Giáo án Toán 2 tuần 5, 6

TOÁN(21): 38 + 25

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng: 38 + 25

 - Áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan

II. Đồ dùng học tập

 - Que tính bảng gài

 - Nội dung bài tập 2 viết sẵn lên bảng

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần 5, 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 200 TOÁN(21): 38 + 25 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng: 38 + 25 - Áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan II. Đồ dùng học tập - Que tính bảng gài - Nội dung bài tập 2 viết sẵn lên bảng III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Đặt tính rồi tính: 48 + 5 ; 29 + 8 Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 29 + 8 HS2: Giải bài toán: Có 28 hòn bi Thêm 5 hòn bi ? Có tất cả bao nhiêu? 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Chúng ta sẽ học phép tính có nhớ dạng: 38 + 25 2.2 Phép cộng 38 + 25 Bước 1: Giới thiệu: Nêu bài toán: Có 38 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Để biết có bao nhiêu que tính ta làm thế nào? Bước 2: Tìm kết quả - Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả. Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính - Em đặt tính như thế nào? - Nêu lại cách thực hiện phép tính? - Yêu cầu học sinh khác nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 38 + 25. 2.3 Luyện tập - Thực hành Bài 1: Học sinh làm SGK - Yêu cầu học sinh nhận xét làm bài của bạn. Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu bài toán - Số thích hợp là số như thế nào? * Học sinh nhận xét ghi điểm Bài 3: Muốn biết con kiến đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm thế nào? Bài 4: Yêu cầu gì? - Học sinh lắng nghe và phân tích - Thao tác que tính bằng 63 38 + 25 63 - Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu + kẻ vạch ngang. - Học sinh nêu tính từ phải sang trái. - 3 học sinh nhắc lại - Học sinh làm bài - 3 học sinh lên bảng - Học sinh nhận xét - Học sinh viết số thích hợp vào ô trống - Là tổng của số hạng đã biết - Học sinh làm SGK * Học sinh nhận xét - Thực hiện phép cộng: 28 dm + 34 dm - Yêu cầu học sinh tự giải bài tập - Điền dấu = 3. Củng cố - dặn dò: Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính thực hiện phép cộng 38 + 25 Bài sau: Luyện tập. Thứ ba ngày tháng năm 200 TOÁN(22): LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Các phép cộng có nhớ dạng: 8 + 5 ; 28 + 5 ; 38 + 25 - Giải bài toán có lời văn theo tóm tắt - Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn II. Đồ dùng dạy học Đồ dùng phục vụ trò chơi III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: Luyện tập 2. Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu học sinh nhẩm rồi nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính. Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài ngày vào vở bài tập . - 2 học sinh lên bảng - 2 học sinh lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và cách tính: 48 +24 - 2 học sinh làm phép tính Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài - Dựa vào tóm tắt hãy biết rõ bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Hãy đọc đề dựa vào tóm tắt - Yêu cầu học sinh tự làm bài * Nhận xét và cho điểm Bài 4: Học sinh tự làm bài sau đó đọc chữa bài - Chúng ta khoang chữ nào? Vì sao? - Học sinh làm bài miệng - Đặt tính rồi tính - Học sinh làm bài - 2 học sinh nhận xét bài của bạn cách đặt tính và cách tính. - Viết 48 rồi viết 24 sao cho 8 thẳng hàng với 4, 2 thẳng hàng với 4 viết dấu + kẻ vạch ngang - 58 + 26 - Giải bài toán theo tóm tắt - Bài toán cho biết có 28 cây kẹo chanh và 26 cây kẹo dừa. - Bài toán hỏi số kẹo của 2 gói - Học sinh đọc: Gói kẹo chanh có 28 gói, gói kẹo dừa có 26 cái. Hỏi cả 2 gói kẹo có bao nhiêu? Bài giải Số cái kẹo cả hai gói có là: 28 + 26 = 54 (cái kẹo) ĐS: 54 cái kẹo - Chữa: 28 cộng 9 bằng 37 37 cộng 11 bằng 48 48 cộng 25 bằng 73 - Khoang vào chữ đặt kết quả đúng. Tính tổng 28 + 4 khoang vào kết quả. 3 Trò chơi leo núi Chuẩn bị: Hình có dãy núi là hình 2 con rối( Búp bê - vận động viên có đính nam châm). Giáo viên nêu một số câu hỏi đội nào trả lời đúng được tiến lên 1 nấc. Cứ thế đội nào lên tới đỉnh là thắng cuộc 4.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Bài sau:Hình chữ nhật, hình tứ giác. Thứ tư ngày tháng năm 200 TOÁN(23): HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH TỨ GIÁC I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Có biểu tượng ban đầu về hình chữ nhật - hình tứ giác Vẽ hình tứ giác hình chữ nhật bằng cách nối các điểm cho nhau Nhận ra hình tứ giác – hình chữ nhật trong các hình cho trước II. Đồ dùng dạy học: Một số bìa nhựa hình chữ nhật – hình tứ giác Các phần vẽ phần bài học SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài:Hình chữ nhật – hình tứ giác. 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu hình chữ nhật: - Dán lên bảng 1 miếng bìa hình chữ nhật. - Học sinh lấy ĐDH toán để trước mặt. - Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD Hỏi: Đây là hình gì? - Hãy đọc tên hình? - Đọc tên các hình chữ nhật trong phần bài học. - Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học? 2.2 Giới thiệu hình tứ giác. - Hình có mấy cạnh? - Hình có mấy đỉnh Nêu: Các hình có 4 đỉnh, 4 cạnh là hình tứ giác. - Đọc tên các hình tứ giác trong bài học? - Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài? 2.3 Luyện tập - thực hành Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài - Giáo viên yêu cầu học sinh tự nối - Giáo viên yêu cầu học sinh tự nối - Hãy nêu tên các hình tứ giác trong bài - Hãy nêu tên các hình tứ giác Bài 2: Học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu Hướng dẫn: Kẻ thêm có nghĩa là kẻ thêm 1 đoạn nữa vào trong hình. C D B A - Vẽ hình a lên bảng và đặt tên cho hình. E - Yêu cầu học sinh nêu ý kiến vẽ. Sau khi học sinh nêu đúng ( nối B với D) thì yêu cầu đọc tên hình chữ nhật và hình tứ giác có được. - Vẽ hình câu b lên bảng đặt tên và yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách vẽ. B A D CC - Yêu cầu học sinh đọc tên các hình vẽ trong cả 2 cách vẽ A B G E C C A E B G Bài 3: Trò chơi hình vẽ: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để có 2 tam giác và 1 hình tứ giác. - Quan sát - Tìm hình chữ nhật - Đây là hình chữ nhật - Hình chữ nhật ABCD - HCN: ABCD, MNPQ, EGHI. - Hình vuông - CDEG và giới thiệu đây là hình tứ giác. - Có 4 cạnh - Có 4 cạnh - CDEG, PQRS, HKMN - ABCD, MNPQ, EGHI - Dùng bút thước nối các điểm để có các điểm HCN – HTG. - Học sinh tự đổi chéo nhau để kiểm tra - ABCD, MNPQ, EGHI - MNPQ. - Mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác - Học sinh tô màu B A C E D HCN: ABDE HTG: BCD A B E G D C C E G B A B C G D A EB Thứ năm ngày tháng năm 200 TOÁN(24): BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu khái niệm nhiều hơn và biết cách giải bài toán về nhiều hơn. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng. II. Đồ dùng dạy học: 7 quả cam có nam châm ( hình vẽ) III. Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: 3 học sinh thực hiện các yêu cầu sau: HS 1:HS 2: Làm bài 2 HS 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Rổ mận: Có 35 quả Rổ ổi: Có 28 quả Cả hai rổ có: …. quả ? Nhận xét và cho điểm học sinh. 2.Dạy - học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Bài toán về nhiều hơn. 2.2 Giới thiệu về bài toán về nhiều hơn. - Học sinh theo dõi lên bảng: Cài 5 quả cam và nói cành trên có 5 quả cam. Cài 5 quả cam xuống cành dưới và nói cành dưới có 5 quả cam thêm 2 quả nữa ( gài thêm 2 quả nữa). Cành dưới nhiều hơn bao nhiêu quả. (Nối 5 quả trên tương ứng với 5 quả dưới). - So sánh số cam hai cành với nhau. Nêu bài: Cành trên có 5 quả cam cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam? - Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta phải làm thế nào? - Hãy đọc cho cô câu trả lời của bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài giấy nháp - Một học sinh làm bảng lớp Tóm tắt: Cành trên: 5 quả Cành dưới nhiều hơn: 2 quả Cành dưới ? quả Chỉnh sửa cho học sinh nếu còn sai. 2.3 Luyện tập - thực hành: Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc đề Gọi 1 học sinh tóm tắt - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Bài 2: Học sinh đọc đề bài Học sinh đọc tóm tắt - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán cho biết gì liên quan đến số bi của Bảo - Để biết Bảo có bao nhiêu hòn bi ta làm thế nào? - Yêu cầu học sinh tự giải bài toán * Giáo viên nhận xét Bài 3: Hướng dẫn tương tự làm bài 2 Tóm tắt Mận cao: 95 cm Đào cao hơn Mận: 3 cm Đào cao ? cm - Cành dưới có nhiều hơn cành trên, nhiều hơn 2 quả. - Thực hiện phép tính cộng 5 + 2 - Số cam cành dưới có là: - Học sinh làm bài Bài giải Cành dưới có là: 5 + 2 = 7(quả) ĐS: 7 quả - Đọc đề - Tóm tắt - Hoà 4 bông hoa. Bình nhiều hơn Hoà 2 bông hoa - Ta thực hiện phép tính cộng - Học sinh đọc đề bài - Học sinh đọc tóm tắt - Bài toán hỏi số bi của Bảo. - Bảo nhiều hơn Nam 5 viên - Nam có 10 viên bi - Ta lấy 10 cộng 5 Bài giải Bạn Bảo có số bi là: 10 + 5 = 15 (bi) ĐS: 15 bi Bài giải Bạn Đào cao là: 95 + 3 = 98 (cm) ĐS: 98 cm * Củng cố - Dặn dò: Hôm nay chúng ta vừa học toán gì? Bài toán nhiều hơn. Chúng ta giải các bài toán nhiều hơn trong bài bằng phép tính gì? Phép cộng. Bài sau: Luyện tập Thứ sáu ngày tháng năm 200 TOÁN(25) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Củng cố cách giải toán có lời văn về nhiều hơn bằng một phép tính cộng II. Lên lớp: 1. Bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng: HS 1: Làm bài 2 HS 2: Làm bài tập 3 Nhận xét ghi điểm: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Luyện tập. b. Hướng dẫn làm bài tập - Bài 1/25 - Yêu cầu học sinh đọc đề (có thể nêu đề bài bằng cách đưa ra đồ dùng trực quan). - Gọi học sinh lên bảng ghi tóm tắt. - Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta làm thế nào ? * Nhận xét và cho điểm học sinh Bài 2: Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt và đọc đề toán. * Yêu cầu học sinh tự làm bài. Bài 3: Tiến hành như bài 2 Bài 4: Gọi học sinh đọc đề bài câu a * Yêu cầu học sinh tự làm bài. Tóm tắt AB dài : 10 cm CD dài hơn AB : 2 cm CD dài ? cm Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng CD - Học sinh đọc đề. Tóm tắt Cốc có : 6 bút chì Hộp có nhiều hơn: 2 bút chì Hộp ? bút chì Ta lấy: 6 + 2 =8 - Yêu cầu học sinh thực hiện bài giải Trong hộp có là: 6 + 2 = 8 (bút chì) ĐS: 8 bút chì. An có: 11 bưu ảnh Bình có nhiều hơn An: 3 bưu ảnh. Bình có: …………………bưu ảnh ? Bài giải Bình có là: 11 + 3 = 14(bưu ảnh) ĐS: 14 bưu ảnh Bài giải Đoạn thẳng CD dài là: 10 + 2 = 12 (cm) ĐS: 12 cm Trò chơi:Giải toán nhanh nhất Giáo viên nêu đề toán Bốn đội tham gia chơi Đội nào giải nhanh và đúng đội đó sẽ thắng 3.Củng cố, dặn dò:Giáo viên nhận xét tiết học Bài sau: 7 cộng với một số: 7 + 5 TOÁN(26) 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết thựchiện phép tính cộng có nhớ dạng: 7 + 5 - Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số - Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: - Que tính, bảng gài III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng: HS1: Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau: Nga có : 26 phong bì Ngọc nhiều hơn Nga: 7 phong bì Ngọc có ……………… phong bì ? HS2: Làm bài 3 *Nhận xét và cho điểm học sinh. 2 Dạy và học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 7 cộng với 1 số: 7+5 2.2 Phép cộng 7 + 5 Bước 1: Giới thiệu. - Giáo viên nêu bài toán: Có 7 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? Bước 2: Tìm kết quả - Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả - 7 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ? - Yêu cầu học sinh nêu cách làm của mình. Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu học sinh lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả. - Hãy nêu cách tính. - Nêu cách tính. 2.3 Lập bảng các công thức 7 cộng với một số và học thuộc. - Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. - Học sinh đọc kết quả. - Xoá dần công thức cho học sinh học thuộc. 2.4 Luyện tập - Thực hành. Bài 1: Giáo viên nêu đề - Yêu cầu học sinh tự làm bài ghi kết quả. - Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả. Bài 2: Giáo viên nêu đề toán - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng - Cả lớp làm SGK - Yêu cầu học sinh nêu cách tính và ghi kết quả. * Giáo viên nhận xét Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài - Tính nhẩm là tính như thế nào? - Hai học sinh làm bài trên bảng - Cả lớp làm vào sách - Yêu cầu học sinh so sánh kết quả của 7 + 8 và 7 + 3 + 5 Hỏi: Vì sao? - Rút ra kết luận: Khi biết 7 + 8 = 15 có thể viết ngay 7 + 3 + 5 = 15 Bài 4: 1 học sinh đọc đề - Sau đó ghi tóm tắt. Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc đề - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp làm vào SGK - Nghe và phân tích đề toán. - Thực hiện phép tính cộng: 7 + 5 - Thao tác trên que tính tìm kết quả (đếm) - Là 12 que tính - Học sinh trả lời. + - Đặt tính: 7 5 12 - 3 học sinh: Viết 7 rồi viết 5 xuống dưới rồi thẳng cột với 7 viết dấu + kẻ vạch ngang. - 7 cộng với 5 bằng 12 Viết 2 vào cột đơn vị thẳng cột với 7 và 5 . Viết 1 vào cột chục ( 3 học sinh trả lời). - Thao tác que tính - Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. - Thi học thuộc công thức. - Học sinh tự làm bài - Tự làm bài SGK - Cả lớp nhận xét - Hai học sinh làm bài - Cả lớp làm vào sách - Học sinh đọc đề - Hai học sinh lên bảng - Cả lớp làm vào sách - Kết quả của hai phép tính bằng nhau Vì: 3 + 5 = 8 - Học sinh đọc đề Tóm tắt Em :…………7 tuổi Anh hơn em : 5 tuổi Anh :………..? tuổi Giải Tuổi của anh là: 7 + 5 = 12 (tuổi) ĐS: 12 tuổi - Đọc đề bài Bài a: Điền dấu + vì 7 + 6 = 13 Bài b: 7 - 3 + 7 = 11 2.5 Củng cố - Dặn dò: - Gọi 1 học sinh lên bảng đọc công thức 7 cộng với 1 số - Gọi 1 học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 7 + 8 * Nhận xét tiết học Bài sau: 47 + 5 Thứ ba ngày tháng năm 200 TOÁN(27) 47 + 5 I. Mục tiêu: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 5 - Áp dụng để giải các bài tập về tìm tổng khi biết các số hạng, giải bài toán có lời văn cộng các số đo độ dài. - Củng cố biểu tượng về hình chữ nhật bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. II. Đồ dùng dạy học: - Que tính - Nội dung bài tập 2. Hình vẽ bài tập 4 III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh đọc thuộc công thức 7 cộng với một số - Gọi 2 học sinh lên thực hiện các yêu cầu sau: - HS1: Làm bài 2 - HS2 : Tính nhẩm: 7 + 6 = 7 + 3 + 3 = Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Dạy - học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 47 + 5 2.2 Hướng dẫn bài Hỏi: Phép cộng này giống phép cộng nào ta đã học? - Bài học hôm nay các em dựa vào cách thực hiện phép cộng 29 + 5 ; 28 + 5 và bảng các công thức 7 cộng với một số để xây dựng cách đặt tính, thực hiện phép tính có dạng 47 + 5. 2.3 Giới thiệu phép cộng 47 + 5 Giáo viên nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 5 que tính nữa? Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Yêu cầu một học sinh lên bảng và thực hiện phép cộng trên 29 + 5 ; 28 + 5 và bảng 7 cộng với một số Hỏi: Đặt tính như thế nào? - Thực hiện tính như thế nào? - Học sinh nhắc lại cách đặt tính? 2.3 Luyện tập - Thực hành. Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vào SGK - Gọi học sinh nêu cách tính - Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả * Giáo viên nhận xét Bài 2: Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Ô trống ở đây là gì ? - Vậy muốn tìm tổng ta làm thế nào ? - Hai học sinh lên bảng làm cả lớp làm vào SGK * Giáo viên nhận xét Bài 3: Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng - Yêu cầu học sinh nhìn sơ đồ trả lời - Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm? - Đoạn thẳng AB dài như thế nào so với đoạn thẳng CD. - Bài toán hỏi gì ? - Một học sinh đọc đề toán - Một học sinh giải bài toán. - Giống 29 + 5 ; 28 + 5. - Lắng nghe phân tích đề. - Thực hiện phép tính cộng - Thực hiện phép cộng: 47 + 5 - Viết 47 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 7 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang. - Tính từ phải sang trái: 7 cộng 5 bằng 12. Viết 2 thẳng cột với 7 và 5, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5 viết 5 thẳng cột với 4. Vậy 47 + 5 = 52. - 3 học sinh nhắc - Học sinh làm bài - 3, 4 học sinh nêu lại. - Viết số thích hợp vào ô trống - Là tổng - Ta lấy số hạng cộng số hạng - Hai học sinh lên bảng - Lớp nhận xét - Đoạn thẳng CD dài 17 cm - Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là 8 cm - Độ dài đoạn thẳng AB. Bài giải Đoạn thẳng AB dài là: 17 + 8 = 25 (cm) ĐS: 25 cm Bài 4: Vẽ hình bài 4 lên bảng Học sinh quan sát và đếm số Chỉ cho học sinh đếm bao nhiêu hình chữ nhật (9 hình) 2.4 Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 5 Dặn dò: Đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 57 + 8 ; 87 + 4 ; 26 + 6 ; 37 + 7 Bài sau: 47 + 25 TOÁN (28) 47 + 25 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính có dạng 47 + 5 - Áp dụng giải các bài tập về tìm tổng khi biết các số hạng giải bài toán có lời văn cộng các số đo độ dài. - Củng cố biểu tượng về hình chữ nhật bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. II. Đồ dùng dạy học: - Que tính - Nội dung bài tập 2. Vẽ hình bài tập 4 III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh đọc thuộc công thức 7 cộng với một số - Hai học sinh lên bảng HS1: Đặt tính và tính: 57 + 9 ; 55 + 8 HS2: Tính nhẩm: 7 + 4 + 5 ; 7 + 8 + 2 ; 7 + 6 + 4 Nhận xét cho điểm: 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 47 + 25 - Viết lên bảng phép cộng 47 + 5 và hỏi phép cộng này giống phép cộng nào đã học. 2.2 Giới thiệu phép cộng: 47 + 25 Bước 1: Giới thiệu. Nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? Bước 2: Đi tìm kết quả - Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả Hỏi: 47 que tính thêm 25 que tính là bao nhiêu que tính? - Yêu cầu học sinh nêu cách làm? Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính - Một học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính - Nêu cách đặt tính: - Nêu cách tính. - Yêu cầu 3 học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. 2.3 Luyện tập - Thực hành: - Yêu cầu học sinh tự làm bài tập. - Yêu cầu học sinh nêu cách tính và thực hiện phép tính. * Nhận xét cho điểm. Bài 2: - Gọi học sinh lên đọc yêu cầu của bài. Hỏi: Một phép tính làm đúng là một phép tính như thế nào? - Học sinh làm vở một học sinh lên bảng lớp - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng - Nếu sai vì sao điền sai vào phép tính đó. - Yêu cầu học sinh sửa lại các phép tính ghi s Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề sau đó tự làm bài vào vở. Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Ghi lên bảng phép tính: - Điền số nào vào ô trống ? Tại sao? - Giống: 29 + 5 ; 28 + 5 - Nghe và phân tích đề toán - Thực hiện phép tính cộng: 47 + 25 - Thao tác trên que tính. - 47 thêm 25 là 72 que tính - Nêu cách đếm - Đặt tính và thực hiện: 47 + 25 72 - Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột với 7, 2 thẳng cột với 4. Viết dấu + và kẻ vạch ngang. - Thực hiện tính từ phải sang trái: 7 cộng với 5 bằng 12. Viết 2 thẳng cột với 7 và 5 nhớ 1, 4 cộng với 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7 viết 7 thẳng cột với 4 và 2.Vậy 47 cộng 25 bằng 72. - Học sinh nhắc lại - Học sinh làm SGK - Học sinh nối tiếp nhau ghi kết quả của từng phép tính. - Đúng ghi Đ, Sai ghi S. - Là phép tính đặt tính đúng (thẳng cột) kết quả tính cũng đúng. - Học sinh làm bài - Bạn làm đúng hay sai Bài b sai: Vì đặt tính sai. 5 phải đặt thẳng cột với 7 (cột đơn vị ) nhưng trong bài lại đặt thẳng cột với 3 ( cột chục). Do đó kết quả của phép tính cũng sai. - Sửa lại vào giấy nháp - Ghi tóm tắt và trình bày bài giải Tóm tắt Nữ: 27 người Nam: 18 người Cả đội……….người. Bài giải Đội đó có là: 27 + 18 = 45 (người) ĐS: 45 người - Điền số thích hợp vào ô trống - Điền 7 vì 7 + 5 bằng 12. Viết 2 nhớ 1 - Điền 6 vì 7 + 6 bằng 13. Viết 3 nhớ 1 * Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 25 * Nhận xét tiết học: Dặn dò: Học sinh về nhà luyện tập thêm về phép cộng dạng: 47 + 25 Bài sau: Luyện tập Thứ năm ngày tháng năm 200 TOÁN (29) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: Đặt tính và thực hiện các phép tính cộng có nhớ dạng : 7 + 5 ; 47 + 5 ; 47 + 25 Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng So sánh số. II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài tập 4, 5 viết trên bảng phụ Đồ dùng phục vụ trò chơi III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng HS1: Đặt tính và tính: 56 + 17 ; 29 + 9 HS2: Làm bài 3 2.Bài mới. a. Giới thiệu bài: Luyện tập b. Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả Bài 2: Học sinh nêu đề bài - Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở - Gọi học sinh nêu cách đặt tính và cách tính. Bài 3: Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đặt bài toán trước khi giải. Bài 4: Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Để điền dấu đúng trước tiên ta phải làm gì? Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc đề. Hỏi: Những số nào thì có thể điền vào chỗ trống ? - Yêu cầu học sinh làm bài - Học sinh làm SGK. - Học sinh nêu đề bài - 4 học sinh lên bảng làm bài - Học sinh nêu - Thúng cam có 28 quả - Thúng quýt có 37 quả Cả 2 thúng có bao nhiêu quả ? Bài giải Cả 2 thúng có là: 28 + 37 = 65 (quả) ĐS: 65 quả - Điền dấu > < = vào chỗ thích hợp. - Thực hiện phép tính sau đó so sánh kết quả. - Đọc đề bài. - Đó là: 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 , 23, 24 - Học sinh làm bài và trả lời Các phép tính: 27 - 5 = 22 ; 19 + 4 = 23 ; 17 + 4 = 21. Nhận xét và cho điểm. 3. Củng cố - Dặn dò: Học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện tính. Bài sau: Bài toán về ít hơn. Thứ sáu ngày tháng năm 200 TOÁN(30) BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN I. Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết giải toán ít hơn bằng một phép tính trừ (toán xuôi) II. Đồ dùng dạy học: 12 quả cam đính băng có thể gắn lên bảng III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng: HS1: Đặt tính và tính: 56 + 8 ; 24 + 16 HS2: Làm bài 4 * Giáo viên nhận xét ghi điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: Bài toán về ít hơn. b. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài toán về ít hơn. Nêu bài toán: Cành trên có 7 quả cam( gắn 7 quả cam lên bảng). Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam? - Học sinh nêu lại bài toán. - Cành dưới ít hơn 2 quả nghĩa là như thế nào? - Gọi học sinh lên bảng tóm tắt. - 7 quả cam là số cam của cành nào? - Số cam cành dưới như thế nào so với cành trên. - Muốn biểu diễn số cam cành dưới em phải vẽ đoạn thẳng như thế nào? - Cành trên có 7 quả cam, cành dưới có ít hơn 2 quả. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam? - Là cành trên nhiều hơn 2 quả Tóm tắt Cành trên : 7 quả Cành dưới ít hơn cành trên 2 quả Cành dưới :…………..? - Là số cam của cành trên - Ít hơn cành trên 2 quả. - Ngắn hơn đoạn thẳng biểu diễn số cam cành trên một chút. Vậy cô viết cành trên và biểu diễn số cam cành trên bằng một đoạn thẳng như sau: - Đoạn thẳng ngắn hơn tương ứng với 2 quả cam. - Một học sinh lên bảng viết tóm tắt. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tính số cam cành dưới ta làm như thế nào? Tại sao? - Gọi 1 học sinh lên giải - Cả lớp làm vào vở - Giáo viên và cả lớp nhận xét 2.2 Luyện tập - thực hành: Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc đề. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Bài toán thuộc dạng gì? - Yêu cầu học sinh viết tóm tắt trình bày bài giải - Học sinh làm vào vở Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Bài toán thuôc dạng gì? - Tại sao? - Học sinh tóm tắt và trình bày bài giải - Gọi học sinh nhận xét bài bạn cho điểm Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề xác định và giải 7 quả 2 quả - Cành trên: - Cành dưới ? quả - Ta lấy 7 trừ 2 - Vì cành trên 7 quả. Cành dưới ít hơn 2 quả Bài giải Cành dưới có là: 7 – 2 = 5 (quả) ĐS: 5 quả - Học sinh đọc đề - Bài toán cho biết vườn nhà Mai có 17 cây cam. Vườn nhà Hoa có ít hơn 7 cây cam - Tìm cây cam nhà hoa? - Bài toán về ít hơn - Hai học sinh đổi vở nhau kiểm tra. - Đọc đề bài - Bài toán về ít hơn - Vì thấp hơn có ý nghĩa là ít hơn Tóm tắt An cao : 95 cm Bình thấp hơn An: 5 cm Hỏi Bình cao………. ? cm Bài giải Bình cao là: 95 – 5 = 90 (cm) ĐS: 90 cm. - Bài toán thuộc dạng ít hơn Tóm tắt Gái : 15 học sinh Trai ít hơn gái: 3 học sinh Hỏi trai……….? học sinh 2.3 Củng cố - Dặn dò: * Giáo viên nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docTOÁN TUAN 5,6.doc