TOÁN(26) 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thựchiện phép tính cộng có nhớ dạng: 7 + 5
- Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số
- Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính, bảng gài
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng:
HS1: Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau:
Nga có : 26 phong bì
Ngọc nhiều hơn Nga: 7 phong bì
Ngọc có phong bì ?
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 2 tuần 6, 7, 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 200
TOÁN(26) 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thựchiện phép tính cộng có nhớ dạng: 7 + 5
- Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số
- Áp dụng phép tính cộng có nhớ dạng 7 + 5 để giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính, bảng gài
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng:
HS1: Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau:
Nga có : 26 phong bì
Ngọc nhiều hơn Nga: 7 phong bì
Ngọc có ……………… phong bì ?
HS2: Làm bài 3
*Nhận xét và cho điểm học sinh.
2 Dạy và học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 7 cộng với một số: 7+5
2.2 Phép cộng 7 + 5
Bước 1: Giới thiệu.
- Giáo viên nêu bài toán: Có 7 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
Bước 2: Tìm kết quả
- Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả
- 7 que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm của mình.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu học sinh lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.
- Hãy nêu cách tính.
2.3 Lập bảng các công thức 7 cộng với một số:
- Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính trong phần bài học.
- Học sinh đọc kết quả.
- Xoá dần công thức cho học sinh học thuộc.
2.4 Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: Giáo viên nêu đề
- Yêu cầu học sinh tự làm bài ghi kết quả.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả.
Bài 2: Giáo viên nêu đề toán
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng
- Cả lớp làm SGK
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính và ghi kết quả.
* Giáo viên nhận xét
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài
- Tính nhẩm là tính như thế nào?
- Hai học sinh làm bài trên bảng
- Cả lớp làm vào sách
- Yêu cầu học sinh so sánh kết quả của 7 + 8 và 7 + 3 + 5
Hỏi: Vì sao?
- Rút ra kết luận: Khi biết 7 + 8 = 15 có thể viết ngay 7 + 3 + 5 = 15
Bài 4: 1 học sinh đọc đề
- Sau đó ghi tóm tắt.
Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc đề
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào SGK
- Nghe và phân tích đề toán.
- Ta lấy 7 cộng 5
- Thao tác trên que tính tìm kết quả (đếm)
- Là 12 que tính
- Học sinh trả lời.
+
- Đặt tính: 7
5
12
- 3 học sinh: Viết 7 rồi viết 5 xuống dưới rồi thẳng cột với 7 viết dấu + kẻ vạch ngang.
- 7 cộng với 5 bằng 12
Viết 2 vào cột đơn vị thẳng cột với 7 và 5 .Viết 1 vào cột chục
( 3 học sinh trả lời).
- Thao tác que tính
- Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Thi học thuộc công thức.
- Học sinh tự làm bài
- Tự làm bài SGK
- Cả lớp nhận xét
- Hai học sinh làm bài
- Cả lớp làm vào sách
- Học sinh đọc đề
- Hai học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào sách
- Kết quả của hai phép tính bằng nhau
Vì: 3 + 5 = 8
- Học sinh đọc đề
Tóm tắt
Em :…………7 tuổi
Anh hơn em : 5 tuổi
Anh :………..? tuổi
Giải
Tuổi của anh là:
7 + 5 = 12 (tuổi)
ĐS: 12 tuổi
- Đọc đề bài
Bài a: Điền dấu + vì 7 + 6 = 13
Bài b: 7 - 3 + 7 = 11
2.5 Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 học sinh lên bảng đọc công thức 7 cộng với 1 số
- Gọi 1 học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 7 + 8
* Nhận xét tiết học
Bài sau: 47 + 5
Thứ ba, ngày tháng năm 200
TOÁN(27) 47 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 5
- Áp dụng để giải các bài tập về tìm tổng khi biết các số hạng, giải bài toán có lời văn cộng các số đo độ dài.
- Củng cố biểu tượng về hình chữ nhật bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính
- Nội dung bài tập 2. Hình vẽ bài tập 4
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh đọc thuộc công thức 7 cộng với một số
- Gọi 2 học sinh lên thực hiện các yêu cầu sau:
- HS1: Làm bài 2
- HS2 : Tính nhẩm: 7 + 6 =
7 + 3 + 3 =
Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Dạy - học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 47 + 5
2.2 Hướng dẫn bài
Hỏi: Phép cộng này giống phép cộng nào ta đã học?
- Bài học hôm nay các em dựa vào cách thực hiện phép cộng 29 + 5 ; 28 + 5 và bảng các công thức 7 cộng với một số để xây dựng cách đặt tính, thực hiện phép tính có dạng
47 + 5.
2.3 Giới thiệu phép cộng 47 + 5
Giáo viên nêu bài toán:
Có 47 que tính thêm 5 que tính nữa? Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu một học sinh lên bảng và thực hiện phép cộng trên 29 + 5 ; 28 + 5 và bảng 7 cộng với một số
Hỏi: Đặt tính như thế nào?
- Thực hiện tính như thế nào?
- Học sinh nhắc lại cách đặt tính?
2.3 Luyện tập - Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vào SGK
- Gọi học sinh nêu cách tính
- Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả
* Giáo viên nhận xét
Bài 2: Yêu cầu học sinh nêu đề bài
- Ô trống ở đây là gì ?
- Vậy muốn tìm tổng ta làm thế nào ?
- Hai học sinh lên bảng làm cả lớp làm vào SGK
* Giáo viên nhận xét
Bài 3: Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng
- Yêu cầu học sinh nhìn sơ đồ trả lời
- Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
- Đoạn thẳng AB dài như thế nào so với đoạn thẳng CD.
- Bài toán hỏi gì ?
- Một học sinh đọc đề toán
- Một học sinh giải bài toán.
- Giống 29 + 5 ; 28 + 5.
- Lắng nghe phân tích đề.
- Thực hiện phép tính cộng
- Thực hiện phép cộng: 47
+ 5
52
- Viết 47 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 7 viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái: 7 cộng 5 bằng 12. Viết 2 thẳng cột với 7 và 5, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5 viết 5 thẳng cột với 4.
Vậy 47 + 5 = 52.
- 3 học sinh nhắc
- Học sinh làm bài
- 3, 4 học sinh nêu lại.
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Là tổng
- Ta lấy số hạng cộng số hạng
- Hai học sinh lên bảng
- Lớp nhận xét
- Đoạn thẳng CD dài 17 cm
- Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD là 8 cm
- Độ dài đoạn thẳng AB.
Bài giải
Đoạn thẳng AB dài là:
17 + 8 = 25 (cm)
ĐS: 25 cm
Bài 4: Vẽ hình bài 4 lên bảng
Học sinh quan sát và đếm số
Chỉ cho học sinh đếm bao nhiêu hình chữ nhật (9 hình)
2.4 Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 5
Dặn dò: Đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 57 + 8 ; 87 + 4 ; 26 + 6 ; 37 + 7
Bài sau: 47 + 25
Thứ tư, ngày tháng năm 200
TOÁN(28) 47 + 25
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính có dạng 47 + 5
- Áp dụng giải các bài tập về tìm tổng khi biết các số hạng giải bài toán có lời văn cộng các số đo độ dài.
- Củng cố biểu tượng về hình chữ nhật bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Que tính
- Nội dung bài tập 2. Vẽ hình bài tập 4
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc công thức 7 cộng với một số
- Hai học sinh lên bảng
HS1: Đặt tính và tính: 57 + 9 ; 55 + 8
HS2: Tính nhẩm: 7 + 4 + 5 ; 7 + 8 + 2 ; 7 + 6 + 4
Nhận xét cho điểm:
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: 47 + 25
- Viết lên bảng phép cộng 47 + 5 và hỏi phép cộng này giống phép cộng nào đã học.
2.2 Giới thiệu phép cộng: 47 + 25
Bước 1: Giới thiệu.
Nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
Bước 2: Đi tìm kết quả
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả
Hỏi: 47 que tính thêm 25 que tính là bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Một học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính
- Nêu cách đặt tính:
- Nêu cách tính.
- Yêu cầu 3 học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
2.3 Luyện tập - Thực hành:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính và thực hiện phép tính.
* Nhận xét cho điểm.
Bài 2:
- Gọi học sinh lên đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Một phép tính làm đúng là một phép tính như thế nào?
- Học sinh làm vở một học sinh lên bảng lớp
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng
- Nếu sai vì sao điền sai vào phép tính đó.
- Yêu cầu học sinh sửa lại các phép tính ghi S
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề sau đó tự làm bài vào vở.
Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Ghi lên bảng phép tính:
- Điền số nào vào ô trống ? Tại sao?
- Giống: 29 + 5 ; 28 + 5
- Nghe và phân tích đề toán
- Thực hiện phép tính cộng: 47 + 25
- Thao tác trên que tính.
- 47 thêm 25 là 72 que tính
- Nêu cách đếm
- Đặt tính và thực hiện: 47
+ 25
72
- Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột với 7, 2 thẳng cột với 4. Viết dấu + và kẻ vạch ngang.
- Thực hiện tính từ phải sang trái: 7 cộng với 5 bằng 12. Viết 2 thẳng cột với 7 và 5 nhớ 1, 4 cộng với 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7 viết 7 thẳng cột với 4 và 2.Vậy 47 cộng 25 bằng 72.
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh làm SGK
- Học sinh nối tiếp nhau ghi kết quả của từng phép tính.
- Đúng ghi Đ, Sai ghi S.
- Là phép tính đặt tính đúng (thẳng cột) kết quả tính cũng đúng.
- Học sinh làm bài
- Bạn làm đúng hay sai
Bài b sai: Vì đặt tính sai. 5 phải đặt thẳng cột với 7 (cột đơn vị ) nhưng trong bài lại đặt thẳng cột với 3 ( cột chục). Do đó kết quả của phép tính cũng sai.
- Sửa lại vào giấy nháp
- Ghi tóm tắt và trình bày bài giải
Tóm tắt
Nữ: 27 người
Nam: 18 người
Cả đội……….người.
Bài giải
Đội đó có là:
27 + 18 = 45 (người)
ĐS: 45 người
- Điền số thích hợp vào ô trống
- Điền 7 vì 7 + 5 bằng 12. Viết 2 nhớ 1
- Điền 6 vì 7 + 6 bằng 13. Viết 3 nhớ 1
* Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 25 * Nhận xét tiết học:
Dặn dò: Học sinh về nhà luyện tập thêm về phép cộng dạng: 47 + 25
Bài sau: Luyện tập
Thứ năm, ngày tháng năm 200
TOÁN (29) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
Đặt tính và thực hiện các phép tính cộng có nhớ dạng : 7 + 5 ; 47 + 5 ; 47 + 25
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng
So sánh số.
II. Đồ dùng dạy học:
Nội dung bài tập 4, 5 viết trên bảng phụ
Đồ dùng phục vụ trò chơi
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng
HS1: Đặt tính và tính: 56 + 17 ; 29 + 9
HS2: Làm bài 3
2.Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Luyện tập
b. HD Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả
Bài 2: Học sinh nêu đề bài
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào vở
- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và cách tính.
Bài 3: Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để đặt bài toán trước khi giải.
Bài 4:
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền dấu đúng trước tiên ta phải làm gì?
Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc đề.
Hỏi: Những số nào thì có thể điền vào chỗ trống ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
Nhận xét và cho điểm:
- Học sinh làm SGK.
- Học sinh nêu đề bài
- 4 học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh nêu
- Thúng cam có 28 quả
- Thúng quýt có 37 quả
Cả 2 thúng có bao nhiêu quả ?
Bài giải
Cả 2 thúng có là:
28 + 37 = 65 (quả)
ĐS: 65 quả
- Điền dấu > < = vào chỗ thích hợp.
- Thực hiện phép tính sau đó so sánh kết quả.
- Đọc đề bài.
- Đó là: 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 , 23, 24
- Học sinh làm bài và trả lời:
27 - 5 = 22 ; 19 + 4 = 23 ; 17 + 4 = 21.
3. Củng cố - Dặn dò:
Học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện tính.
Nhận xét tiết học.
Bài sau: Bài toán ít hơn.
Thứ sáu, ngày tháng năm 200
TOÁN(30) BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết giải toán ít hơn bằng một phép tính trừ (toán xuôi)
II. Đồ dùng dạy học:
12 quả cam băng giấy có thể gắn lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng:
HS1: Đặt tính và tính: 56 + 8 ; 24 + 16
HS2: Làm bài 4
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:Bài toán về ít hơn.
b. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài toán về ít hơn.
Nêu bài toán: Cành trên có 7 quả cam( gắn 7 quả cam lên bảng). Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam?
- Học sinh nêu lại bài toán.
- Cành dưới ít hơn 2 quả nghĩa là như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng tóm tắt.
- 7 quả cam là số cam của cành nào?
- Số cam cành dưới như thế nào so với cành trên.
- Muốn biểu diễn số cam cành dưới em phải vẽ đoạn thẳng như thế nào?
- Cành trên có 7 quả cam, cành dưới có ít hơn 2 quả. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam?
- Là cành trên nhiều hơn 2 quả
Tóm tắt
Cành trên : 7 quả
Cành dưới ít hơn cành trên 2 quả
Cành dưới :…………..?
- Là số cam của cành trên
- Ít hơn cành trên 2 quả.
- Ngắn hơn đoạn thẳng biểu diễn số cam cành trên một chút.
- Vậy cô viết cành trên và biểu diễn số cam cành trên bằng một đoạn thẳng như sau:
- Đoạn thẳng ngắn hơn tương ứng với 2 quả cam.
- Một học sinh lên bảng viết tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính số cam cành dưới ta làm như thế nào? Tại sao?
- Gọi 1 học sinh lên giải
- Cả lớp làm vào vở
- Giáo viên và cả lớp nhận xét
2.2 Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu học sinh viết tóm tắt trình bày bài giải
- Học sinh làm vào vở
Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán thuôc dạng gì?
- Tại sao?
- Học sinh tóm tắt và trình bày bài giải
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn cho điểm
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề xác định và giải vào vở.
-Thu một số bài chấm, nhận xét.
7 quả 2 quả
- Cành trên:
- Cành dưới
? quả
- Ta lấy 7 trừ 2
- Vì cành trên 7 quả. Cành dưới ít hơn 2 quả
Bài giải
Cành dưới có là:
7 – 2 = 5 (quả)
ĐS: 5 quả
- Học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết vườn nhà Mai có 17 cây cam. Vườn nhà Hoa có ít hơn 7 cây cam
- Tìm cây cam nhà hoa?
- Bài toán về ít hơn
- Hai học sinh đổi vở nhau kiểm tra.
- Đọc đề bài
- Bài toán về ít hơn
- Vì thấp hơn có ý nghĩa là ít hơn
Tóm tắt
An cao : 95 cm
Bình thấp hơn An: 5 cm
Hỏi Bình cao………. ? cm
Bài giải
Bình cao là:
95 – 5 = 90 (cm)
ĐS: 90 cm.
- Bài toán thuộc dạng ít hơn
Tóm tắt
Gái : 15 học sinh
Trai ít hơn gái: 3 học sinh
Hỏi trai……….? học sinh
2.3 Củng cố - Dặn dò:
* Giáo viên nhận xét tiết học
Bài sau: Luyện tập
Thứ hai, ngày tháng năm 200
TOÁN(31): LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
Giải toán có lời văn ít hơn nhiều hơn
Điểm ở trong điểm ở ngoài một hình.
II. Đồ dùng dạy học;
Hình vẽ bài tập 1
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng:
HS1: Đặt tính và tính: 25 + 16 ; 37 + 8
HS2: Làm bài 2
HS3: Làm bài 3
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận nhóm đôi
- Gọi học sinh đọc chữa bài
Hỏi: Tại sao em biết trong hình vuông có nhiều hơn hình tròn 2 ngôi sao
- Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện phần b
- Tại sao em vẽ thêm 2 ngôi sao?
Bài 2: Học sinh dựa vào tóm tắt đọc đề toán
- Kém hơn có nghĩa là thế nào?
- Bài toán thuộc dạng gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Giáo viên và cả lớp nhận xét
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 4
Hỏi: Bài toán cho biết anh hơn em mấy tuổi?
- Vậy tuổi của em kém anh mấy tuổi.
Bài 4: Một học sinh đọc đề nhìn tóm tắt
Tóm tắt
Toà nhà thứ nhất: 16 tầng
Toà nhà thứ hai: 4 tầng
Toà nhà thứ hai: ? tầng
- Trong hình tròn có 5 ngôi sao. Trong hình vuông có 7 ngôi sao. Trong hình vuông có nhiều hơn hình tròn 2 ngôi sao. Trong hình tròn có ít hơn trong hình vuông 2 ngôi sao
- Vì 7 – 5 = 2
- Học sinh lên bảng vẽ hình tròn trên bảng 2 ngôi sao
- Vì 5 + 2 = 7
- Anh 16 tuổi. Em kém hơn Anh 5 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?
- Kém hơn có nghĩa là ít hơn
- Bài toán về ít hơn
Bài giải
Tuổi em là:
16 – 5 = 11(tuổi)
ĐS: 11 tuổi
- Bài toán có dạng về nhiều hơn
- Anh hơn em 5 tuổi
- Em kém anh 5 tuổi
Bài giải
Tuổi của anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
ĐS: 16 tuổi
- Thuộc dạng toán ít hơn
Bài giải
Toà nhà thứ 2 cao là:
16 – 4 = 12(tầng)
ĐS: 12 tầng
3. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học.
Bài sau: Ki-lô-gam.
Thứ ba, ngày tháng năm 200
TOÁN(32): KI LÔ GAM
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Có biểu tượng về nhẹ hơn nặng hơn
Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân
Nhận biết được đơn vị đo khối lượng ki lô gam, tên gọi và ký hiệu (kg)
Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị kg.
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 chiếc đĩa cân
- Các quả cân: 1 kg, 2 kg, 3 kg
- Một số đồ vật dùng để cân: túi gạo, 1 kg, cặp sách.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng.
HS1: Đặt tính rồi tính: 25 + 9 ; 32 + 18
HS2: Làm bài 3
* Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ki-lô-gam
b. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn
- Đưa ra một quả cân(1kg) và 1 quyển vở.
- Yêu cầu học sinh dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nặng hơn, nhẹ hơn.
- Cho học sinh làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác và nhận xét “ vật nặng - vật nhẹ”
2.2 Giới thiệu cái cân và quả cân.
- Cho học sinh xem cân đĩa.
* Nhận xét hình dạng cân.
* Giới thiệu: Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là ki lô gam. Ki lô gam được viết tắc là kg.
- Viết lên bảng ki lô gam (kg)
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Cho học sinh xem các quả cân 1kg, 2kg, 5kg và đọc số đo ghi trên quả cân.
2.3 Giới thiệu cách cân và thực hành cân.
- Giới thiệu cách cân thông qua một bao gạo
- Đặt 1 bao gạo (1kg) lên đĩa cân phía bên kia là quả cân 1kg (vừa nói - vừa làm)
- Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng.
- Vị trí hai đĩa cân như thế nào?
* Kết luận: Khi đó ta nói túi gạo nặng 1 kg xúc một ít gạo trong bao ra và yêu cầu nhận xét về vị trí kim thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân.
- Quả cân nặng hơn quyển vở.
- Thực hành ước lượng - khối lượng.
- Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng kim thăng bằng.
Quan sát
HS đọc, viết bảng con.
- Quan sát
- Kim chỉ đứng giữa (đúng vạch thăng bằng)
- Hai đĩa cân ngang bằng nhau.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại. Kim thăng bằng lệch về phía quả cân. Đĩa có túi gạo cao hơn so với đĩa cân có quả cân.
- Học sinh nhắc lại kết quả cân.
Kết luận: Túi gạo nhẹ hơn 1 kg
2.4 Luyện tập - thực hành
Baìi 1: Yêu cầu học sinh làm bài tập
Bài 2: Giáo viên nêu đề
- Viết lên bảng:
1 kg + 2 kg = 3 kg
Hỏi: Tại sao 1 kg cộng với 2 kg lại bằng 3 kg.
- Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị là ki lô gam
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cả hai bao cân nặng bao nhiêu kg ta làm thế nào?
- Học sinh làm vào vở bài tập
- 5 kg, 3 ki lô gam
- Vì: 1 + 2 = 3
HS: Lấy số đo cộng số đo sau đó viết kết quả và viết kí hiệu của tên đơn vị vào sau kết quả.
- Học sinh làm bài. Một học sinh đọc chữa bài, 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Đọc đề bài
- Bao to nặng 25kg
- Bao bé nặng 10 kg
- Cả hai nặng bao nhiêu kg?
- Ta lấy : 25 cộng 10
- Một học sinh lên bảng tóm tắt
Tóm tắt
Bao to : 25 kg
Bao bé :10 kg
Cả hai bao….? Kg
Bài giải
Cả hai bao nặng là:
25 + 10 = 35 (Kg)
ĐS: 35 Kg
3.Củng cố - Dặn dò:
Hỏi học sinh về cách viết tắt đơn vị đo khối lượng ki lô gam
Cho học sinh đọc số đo của một số quả cân
Trò chơi: Lập đề toán có đơn vị là (Kg)
Thứ tư, ngày tháng năm 200
TOÁN(33): LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Làm quen với cân đồng hồ
- Thực hành cân với cân đồng hồ
- Giải các bài toán kèm theo số đo khối lượng có đơn vị là ki lô gam.
II. Đồ dùng dạy học
- Một chiếc cân đồng hồ
- Một túi gạo, đường, chồng sách vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học
- Nêu cách viết tắc ki lô gam
- Giáo viên đọc học sinh viết các số đo: 1kg, 9 kg, 10 kg
- Giáo viên viết học sinh đọc: 35 kg, 20 kg, 3 kg
* Nhận xét cho điểm
2. Dạy học bài mới
Trong bài học hôm nay ta sẽ làm quen một loại cân khác là cân đồng hồ. Đồng thời giải một bài toán liên quan đến số đo khối lượng có đơn vị là ki lô gam
2.2 Luyện tập
Bài 1: Giới thiệu cân đồng hồ
Hỏi: Cân có mấy đĩa cân.
Nêu: Cân đồng hồ chỉ có một đĩa cân. Khi cân chúng ta đặt vật cân lên đĩa này. Phía dưới đĩa có mặt đồng hồ báo số đo của vật cân. Mặt đồng hồ có 1 chiếc kim quay được và trên đó có ghi các số tương ứng với các vạch chia. Khi cân chưa có vật gì kim chỉ số 0
Bài 1
* Cách cân: Khi đặt vật cần cân trên đĩa cân khi đó kim sẽ quay dừng ở vạch nào thí số tương ứng của vật ấy cho biết trên đĩa cân này bao nhiêu kg?
* Thực hành cân:
- Lần lượt gọi 3 học sinh lên bảng thực hành.
Sau mỗi học sinh cân giáo viên cho học sinh đọc chỉ số trên mặt đồng hồ.
Bài 2: Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài
Tại sao nói "Quả cam nặng hơn 1 kg là sai?"
Hỏi tương tự với các câu hỏi khác
Bài 3: Học sinh nhẩm ghi ngay kết quả
Bài 4: 1 học sinh đọc đề toán
Bài 5: Gọi học sinh đọc đề xác định dạng bài
Học sinh: Dạng toán về nhiều hơn
- Có 1 đĩa cân
- Học sinh lắng nghe
HS1: Cân túi gạo : 2 kg
HS2: Cân túi đường: 1kg
HS3: Cân sách vở : 3 kg
- Vì kim nghiêng về phía quả cân, đĩa cân có 1 quả cân thấp hơn nên quả cân nhẹ hơn 1 kg chứ không nặng hơn 1 kg
- 3 kg + 6 kg - 4kg = 5 kg
- Học sinh nhẩm đọc lên
Tóm tắt
Gạo tẻ, nếp: 26 kg gạo
Gạo tẻ: 16 kg gạo
Gạo nếp: ? kg gạo
Giải
Số kg gạo nếp mẹ mua là:
26 - 16 = 10 ( kg )
ĐS: 10 kg
Tóm tắt
Gà: 2 kg
Ngỗng nặng hơn gà: 3 kg
Ngỗng nặng........? kg
Giải
Số kg ngỗng cân nặng là:
2 + 3 = 5 ( kg )
ĐS: 5 kg
3. Củng cố - dặn dò;
- Học sinh sử dụng cân đồng hồ
- Cách cộng trừ với đơn vị đo khối lượng
* Nhận xét tiết học
Bài sau: 6 cộng với một số: 6+5
Thứ năm, ngày tháng năm 200
TOÁN(34) 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng dạng 6 + 5
Tự lập và thuộc bảng các công thức 6 cộng với một số
Củng cố về điểm ở trong và ở ngoài hình – So sánh số
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng:
HS1, 2: Làm bài 3
HS3: Làm bài 5
Hỏi: Kilôgam viết tắt là gì?
* Giáo viên nhận xét
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 6 cộng với một số: 6+5
2.2 Giới thiệu phép cộng: 6 + 5
Bước 1:
Nêu bài toán: Có 6 que tính thêm 5 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Để có bao nhiêu que tính ta thực hiện phép tính gì?
Bước 2: Tìm kết quả
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính tìm kết quả 6 thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm?
* Giáo viên hướng dẫn 6 với 4 là 1 chục que tiín thêm với 1 là 11.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính:
- Một học sinh lên bảng đặt tính
- Kết luận: Phép cộng 6 + 5
2.2 Bảng công thức 6 cộng với 1 số
- Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép tính sau đó điền vào bảng.
2.3 Luyện tập - Thực hành
- Yêu cầu học sinh điền kết quả vào công thức 6 cộng với 1 số trong SGK.
Bài 1: Giáo viên nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài vào SGK
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc kết quả
* Giáo viên và cả lớp nhận xét
- Hỏi: Em có nhận xét gì về phép tính 6 + 7; 7 + 6. Vì sao ?
Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu bài
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài có
- Cả lớp làm vào SGK
Hỏi: Yêu cầu học sinh nêu cách tính
Bài 3: Một học sinh đọc yêu cầu
Hỏi: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài
- Cả lớp làm bài SGK
Bài 4: Vẽ giấy bìa.
- Giáo viên đưa hình tròn
- Để biết có tất cả bao nhiêu điểm ta làm thế nào ?
Bài 5: Một học sinh đọc yêu cầu
- Vì sao không cần làm phép tính cũng biết
6 + 7 = 7 + 6
- Gọi hai học sinh lên bảng làm
- Nghe và phân tích bài toán
- Phép cộng 6 + 5
- Thao tác trên que tính
- Là 11 que tính
- Học sinh trả lời:
Đếm: 6,7,8,9,10,11
Đếm từ 1 đến 11
- Một học sinh nêu cách đặt tính
Đặt tính: 6
+ 5
11
- Một học sinh nêu cách tính
6 cộng 5 bằng 11 viết 1 dưới 5 cột đơn
vị, 1 cột chục.
- Thảo luận nhóm đôi 2 phút
- Từng nhóm đọc giáo viên ghi kết quả
vào bảng 6 + 5.
- Học sinh đồng thanh 1 lần 4 tổ
- Che lại học sinh đồng thanh
- Học sinh đọc cá nhân bảng cộng
- Học sinh mở SGK làm bài
- Học sinh nối tiếp đọc kết quả
- Học sinh làm SGK
- Học sinh đọc to kết quả
* Cả lớp nhận xét
- Kết quả của 2 phép tính bằng nhau
HS: Thay đổi vị trí các số hạng thì
tổng không thay đổi.
- Học sinh đọc
- Hai học sinh lên bảng làm
- Cả lớp làm SGK
- Học sinh nêu
- Điền chỗ thích hợp vào ô trống
- 1 học sinh lên bảng
- Học sinh làm SGK
* Cả lớp nhận xét
- Học sinh lên bảng chỉ: Bên trong có
6 điểm
- Bên ngoài có 9 điểm?
- Ta lấy: 9 + 6 = 15
Học sinh lên bảng - Học sinh nhận xét
- Học sinh làm vào vở 2b
- Điền dấu =
Vì: Thay đổi vị trí các số hạng thì tổng không thay đổi.
Nên: 7 + 6 = 6 + 7
Học sinh 2: Vì 8 = 8 ; 8>7 nên điền dấu >
* Học sinh nhận xét
Trò chơi: Thi sáng tác đề toán. Cập số 6 chia làm 2 đội cầm sẵn cờ.
Giáo viên nêu dạng toán: Nhiều hơn, ít hơn, tìm tổng, tìm tất cả……….
Đội nào phất cờ trước được trả lời
Đội nào sáng tác nhiều đề toán đội đó thắng
Tổng kết: Hai học sinh học thuộc bảng 6 cộng với 1 số
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày tháng năm 200
TOÁN(35): 26 + 5
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
Biết đặt tính
File đính kèm:
- TOAN. ANH.doc