính 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì 3. Nêu những hạn chế của máy tính. III. Dạy học bài mới. V. Nội dung Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng *Hoạt động1: Mô hình quá trình ba bước GV mở đầu bằng việc trao đổi với HS về các công việc quen thuộc hàng ngày của các em. Cố gắng gợi ý để các em tách công việc đó thành 3 bước. GV: Đề nghị các HS theo cơ chế nhóm bàn bạc và đưa ra các VD về mô hình ba bước mà các em đã gặp. Thông qua đó thầy trò cùng kết luận. Trên cơ sở mô hình hoá nhiều hoạt động cụ thể bằng mô hình 3 bước từ đây GV hoặc 1 HS trình bày lại mô hình hoạt động thông tin của con người (đã được trình bày trong bài 1) từ đó rút ra kết luận về mô hình xử lý thông tin cũng là một mô hình 3 bước. *Hoạt động 2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử Khi giới thiệu cấu trúc và các thành phần của máy tính, GVsử dụng một máy tính làm giáo cụ trực quan. Nhấn mạnh các loại máy tính khác nhau đều có chung một sơ đồ cấu trúc giống nhau gồm các thành phần chính sau CPU (bộ xử lý trung tâm), bộ nhớ, thiết bị vào và thiết bị ra. Để giới thiệu các thành phần của máy tính, GV kết hợp thực hiện một số thao tác minh họa. Chẳng hạn chạy chương trình Calculator hoặc Notepad, các trò chơi đơn giản...Khi giới thiệu thiết bị vào/ra nên thực hiện một số thao tác liên quan đến thiết bị đó. Thuật ngữ bộ nhớ ngoài được sử dụng để gọi các thiết bị lưu trữ thông tin (đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD...) 1. Mô hình quá trình ba bước Nhập Xử lý xuất (Input) (OUTPut) VD: SGK-Tr14 - Bất kỳ quá trình xử lý thông tin nào cũng là một quá trình 3 bước như trên. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình 3 bước 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử - Cấu trúc gồm các khối chức năng: bộ xử lý trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra để lưu giữ thông tin trong quá trình xử lý, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nh - Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính (gọi tắt là chương trình) do con người lập ra. - Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. * Bộ xử lý trung tâm (CPU) - Bộ xử lý trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. * Bộ nhớ - Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. - Người ta chia bộ nhớ thành 2 loại: Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt toàn bộ thông tin trong RAM sẽ bị mất đi. Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB)...Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị ngắt đi khi ngắt điện. Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít). Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan