A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs :
+ Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
+ Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của R và G. Từ đó nhận biét được xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhâ và hận thù dai dẳng giưa hai dòng họ và quyết tâm của hai người hướng tới xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.
+ Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình người cao đẹp, là động lực sẽ giúp con người vượt qua mọi định kiến và hận thù.
B- Phương pháp, phương tiện.
+ Giáo viên : Sgk, Sgv , Giáo án, Sách báo tham khảo ; và tài liệu liên quan tới bài giảng.
+ Học sinh : Vở soạn ; vở ghi ; sgk, sách tham khảo, soạn bài và đọc trước tài liệu liên quan tới bài học.
C. Tiến trình dạy học:
1, ổn định tổ chức : Sĩ số lớp :
2, Kiểm tra bài cũ :
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tình yêu và thù hận (trích rô-Mê-ô và giu-li-ét) uy-li-am sếch-xpia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 61,62
Ngày soạn : 12/12/2008
Ngày dạy : 13/12/2008
Tình yêu và thù hận
(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
Uy-li-am Sếch-xpia
A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs :
+ Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
+ Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của R và G. Từ đó nhận biét được xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhâ và hận thù dai dẳng giưa hai dòng họ và quyết tâm của hai người hướng tới xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.
+ Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình người cao đẹp, là động lực sẽ giúp con người vượt qua mọi định kiến và hận thù.
B- Phương pháp, phương tiện.
+ Giáo viên : Sgk, Sgv , Giáo án, Sách báo tham khảo ; và tài liệu liên quan tới bài giảng.
+ Học sinh : Vở soạn ; vở ghi ; sgk, sách tham khảo, soạn bài và đọc trước tài liệu liên quan tới bài học.
C. Tiến trình dạy học:
1, ổn định tổ chức : Sĩ số lớp :
2, Kiểm tra bài cũ :
3, Giới thiệu bài mới :
Họat động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Gv : Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn và hỏi : Em hãy cho biết phần tiểu dẫn cho biết những điều gì về tác giả ?
Gv giảng : Thời phục hưng : thấy thời cổ đại con người được tự do nên họ đã sáng tạo nghệ thuật đích thực, => quay trở lại khám phá những giá trị của thời cổ đại => dấy lên phong trào đòi tự do dân chủ, đòi hạnh phúc cá nhân và đấu tranh cho con người.
Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm và tóm tắt tác phẩm ? Đoạn trích nằm ở vị trí nào ?
+ Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch : Khát vọng tình yêu và hoàn cảnh thù địch của dòng họ (xã hội).
+ Chủ đề : Khẳng định và ngợi ca sức mạnh của tình yêu tự do, khát vọng yêu đương, sức sống và sức vươn dậy vượt qua hoàn cảnh trói buộc để có tình yêu, hạnh phúc của con người.
+ Giá trị : lời kết án và tố cáo đanh thép thành kién phong kiến, nguyên nhân thù hận của tình người, hạnh phúc, chủ nghĩa nhân văn.
Hai nhân vật ở đây xuất hiện trong hoàn cảnh nào và thời gian nào ? Đoạn trích có bao nhiêu lời thoại ? Theo em sáu lời thoại đầu và các lời thoại sau có gì khác nhau ? Hãy nhận xét về sáu lời thoại ấy ?
Dẫn chứng :
+ R : ấy khe khẽ chứ ; ôi đấy là người ta yêu ; ôi giá nàng biết nhỉ...vừng dương lộng lẫy của ta ơi ; hỡi nàng tiên lộng lẫy hãy nói nữa đi ; kìa nàng tì tay lên má ; ôi ước gì ta là chiéc bao tay để được mơn trớn gò má ấy...
+ G : Sao chàng lại là R ; mình cứ nghe thêm nữa hay mình lên tiếng nhỉ... R chàng ơi hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi...
Thù hận ở đây xuất phát từ đâu ? Nó được thể hiện như thế nào và nỗi ám ảnh về thù hận xuất hiện ở ai nhiều hơn ? Họ nhắc đến thù hận trong khi bày tỏ tình yêu để làm gì ?
Dẫn chứng :
+ G :chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi ; chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi ; nơi tử địa ; họ mà bắt gặp anh ; em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây...=> Thể hiện nỗi ám ảnh về thù hận và sự lo lắng cho R của G .
+ R : Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là R ; Tôi thù ghét cái tên tôi ; Chẳng phải R cũng chẳng phải Môn- ta-ghiu.
Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong lời thoại của thiên nhiên như thế nào và có ý nghĩa gì ? R đã so sánh và liên tưởng ra sao, chàng đã hình dung vẻ đẹp của G như thế nào và nó thể hịên được điều gì ở tâm trạng của chàng ?
So với tâm trạng của R tâm trạng của G có gì khác ? Vì sao ? Lời độc thoại đầu tiên của G : Ôi chao nói lên điều gì ?
Gv Giảng : R và G đã gặp nhau trong lễ hội hoá trang và cả hai đều nhận ra sự ngang trái của tình yêu của mình :
+ R : “Nàng là họ Ca-piu-lét sao ? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù”
+ G : “ Một mối thù sinh một mối tình
Vội chi sớm gặp, biết đành muộn sao !
Tình đâu trắc trở gian lao
Hận thù mà lại khát khao ân tình”.
Khi Biết được R đang đứng trong vườn nhà mình, G có tâm trạng gì ? Và nàng lo lắng điều gì ?
Tình yêu và thù hận trong cảnh kịch này thể hiện có đặc điểm riêng như thế nào ?
Theo em tính chất bi kịch của vở kịch này thể hiện ở chỗ nào trong đoạn trích ?
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả :
+ Xuất thân : 1564-1616, miền tây nước Anh trong một gia đình buôn bán ngũ cốc. Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh.
+ Cuộc đời : 1578 thôi học, 1585 lên Luân Đôn kiếm sống và tham gia vào đoàn kịch của hầu tước Xtơ-ren-giơ.
+ Sự nghiệp : để lại 37 vở kịch các loại.
+ Đặc điểm sáng tác : là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
2. Tác phẩm :
+ Xuất xứ : sáng tác khoảng 1594- 1595, năm hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi dựa trên một câu chuyện có thật.
+ Tóm tắt : sgk.
+ Vị trí đoạn trích : lớp 2, hồi II của vở kịch.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hình thức của các lời thoại.
+ Thời gian và hoàn cảnh : Trong vườn nhà Giu-li-ét vào lúc đêm khuya, có thể có nguy hiểm với cả hai người, chàng đứng dưới nói vọng lên còn nàng đứng trên nói xuống. Không gian không quá xa cách nhưng cũng không quá gần.
+ Đoạn trích có tất cả mười sáu lời thoại.
+ Sáu lời thoại dầu về hình thức là những lời độc thoại của từng người. Các nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau. Đó thực chất là sự độc thoại nội tâm của từng nhân vật, các nhân vật tự bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng, suy nghĩ của mình.
=> Vì là lời độc thoại nội tâm nên nó là lời bày tỏ tâm hồn tình cảm của nhân vật một cách chân thành và chất chứa cảm xúc yêu thương đằm thắm tha thiết và ngôn ngữ rất phù hợp với tâm trạng phấn chấn rạo rực chen lẫn bồn chồn của những người đang yêu. Tuy là lời độc thoại nội tâm song không phải là kiểu phát ngôn đơn tuyến, một chiều mà trong độc thoại có tính chất đối thoại. tính đối thoại trong độc thoại ở đây làm cho lời thoại trở nên sinh động.
+ Mười lời thoại sau là lời đối thoại thực sự, các nhân vật hướng vào nhau, nói với nhau, tính chất hỏi đáp đã xuất hiện.
2. Tình yêu trên nền thù hận.
+ Thù hận ở đây xuất phát từ hai dòng họ và nó cứ ám ảnh cả hai người. Nó được thể hiện ở cả trong lời đối thoại và lời độc thoại của hai nhân vật trong suốt cuộc gặp gỡ. Tính chất thù hận ấy được nhắc trong lời G năm lần và R ba lần .
+ Nỗi ám ảnh về thù hận xuất hiện nhiều hơn ở G. Điều này cho thấy nỗi lo của G cho hoàn cảnh của hai người. Và đó cũng là điều thật dễ hiểu vì G là gái nàng không chỉ lo cho mình mà còn lo cho cả người mình yêu. Thái độ của R với thù hận quyết liệt hơn. Chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình để có tình yêu, điều đó thể hiện sự dũng cảm của chàng.
+ Cả hai đều ý thức được thù hận, song nỗi lo chung của cả hai là lo họ không được yêu nhau, không có được tình yêu. họ nhắc tới thù hận không phải để khoét sâu thêm thu hận mà là để có nghị lực và sức mạnh để vượt qua thu hận. Thù hận ở đây chỉ là cái nền. Tình yêu của hai người không xung đột với thù hận ấy. ở đây hai người quyết tâm xây dựng tình yêu trên nền của thù hận.
3. Tâm trạng của Rô-mê-ô.
+ màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo ra chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân. Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn nhân vật do vậy thiên nhiên là thiên nhiên hoà cảm đồng tình. Trăng ở đây đóng vai trò trang trí cho cảnh gặp gỡ tình tứ và đoan chính của đôi tình nhân.
+ Trăng đã trở thành đối tượng để R so sánh với vẻ đẹp của G : Cách R đưa ra so sánh là G như vừng dương lúc bình minh và sự xuất hiện của vừng dương khiến ả hằng nga heo hon, nhợt nhạt. Như vậy sự xuất hiện của G trước cửa sổ giống như là sự xuất hiện của vừng dương trước buổi bình minh, do vậy G là ánh sáng, là phương đông, là mặt trời của R. Cách so sánh ấy thật độc đáo và đặc sắc.
+ Tiếp theo R hướng sự chú ý của mình vào đôi mắt. Đôi mắt của G được R so sánh với các ngôi sao và đó là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời. Và R tự vấn : Nếu mắt nàng lên thay cho sao và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ => là sự khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt G : cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ chiếu xuống không gian một vẻ đẹp huyền diệu. Và nếu sao xuống nằm dưới đôi lông mày thì lúc đó nó sẽ làm sáng lên vẻ đẹp của gò má.
+ Tiếp đến, các vẻ đẹp khác của G lần lượt xuất hiện : gò má, bàn tay...
=> G hiện ra dưới con mắt của R như một nàng tiên lộng lẫy, toả ánh hào quang như xứ giả nhà trời. Điều đó chứng tỏ trong tâm trạng R đang tràn ngập một tình yêu với G. Đó là những tình cảm chân thành, nồng nàn, say đắm, sôi nổi, trẻ trung.
4. Tâm trạng của Giu-li-ét.
+ Tâm trạng của G không đơn giản như tâm trạng của R vì nàng là gái nên yếu đuối hơn và dễ bị chịu sự tác động của hoàn cảnh hơn. Hai tiếng ôi chao nó thể hiện cảm xúc của nàng bị chất chứa không thể nói lên thành lời đồng thời cũng hàm chứa một tiếng thở dài mang dáng vẻ lo âu vì hai lẽ : lo vì hận thù giữa hai dòng họ và lo không biết R có thật sự yêu mình không
+ Các lời độc thoại của G thể hiện tâm trạng rối bời của nàng trước hoàn cảnh éo le. Nó cho thấy tình yêu mãnh liệt đang bùng cháy trong nàng. Đó là những lời thổ lộ tình cảm trực tiếp không ngại ngùng với chính mình của nàng. Các lời thoại này cũng cho thấy sự chín chắn trong suy nghĩ của G vì nàng đã nhận ra : chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...cách đặt vấn đề rồi lại tự trả lời của G cho thấy một tình yêu mãnh liệt trong con người nàng.
+ Khi biết được R trong vườn nhà mình, G đã băn khoăn rằng không biết R đã vào đây bằng cách nào và băn khoăn không biết R tới đây để làm gì ? Đó là sự băn khoăn vì sự ngăn trở giữa hai người : Bức tường và băn khoăn vì tình yêu của R. ( Sự băn khoăn ấy đã được R giải thích : đôi cánh tình yêu giúp vượt tường và tường không ngăn được tình yêu ; cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm=> Thực sự anh rất yêu nàng và không cái gì có thể ngăn được tình yêu đó).
+ G còn lo lắng cho sự an nguy của R : và nơi tử địa , anh biết mình là ai rồi đấy ; em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây....
=> Diễn biến nội tâm của G phức tạp nhưng rất phù hợp với tâm lí của người đang yêu. Sự day dứt trong tâm trạng G cho thấy được sức ép nặng nề của hoàn cảnh, thấy được sự vây hãm của hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ và mối nguy hiểm đang đe doạ hai người.
5. Tình yêu bắt chấp thù hận.
Tình yêu và thù hậnh trong đoạn kịch thể hiện có nét đặc biệt. Thù hận chưa xuất hiện như một thế lực hiện hữu cản trở tình yêu mà chỉ mới qua suy nghĩ của hai nhân vật chính và cũng chưa phải là sức mạnh, động lực chi phối điều khiển hai nhân vật. đối với R chàng đã gặp và có được tình yêu của G và chàng sẵn sàng làm tất cả vì tình yêu ấy. Đối với G nàng không tính toán thiệt hơn mà chỉ cần có tình yêu của R và tình yêu đó là tất cả. Khi biết được điều này mọi băn khoăn của nàng đều chấm dứt. Nàng chỉ còn lo cho sự an nguy của nàng trong hiện tại. Rõ ràng trong đoạn trích này tình yêu chưa xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận. Thù hận bị đẩy lùi, chỉ còn tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.
III. Tổng kết :
+ Ghi nhớ sgk.
+ Chất bi kịch : chỗ đứng của R nhiều nguy hiểm và G đứng trong buồng bị tường rào ngăn cách ; không gian họ đứng không rộng nhưng cũng không đủ gần để họ có thể gần nhau hơn
D. Củng cố dặn dò : + Ôn tập bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- Tiet thu 61,62.doc