GIÁO ÁN
TOÁN 1
BÀI : ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG ( Tiết 69 )
I -Mục tiêu :
1) Nhận biết được khái niệm" điểm" và "đoạn thẳng"
2) Bước đầu biết kẻ được các đoạn thẳng từ 2 điểm cho trước
3) Biết đọc tên các đoạn thẳng
II -Chuẩn bị :
GV : Phấn màu , thước dài , dây
HS : Bút chì , thước kẻ, dây.
III - Hoạt động dạy học:
1) Khởi động:
+ KTBC : Nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
+ Giới thiệu bài : Điểm - Đoạn thẳng
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3624 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 1 bài: Điểm - Đoạn thẳng ( tiết 69 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ HIỆP
GIÁO ÁN
TOÁN 1
BÀI : ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG ( Tiết 69 )
I -Mục tiêu :
1) Nhận biết được khái niệm" điểm" và "đoạn thẳng"
2) Bước đầu biết kẻ được các đoạn thẳng từ 2 điểm cho trước
3) Biết đọc tên các đoạn thẳng
II -Chuẩn bị :
GV : Phấn màu , thước dài , dây
HS : Bút chì , thước kẻ, dây.....
III - Hoạt động dạy học:
1) Khởi động:
+ KTBC : Nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
+ Giới thiệu bài : Điểm - Đoạn thẳng
2) Phát triển bài:
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu "điểm"
- HS -GV cùng thực hiện : Dùng phấn màu chấm lên bảng . Đây là cái gì ? (Đây là một dấu chấm; một dấu chấm tròn; một điểm...)
Chốt : Đó chính là "điểm" .Để kí hiệu về điểm người ta dùng các chữ cái in hoa
- GV viết chữ A và đọc là điểm A
- HS đọc : Điểm A. : ĐT
- HS chấm thêm 1 điểm bên cạnh viết điểm B - Đọc: Điểm Bê : ĐT
- GV giới thiệu cách đọc 1 số điểm : C (xê) , D ( đê), M ( em mờ) , N( en nờ)......
b/ Hoạt động 2 : Giới thiệu về đoạn thẳng
- GV và HS cùng thực hiện : Căng sợi dây trước mặt . Chốt : Đây là đoạn thẳng
- HS đọc ý vừa chốt : ĐT
- HS : Nối điểm A với điểm B ( Bcon )
- GV : Nhận xét cách nối - Và thực hiện -kết luận : Đây là đoạn thẳng AB
- GV nhấn mạnh : Nối thẳng hai điểm lại thì ta được một đoạn thẳng. Khi đọc đoạn thẳng ta đọc các điểm theo thứ tự các chữ cái
- GV- HS đọc : Đoạn thẳng AB
c / Hoạt động 3: Hướng dẫn cách vẽ đoạn thẳng
- GV làm mẫu - HS quan sát
Bước1: Dùng bút chấm một điểm rồi chấm một điểm nữavào tờ giấy .Đặt tên cho từng điểm .(Ví dụ : Điểm thứ nhất là A và điểm thứ hai là B)
Bước 2: Dùng thước thẳng, đặt mép thước qua hai điểm vừa vẽ , tay trái giữ mép thước cố định , tay phải cầm bút tựa vào mép thước cho đầu bút đi nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B .
Lưu ý : Ta phải kẻ từ điểm thứ nhất (điểm bên trái) sang điểm thứ hai (điểm bên phải) , không kẻ ngược lại
Bước 3: Nhấc bút lên trước rối nhấc nhẹ thước ra, ta đã có một đoạn thẳng AB
* Thư giãn : Trò chơi : Dài -Ngắn -Cao -Thấp
d / Hoạt động 4 : Luyện tập:
Bài 1 / SGK : Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng
- HS xác định yêu cầu - Làm miệng
+ Điểm C, điểm D - Đoạn thẳng CD
+ Điểm M, điểm N - Đoạn thẳng MN
+ Điểm A, điểm B - Đoạn thẳng AB
+ Điểm P, điểm Q - Đoạn thẳng PQ
- GV nhận xét ghi điểm
Bài 2 /VBT : Dùng thước thẳng và bút để nối thành đoạn thẳng :
- HS : Đọc yêu cầu đề bài
- GV : Lưu ý vẽ sao cho thẳng , không chệch các điểm . Có thể đặt tên cho các điểm
- HS : Làm vở bài tập - bảng lớp
- GV : Kiểm tra - Sửa bài - nhận xét.
3/ Củng cố :
- Trò chơi . "Tiếp sức làm toán"
- Hai đội thi đua: Xác định số đoạn thẳng có trong mỗi hình vẽ và ghi vào ô trống
- Nhận xét kết quả - HS nêu tên đoạn thẳng của một hình vẽ bất kì
4/ Dặn dò : Làm bài tập 1 , 3 / 73 và chuẩn bị bài Độ dài đoạn thẳng
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- Toan diem doan thang tiet 69 .doc