Giáo án Toán 2 tuần thứ 28

MÔN: Toán Tuần: 28

 BÀI: Đơn vị, chục, trăm, nghìn Tiết: 137

 NGÀY DẠY: ./ ./200 .

I. Mục tiêu

Giúp HS.

- On lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm

- Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn.

- Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.

- Ham thích học Toán.

II. Chuẩn bị

- GV: + 10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2,5cm x 2,5cm. + 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 10 ô.

+ 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. + Bộ số bằng bìa hoặc nhựa gắn được lên bảng.

+ Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số như trên, kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần thứ 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 28 BÀI: Đơn vị, chục, trăm, nghìn Tiết: 137 NGÀY DẠY: ………./………./200……….. I. Mục tiêu Giúp HS. On lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: + 10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2,5cm x 2,5cm. + 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 10 ô. 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. + Bộ số bằng bìa hoặc nhựa gắn được lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số như trên, kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: On tập về đơn vị, chục và t răm. - Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị? - Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên. 10 đơn vị còn gọi là gì? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục. - Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị. 10 chục bằng mấy trăm? Viết lên bảng 10 chục = 100. v Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn. a. Giới thiệu số tròn trăm. - Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm. - Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100. - Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm. - Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200. - Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . - Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung? -Những số này được gọi là những số tròn trăm. b. Giới thiệu 1000. - Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn. Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000. HS đọc và viết số 1000. 1 chục bằng mấy đơn vị? 1 trăm bằng mấy chục? 1 nghìn bằng mấy trăm? Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. a. Đọc và viết số. - GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng. b. Chọn hình phù hợp với số. - GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc. Củng cố – Dặn dò Có 1 đơn vị. Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị. - 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. - 1 chục bằng 10 đơn vị. Nêu: 1 chục – 10; 2 chục – 20; . . . 10 chục – 100. 10 chục bằng 1 trăm. Có 1 trăm. Viết số 100. Có 2 trăm. Một số HS lên bảng viết. HS viết vào bảng con: 200. Đọc và viết các số từ 300 đến 900. Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng. Có 10 trăm. Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn. - HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau. 1 chục bằng 10 đơn vị. 1 trăm bằng 10 chục. 1 nghìn bằng 10 trăm. Đọc và viết số theo hình biểu diễn. - Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 28 BÀI: So sánh các số tròn trăm Tiết: 138 NGÀY DẠY: ………../………/200…. I. Mục tiêu Giúp HS: Biết so sánh các số tròn trăm. Nắm được thứ tự các số tròn trăm. Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số. II. Chuẩn bị GV: 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Cá hình làm bằng bìa, gỗ, hoặc nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm. - Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông? - Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn. - Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông? - Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn. - 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn? Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn? 200 và 300 số nào bé hơn? - Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của: 200 . . . 300 và 300 . . . 200 Tiến hành tương tự với số 300 và 400 - Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: 200 và 400 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn? - 300 và 500 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn? v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. Cho điểm từng HS. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Các số được điền phải đảm bảo yêu cầu gì? - Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Có 200 1 HS lên bảng viết số: 200. Có 300 ô vuông. 1 HS lên bảng viết số 300. - 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông. 300 lớn hơn 200. 200 bé hơn 300. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con. 200 200 - Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận: 300 bé hơn 400, 400 lớn hơn 300. 300 < 400; 400 > 300. - 400 lớn hơn 200, 200 bé hơn 400. 400 > 200; 200 < 400. - 500 lớn hơn 300, 300 bé hơn 500. 500 > 300; 300 < 500. - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét và chữa bài. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống. - Các số cần điền là các số tròn trăm, số đứng sau lớn hơn số đứng trước. HS cả lớp cùng nhau đếm. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Thực hiện theo yêu cầu của GV Giáo viên NGUYỄN HOÀNG KHANH KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 28 BÀI: Các số tròn chục từ 110 đến 200 Tiết:139 NGÀY DẠY: ……………../………../200… I. Mục tiêu Giúp HS biết: Cấu tạo thập phân của các số tròn chục từ 110 đến 200 là gồm: các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc viết các số tròn chục từ 110 đến 200. So sánh được các số tròn chục từ 110 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục như đã giới thiệu ở tiết 132. Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200. - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm và mấy chục, mấy đơn vị? Số này đọc là: Một trăm mười. Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào? Một trăm là mấy chục? Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục. Có lẻ ra đơn vị nào không? Đây là 1 số tròn chục. Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để HS tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120. Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số: 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200. Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200. v Hoạt động 2: So sánh các số tròn chục. - Gắn lên bảng hình biểu diên 110 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông? - Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông? - 110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn. - Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn? - Yêu cầu HS lên bảng điền dấu >, < vào chỗ trống. - Ngoài cách so sánh số 110 và 120 thông qua việc so sánh 110 hình vuông và 120 hình vuông như trên, trong toán học chúng ta so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau. - Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 110 và 120. - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 110 và 120 với nhau. - Khi đó ta nói 120 lớn hơn 110 và viết 120>110, hay 110 bé hơn 120 và viết 110 < 120. - Yêu cầu HS dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng để so sánh 120 và 130. v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số để HS còn lại viết số. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Đưa ra hình biểu diễn số để HS so sánh, sau đó yêu cầu HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Để điền số cho đúng, trước hết phải thực hiện so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó. Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Đây là dãy các số tròn chục từ 10 đến 200 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. Yêu cầu HS kể các số tròn chục đã học theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 5: Tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh giữa các tổ. Trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng và nhanh nhất là tổ thắng cuộc. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn lại cách đọc, cách viết và cách so sánh các số tròn chục đã học. - Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị. Sau đó, lên bảng viết số như phần bài học trong SGK. - HS cả lớp đọc: Một trăm mười. - Số 110 có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là chữ số 1, chữ số hàng chục là chữ số 1, chữ số hàng đơn vị là chữ số 0. Một trăm là 10 chục. - HS đếm số chục trên hình biểu diễn và trả lời: có 11 chục. Không lẻ ra đơn vị nào. HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học. 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số - Có 110 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 110. - Có 120 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 120. - 120 hình vuông nhiều hơn 110 hình vuông, 110 hình vuông ít hơn 120 hình vuông. - 120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120. - Điền dấu để có: 110 110. - Chữ số hàng trăm cũng là 1. - 2 lớn hơn 1, hay 1 bé hơn 2. 120 120. - Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của 2 HS lên bảng và nhận xét. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống. Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào chỗ trống. - HS xếp hình. Giáo viên NGUYỄN HOÀNG KHANH KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 28 BÀI: Các số từ 101 đến 110 Tiết: 140 NGÀY DẠY:………./………./200……. I. Mục tiêu Giúp HS biết: Cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110 là gồm: 1 trăm, 0 chục và các đơn vị. Đọc và viết các số từ 101 đến 110. So sánh được các số từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự của các số này. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132. Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 110. - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị, trong toán học, người ta dùng số 1 trăm linh 1 và viết 101. - Giới thiệu số 102, 103 tương tự như giới thiệu số 101. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110. - Yêu cầu HS cả lớp đọc lại các số từ 101 - 110. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: - Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Nhận xét, cho điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Để điền dấu cho đúng, chúng ta phải so sánh các số với nhau. Viết lên bảng: 101 . . . 102 và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 101 và số 102. - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 101 và số 102. - Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 101 và số 102. - Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 101 101. - Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. - Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 101 và 102 với nhau. Bài 4: Nêu yêu cầu và cho HS tự làm bài. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. -Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 và cột trăm. - Có 0 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 0 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. HS viết và đọc số 101. - Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. - Làm bài theo yêu cầu của GV. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống. - Chữ số hàng trăm cùng là 1. - Chữ số hàng trăm cùng là 0 - 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lớn hơn 1. Làm bài. Bạn HS đó nói đúng. - 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101. - Làm bài theo yêu cầu, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp Giáo viên NGUYỄN HOÀNG KHANH KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 29 BÀI: Các số tròn chục từ 111 đến 200 Tiết: NGÀY DẠY: …………/………../200……….. I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200 là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị. - Đọc viết các số từ 111 đến 200. - So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132. Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 200 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111. - Giới thiệu số 112, 115 tương tự giới thiệu số 111. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: - Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Viết lên bảng: 123 . . . 124 và hỏi:Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 123 và số 124. Hãy so sánh chữ số hàng chục của 123 và số 124 với nhau. Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 123 và số 124 với nhau. Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123. - Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. - Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau. - Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. - Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm. - Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. - HS viết và đọc số 111. - Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. - Làm bài theo yêu cầu của GV. - Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kl: Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống. - Chữ số hàng trăm cùng là 1. - Chữ số hàng chục cùng là 2. - 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn 3. - 155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155. Giáo viên NGUYỄN HOÀNG KHANH

File đính kèm:

  • docTOAN.doc
Giáo án liên quan