Giáo án Toán 2 tiết 36 đến 49

Môn: Toán Tiết: 36 Tuần: 8

BÀI: 36 + 15

* MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5.

- Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 2 tiết 36 đến 49, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 36 Tuần: 8 Bài: 36 + 15 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 36 + 5. - Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút 30 phút I. Kiểm tra bài cũ. 2 HS lên bảng thưc hiện đặt tính rồi tính : 46 + 5 ; 6 + 35. - Cả lớp làm vở nháp. II. Bài mới. 1. Giới thiệu phép cộng 36 + 15. Tiến hành tương tự như với phép cộng 26 + 5. Lưu ý: - GV nêu bài toán dẫn đến phép cộng 36 + 15 = ? - HS thao bằng que tính để tìm kết quả: 6 que tính với 5 que tính thành 11 que tính, bó 1 chục que tính từ 11 que tính rời; 3 chục với 1 chục là 4 chục, thêm 1 chục là 5 chục, thêm 1 que tính nữa là 51 que tính. Vậy 36 + 15 = 51. 36 + 15 51 - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính viết: (nêu như SGK) 2. Luyện tập, thực hành. Bài 1: - HS nêu yêu cầu. - Khi thực hiện từng phép tính, HS cần cộng từ phải sang trái, từ đơn vị đến chục rồi ghi kết quả phép tính (lưu ý viết các chữ số trong cùng hàng phải thẳng cột và có nhớ 1 sang tổng các chục). 3 HS lên bảng chữa bài. - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính : 26 + 38 ; 39 + 16. Bài 2: - HS nêu yêu cầu và làm bài. -HS cần biết cách tìm tổng của hai số hạng đã biết, từ đó đặt tính cộng và thực hiện phép tính (tính viết có nhớ sang hàng chục) 36 24 35 + + + 18 19 26 54 43 61 - 1 HS chữa bài. Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự đặt đề toán theo hình vẽ (như SGK): Ví dụ 1 : "Bao gạo cân nặng 46 kg, bao ngô năng 27 kg. Hỏi cả hai bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam?" - HS giải và trình bày bài giải: Bài giải Cả hai bao gạo cân nặng là: 46 + 27 = 73 (kg) Đáp số: 73 kg. Tuỳ theo nội dung đề toán mà có lời giải thích hợp. Ví dụ 2: Một cửa hàng bán được 46 kg gạo và 27 kg ngô. Hỏi cả gạo và ngô, cửa hàng đã bán được bao nhiêu kilôgam? Bài giải Số kilôgam gạo và ngô bán được là: 46 + 27 = 73 (kg) Đáp số: 73 kg. - HS đọc chữa bài. Bài 4: Yêu cầu HS nhẩm hoặc tính được tổng hai số có kết quả là 45 rồi nêu quả bóng có kết quả đó, chẳng hạn đó là các quả bóng có ghi phép tính: 40 + 5 = 45; 18 + 27 = 45; 36 + 9 = 45. 3. Củng cố, dặn dò. Trò chơi : Hái hoa dân chủ. HS lên hái hoa trong đó có ghi phép tính. Các em sẽ nêu kết quả của phép tính đó. Ai tính đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. - NX giờ học. Que tính Hình vẽ SGK Hình vẽ SGK * Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết:37 Tuần: 8 Bài: Luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Củng cố các công thức cộng qua 10 (trong phạm vi 20) đã học dạng 9 + 5; 8 + 5; 7 + 5; 6 + 5; .... - Rèn kỹ năng cộng qua 10 (có nhớ) các số trong phạm vi 100. - Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình,... Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ. 2 HS lên bảng thưc hiện đặt tính rồi tính : 46 + 5 ; 6 + 35. - Cả lớp làm vở nháp. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Yêu cầu HS thuộc các công thức cộng qua 10 trong phạm vi 20, tính nhẩm rồi điền ngay kết quả vào phép tính. - 3 HS nối tiếp nhau đọc chữa. Bài 2: - HS nêu yêu cầu "Tìm tổng hai số hạng đã biết". - HS dựa vào tính viết để ghi ngay kết quả tính tổng ở dòng dưới. - 1 HS chữa bảng phụ. - HS tự kiểm tra bài Bài 3: - HS kẻ bảng vào vở, tính nhẩm rồi điều kết quả vào ô trống. - Ví dụ: 5 + 6 = 11, viết 11; 11 + 6 = 17, viết 17. HS rút ra nhận xét: - Các số theo hàng ngang là liên tiếp: 10, 11, 12, 13, 14 hoặc 16, 17, 18, 19, 20. - Các số theo từng cột cách nhau 6 đơn vị: 4, 10, 16 hoặc 5, 11, 17,... - 1 HS chữa bài. Bài 4: HS tự nêu đề toán (theo tóm tắt), rồi nêu cách giải và trình bày bài giải. Ví dụ : Đội 1 trồng dược 46 cây. Đội 2 trồng được nhiều hơn đội 1 là 5 cây. Hỏi đội 2 trồng được bao nhiêu cây ? Bài giải Số cây đội 2 trồng được là: 46 + 5 = 51 (cây) Đáp số: 51 cây. Bài 5: GV có thể gợi ý: Nên đánh số vào hình rồi đếm, chẳng hạn: 1 2 3 - Có 3 hình tam giác là: hình 1, hình 3 và hình (1,2,3). - Có 3 hình tứ giác là: hình 2, hình (2, 3) và hình (1, 2). - Gv dùng phấn màu tô theo các cạnh để HS dễ nhận ra mỗi hình. 3. Củng cố, dặn dò. - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. Bảng phụ * Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết:38 Tuần: 8 Bài: Bảng cộng Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ (trong phạm vi 20) để vận dụng khi cộng nhẩm, cộng các số có hai chữ số (có nhớ), giải toán có lời văn. - Nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ. 2 HS lên bảng thực hiện tính : 46 + 5 - 21 ; 16 + 35 + 9. - Cả lớp làm vở nháp. II. Bài mới. 1. GV hướng dẫn HS tự lập bảng cộng qua việc thực hiện bài 1. Bài 1: - GV viết lên bảng, chẳng hạn 9 + 2 = ? - HS nêu kết quả hoặc viết trên bảng thành 9 + 2 = 11. - - Làm tương tự cho hết bảng "9 cộng với một số". - GV tổ chức cho HS ôn lại bảng cộng: "9 cộng với một số". - HS tự nêu 2 + 9 = 11; 3+9= 12; ....; 8 + 9 = 17 - GV hướng dẫn HS tự lập bảng cộng: "8 cộng với một số: (như SGK) và các bảng cộng khác tương tự như: "9 cộng với một số". - Cho HS đọc lại toàn bộ bảng cộng. - Khuyến khích HS học thuộc bảng cộng tại lớp. 2. Thực hành Bài 2: HS tự làm bài. - 1HS chữa bài trên bảng. Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - HS phân tích bài toán rồi giải và trình bày bài giải. Tóm tắt: Hoa : 28 kg Mai nặng hơn Hoa: 3 kg Mai : ... kg? Bài giải Mai cân nặng: 28 + 3 = 31 (kg) Đáp số: 31 kg. Bài 4: Cho HS tự làm rồi nêu câu trả lời. a) Có 3 hình tam giác. b) Có 3 hình tứ giác. 3. Củng cố, dặn dò. - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. * Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết:39 Tuần: 8 Bài: Luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS củng cố về: - Cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng (có nhớ). - Kỹ năng tính (nhẩm và viết) và giải bài toán. - So sánh các số có hai chữ số. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ. 2 HS lên bảng thực hiện tính : 46 + 15 - 20 ; 16 + 55 - 1. - Cả lớp làm vở nháp. - 1, 2 HS đọc bảng cộng. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Luyện tập, thực hành Bài 1: - HS làm bài theo từng phần a, b a) Khi HS chữa bài phải nêu đầy đủ, chẳng hạn: "9 cộng 6 bằng 15"; "6 cộng 9 bằng 15". Sau khi chữa phần a, HS rút ra: "Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi". b) Tiến hành tương tự phần a - HS nhận ra đượctrong phép cộng, nếu một số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm (hoặc bớt đi) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm (hay bớt đi) bằng ấy đơn vị. Ví dụ: 3 + 8 = 11 5 + 8 = 13 4 + 8 = 12 4 + 7 = 11 Bài 2: - HS tính rồi chữa bài trong từng cột tính. - Khi chữa bài, GV nên giúp HS nhận ra: 8 + 4 + 1 cũng bằng 8 +5 vì tổng đều bằng 13 hoặc vì 4 + 1 = 5. Bài 3: - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính : 9 + 57 Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu rồi giải bài toán. 1 HS chữa bài. Tóm tắt Mẹ hái : 38 quả bưởi Chị hái : 16 quả bưởi Mẹ và chị hái:... quả bưởi? Bài giải Mẹ và chị hái được: 38 + 16 = 54 (quả bưởi) Đáp số: 54 quả bưởi. Bài 5: - HS tự làm bài rồi nêu chữ số cần điều vào ô trống. Giaỉ thích vì sao con chọn số đó : a) Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9, vì 59 > 58. b) Chữ số thích hợp để điền vào ô trống là 9 vì 89 < 98. 3. Củng cố, dặn dò. - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. * Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết:40 Tuần: 8 Bài: Phép cộng có tổng bằng 100 Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ, có tổng bằng 100. - Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ. - 1, 2 HS đọc bảng cộng. 2 HS lên bảng thực hiện tính :35+ 47 + 5 ; 8 + 69 – 3. - Cả lớp làm vở nháp. II. Bài mới 1. GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng (có nhớ) có tổng bằng 100. - GV nêu phép cộng như bài học: 83 + 17 = ? - Dựa vào kiến thức đã học, HS nêu cách thực hiện: Đặt tính: Tính từ phải sang trái: 83 + 17 100 3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1. 8 cộng 1 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10. - HS tự kiểm tra cách đặt tính và viết kết quả tính (đơn vị thẳng cột với nhau, chục thẳng cột với nhau,...). - HS nhắc lại cách tính (như trên). - HS thực hiện vào bảng con phép tính : 89 + 11 ; 64 + 36. 2. Thực hành: HS tự thực hiện các bài luyện tập, chẳng hạn: Bài 1: CHo HS tự làm vào vở và chữa bài. Lưu ý :Khi chữa bài ở trên bảng, HS vừa nói, vừa viết. Riêng các phép cộng dạng 99 + 1 nên cho HS tự nêu cách tính, chẳng hạn: Cộng từ phải sang trái: 99 + 1 100 9 cộng 1 bằng 10, viết 0, nhớ 1. 9 thêm 1 bằng 10, viết 10. Bài 2: - HS tự tính nhẩm theo mẫu. - 1 HS chữa bảng, nêu cách tính nhẩm. - Ví dụ :30 + 70 ta nhẩm như sau: "3 chục cộng 7 chục bằng 10 chục; 10 chục bằng 100; vậy 30 + 70 bằng 100". Bài 3: GV viết và vẽ từng phần a , b lên bảng - GV cho HS làm bài rồi chữa bài. - HS chép vào vở, tính ở giấy nháp rồi viết kết quả vào vở: 58 + 12 70 + 30 100 - HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống. Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu bài toán rồi giải và chữa bài. Bài giải Buổi chiều cửa hàng bán được: 85 + 15 = 100 (kg) Đáp số: 100 kg đường. 3. Củng cố, dặn dò. - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết:41 Tuần:9 Bài: Lít Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa). - Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu của lít (l). - Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít. Lưu ý: Chưa cho HS dùng thuật ngữ "dung tích" ở lớp 2. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS lên bảng làm bài 3 trang 40 - 1, 2 HS đọc bảng cộng. II. Bài mới. 1. Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) - GV lấy hai cái cốc thuỷ tinh to nhỏ khác nhau. Lấy bình nước (nước có màu càng tốt) rót đầy hai cốc nước đó . - HS quan sát GV rót nước vào cốc. - GV hỏi: Cốc nào chứa được nhiều nước hơn? (Cốc to) Cốc nào chứa được ít nước hơn? (Cốc bé) 2. Giới thiệu ca 1 lít (hoặc chai 1 lít). Đơn vị lít - GV giới thiệu: Đây là cái ca 1 lít (hoặc chai 1 lít). Rót nước cho đầy ca (chai) này, ta được 1 lít nước. - HS xem SGK: Rót sữa cho đầy ca 1 lít, ta được 1 lít sữa. - GV nói: "Để đo sức chứa của một cái chai, cái ca, cái thùng... ta dùng đơn vị đo là lít, lít viết tắt là l (viết lên bảng). - Gọi vài HS đọc: "Một lít" (GV chỉ vào chữ "1 l"). - GV lần lượt đọc : "Hai lít, ba lít, năm lít", HS lên bảng viết "2 l, 3l, 5l". - Cả lớp viết vở nháp. 3. Thực hành Bài 1 HS nêu yêu cầu HS đọc, viết tên gọi đơn vị lít (l) (theo mẫu), Ba lít Mười lít Hai lít Năm lít 3 l 10 l 2 l 5 l Bài 2: HS làm quen tính cộng, trừ với số đo theo đơn vị lít (l). Lưu ý: Ghi tên đơn vị lít vào kết quả phép tính. Chẳng hạn: 9l + 8l = 17l 17l - 6l = 11l (Với phép tính: 2l + 2l + 6l, yêu cầu HS ghi ngay kết quả: 2l + 2l + 6l = 4l + 6l = 10l). Bài 3: HS quan sát hình vẽ, tự nêu bài toán và giải, VD: Phần b : "Can dầu có 10 l dầu, rót sang ca hết 2 l dầu. Hỏi trong can còn bao nhiêu lít dầu?". HS viết được phép tính: 10 l - 2 l = 8 l Phần c: 20 l - 10 l = 10 l. Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài toán rồi giải: Bài giải Cả hai lần cửa hàng bán được: 12 + 15 = 27 (l) Đáp số: 27 l nước mắm 4. Củng cố, dặn dò. - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. Cốc đựng nước. Ca 1 lít, chai 1 lít * Rút kinh nghiệm: Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết:42 Tuần:9 Bài: Luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Rèn luyện kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít. - Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện I. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS lên bảng làm bài 4 trang 42 - Lớp làm vở nháp. II. Bài mới. Giới thiệu bài. Luyện tập. Bài 1: - HS lần lượt làm từng phép tính (tính nhẩm rồi ghi kết quả). VD: 16 l + 5 l = 21 l ; 15 l - 5 l = 10 l ; 3 l + 2 l - 1 l = 4 l 16 l - 4 l + 15 l = 27 l Lưu ý : HS cần tính nhẩm đúng, không phải ghi từng bước tính. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán : Điến số thích hợp. HS tìm hiểu, phân tích tranh, từ đó tự nêu mỗi bài toán và nêu phép tính giải bài toán. Tranh a: "Có ba cái ca lần lượt chứa được 1l, 2l và 3l. Hỏi cả ba ca chứa được bao niêu lít? (Nhẩm: 1l + 2l + 3l = 6 l. Viết 6l vào ô trống). Tương tự với tranh b, c: 3l + 5l = 8l; 10l + 20l = 30l). Bài 3: HS tự đọc đề toán. Bài toán thuộc dạng toán nào đã học ?(thuộc dạng toán "ít hơn"). HS lựa chọn phương hướng giải và ghi lời giải. Bài giải Số dầu thùng thứ hai có là: 16 - 2 = 14 (l) Đáp số: 14 l dầu. Bài 4: Thực hành: Yêu cầu HS rót nước từ chai 1l sang các cốc như nhau, xem có thể rót được đầy mấy cốc (có thể rót được hơn 3 cốc hoặc hơn 4 cốc...). Làm như vậy giúp HS bước đầu làm quen với "dung tích" (sức chứa). 3. Củng cố, dặn dò. - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. Chai 1lít, cốc * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 43 Tuần: 9 Bài: Luyện tập chung Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS củng cố về: - Phép cộng có nhớ trong phạm vi 20. - Đơn vị đo khối lượng: kilogam (kg); đo thể tích: lít (l). - Tên gọi và mối quan hệ giữa các thành phần trong phép cộng. - Giải toán có lời văn (toán đơn). - Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút 30 phút I. Kiểm tra bài cũ. - 2 HS lên bảng làm bài 3 trang 43 - Lớp làm vở nháp. II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi lên bảng. 2. Luyện tập chung Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS nối tiếp báo cáo kết quả từng phép tính. - GV nêu nhận xét. Bài 2: - Treo tranh. - HS dựa vào tranh, đặt đề toán và giải: a) Có 2 bao gạo, bao thứ nhất nặng 25 kg, bao thứ hai nặng 20 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam? 25 + 20 = 45 (kg) - Viết 45 vào bài làm của mình. b) Thùng thứ nhất đựng 15 l nước, thùng thứ hai đựng 30 l. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nước? 15 + 30 = 45 (l) - Viết 30 vào bài làm của mình. Bài 3: - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS chữa bảng. - Lớp NX. Bài 4: - Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Giải bài toán theo tóm tắt. - Yêu cầu HS nói rõ bài toán đã cho những gì? - Lần đầu bán 45 kg gạo. Lần sau bán 38 kg. - Bài toán hỏi gì? - Cả 2 lần bán được bao nhiêu kg gạo? - Yêu cầu HS đọc đề bài hoàn chỉnh rồi giải: Lần đầu cửa hàng bán 45 kg gạo, lần sau bán 38 kg. Hỏi cả hai lần cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam gạo? Bài giải Số gạo cả hai lần bán là: 45 + 38 = 83 (kg). Đáp số: 83 kg gạo. Bài 5: - Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết túi gạo nặng bao nhiêu kilôgam. - Túi gạo cân nặng 3 kg. - Vì sao? - Vì túi gạo và 1 kg nặng bằng 4 kg (2 kg + 2 kg = 4 kg) vậy túi gạo bằng 4 kg trừ 1 kg bằng 3 kg. - Yêu cầu HS khoanh vào câu trả lời đúng - C . 3 kg 3. Củng cố, dặn dò - NX giờ học. - Dặn dò bài sau. Tranh vẽ Hình vẽ * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 45 Tuần:9 Bài: Tìm số hạng trong một tổng Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS: - Biết cách tìm số hạng trong một tổng. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan đến tìm số hạng trong một tổng. Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút 30 phút I. Kiểm tra bài cũ. Điền số vào chỗ chấm: 6+....= 10 .....+ 5 = 12 II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài - Viết lên bảng 6 + 4 và yêu cầu tính tổng? 6 + 4 = 10 - Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên? 6 và 4 là các số hạng, 10 là tổng. - Giới thiệu: Trong các giờ học trước các em đã được học cách tính tổng của các số hạng đã biếy. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng khi biết tổng và số hạng kia. _ Ghi đề bài lên bảng. 2. Dạy - học bài mới Bước 1: - Treo lên bảng hình vẽ 1 trong phần bài học. - Hỏi: Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông? - Có tất cả 10 ô vuông, chia thành 2 phần. Phần thứ nhất có 6 ô vuông. Phần thứ hai có 4 ô vuông. - 4 cộng 6 bằng mấy?(4 + 6 = 10) - 6 bằng 10 trừ mấy?(6 = 10 – 4) - 6 là số ô vuông của phần nào? Phần thứ nhất. - 4 là số ô vuông của phần nào?Phần thứ hai. - Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất. - HS nhắc lại kết luận. - Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận. - Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần hai. - Treo hình 2 lên bảng và nêu bài toán. Có tất cả 10 ô vuông. Chia làm 2 phần. Phần thứ hai có 4 ô vuông. Phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. Ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông. - Viết lên bảng x + 4 = 10. - Hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết. - Lấy 10 trừ 4 (vì 10 là tổng số ô vuông trong hình. 4 ô vuông là phần đã biết). - Vậy ta có: Số ô vuông chưa biết bằng 10 trừ 4. Viết lên bảng x = 10 - 4 - Phần cần tìm có mấy ô vuông? 6 ô vuông. - Viết lên bảng: x = 6. - Yêu cầu HS đọc bài trên bảng. x + 4 = 10 x = 10 - 4 x = 6 - Hỏi tương tự để có: 6 + x = 10 x = 10 - 6 x = 4 Bước 2: Rút ra kết luận - GV yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép cộng của bài để rút ra kết luận. - Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh, từng bàn, tổ, cá nhân đọc. - HS đọc kết luận và ghi nhớ. 3. Luyện tập - Thực hành Bài 1: - HS đọc đề bài: Tìm x - Đọc bài mẫu. - HS làm bài, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài của bạn. Kiểm tra bài của mình. - GV nhận xét và cho điểm. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài:Viết số thích hợp vào ô trống. - HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài của bạn trên bảng. Tự kiểm tra bài của mình. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS phân tích đề và dựa vào cách tìm số hạng trong 1 tổng để giải bài toán. Tóm tắt Có: 35 học sinh Trai: 20 học sinh Gái: ....? học sinh Bài giải Số học sinh gái có là: 35 - 20 = 15 (học sinh) Đáp số: 15 học sinh. 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng trong một tổng. - Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý. - Dặn dò HS về nhà học thuộc kết luận của bài. Hình vẽ 1 Hình vẽ 2 * Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Phòng GD-ĐT Quận ba Đình Trường TH DL Nguyễn Siêu ------------------- Kế hoạch bài dạy Môn: Toán Tiết: 46 Tuần: 10 Bài: Luyện tập Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2 * Mục đích – yêu cầu. Giúp HS củng cố về: - Tìm số hạng trong một tổng. - Phép trừ trong phạm vi 10. - Giải toán có lời văn. - Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn Thời gian Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 5 phút 30 phút I. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập và phát biểu quy tắc tìm số hạng chưa biết trong một tổng.Cả lớp làm vỏ nháp. Tìm x x + 8 = 19 x + 13 = 38 41 + x = 75 - Nhận xét và cho điểm HS. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu ngắn gọn tên bài và ghi bảng. 2. Luyện tập Bài 1: - HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng chữa bài. - Hỏi: Vì sao x = 10 - 8 - Vì x là số hạng cần tìm, 10 là tổng, 8 là số hạng đã biết. Muốn tìm x ta lấy tổng (10) trừ số hạng đã biết (8). - Cả lớp NX. - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Yêu cầu HS nhẩm và ghi kết quả vào bài. - 1 HS đọc chữa bài. - Hỏi: Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 - 9 và 10 - 1 được không? Vì sao? - Khi đã biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 trừ 9 là 1 và 10 trừ 1 là 9, vì 1 và 9 là hai số hạng trong phép cộng 9 + 1 = 10. Lấy tổng trừ số hạng này sẽ được số hạng kia. Bài 3: - Tiến hành tương tự bài 2 - Hỏi: Hãy giải thích vì sao 10 - 1 - 2 và 10 - 3 có kết quả bằng nhau.(Vì 3 = 1 + 2) Bài 4: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Cam và quýt có 45 quả, trong đó có 25 quả cam. - Bài toán hỏi gì? - Hỏi số quýt. - Để biết có bao nhiêu quả quýt ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bài. Bài giải. Số quả quýt có là: 45- 25 = 20( quả) Đáp số: 20 quả. Bài 5: - HS nêu yêu cầu đề bài - HS tự làm bài. - Vì sao con chọn phương án C. - Vì 0 + 5 = 5 3. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Trăm hoa đua nở. - Chuẩn bị: 2 cây cảnh có đánh số 1, 2. - Một số bông hoa cắt bằng giấy màu trên đó có ghi các bài toán về tìm x. VD: x + 3 = 18 x = 18 - 3 x = 15 x + 14 = 39

File đính kèm:

  • docGA Toan tiet 3649.doc