Giáo án Toán 2 tuần thứ 29

 MÔN: Toán Tuần: 29

 BÀI: Các số từ 111 đến 200 Tiết:

I. Mục tiêu

Giúp HS biết:

- Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200 là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị.

- Đọc viết các số từ 111 đến 200.

- So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này.

II. Chuẩn bị

- GV:

+ Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132.

+ Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK.

- HS: Vở.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần thứ 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 29 BÀI: Các số từ 111 đến 200 Tiết: NGÀY DẠY: I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Cấu tạo thập phân của các số 111 đến 200 là gồm: các trăm, các chục và các đơn vị. - Đọc viết các số từ 111 đến 200. - So sánh được các số từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như đã giới thiệu ở tiết 132. Bảng kê sẵn các cột ghi rõ: trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 101 đến 200 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 1 chục, 1 hình vuông, trong toán học, người ta dùng số một trăm mười một và viết là 111. - Giới thiệu số 112, 115 tương tự giới thiệu số 111. - Yêu cầu HS thảo luận để tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135. - Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng: 123 . . . 124 và hỏi:Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 123 và số 124. - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 123 và số 124 với nhau. - Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 123 và số 124 với nhau. - Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123. - Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài. - Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo con bạn có nói đúng hay sai? - Dựa vào vị trí các số trên tia số trong bài tập 2, hãy so sánh 155 và 158 với nhau. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà ôn lại về cách đọc, cách viết, cách so sánh các số từ 101 đến 110. - Trả lời: Có 1 trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm. - Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1 vào cột chục, 1 vào cột đơn vị. HS viết và đọc số 111. - Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số. - Làm bài theo yêu cầu của GV. - Đọc các tia số vừa lập được và rút ra kl: Trên tia số, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau nó. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >, <, = vào chỗ trống. - Chữ số hàng trăm cùng là 1. - Chữ số hàng chục cùng là 2. 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn 3. Bạn học sinh đó nói đúng. - 155 155 vì trên tia số 158 đứng sau 155. Hiệu trưởng Giáo viên Võ Thành Hoàng KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 29 BÀI: Các số có ba chữ số Tiết: NGÀY DẠY: I. Mục tiêu Giúp HS. Nắm chắc cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số là gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc viết thành thạo các số có 3 chữ số. Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu các số có 3 chữ số. a) Đọc và viết số theo hình biểu diễn. - GV gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 200 và hỏi: Có mấy trăm? - Gắn tiếp 4 hình chữ nhật biểu diễn 40 và hỏi: Có mấy chục? - Gắn tiếp 3 hình vuông nhỏ biểu diễn 3 đơn vị và hỏi: Có mấy đơn vị? - Hãy viết số gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị. Yêu cầu HS đọc số vừa viết được. 243 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị. Tiến hành tương tự để HS đọc, viết và nắm được cấu tạo của các số: 235, 310, 240, 411, 205, 252. b) Tìm hình biểu diễn cho số: - GV đọc số, yêu cầu HS lấy các hình biểu diễn tương ứng với số được GV đọc. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS đổi chép vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hướng dẫn: Các em cần nhìn số, đọc số theo đúng hướng dẫn về cách đọc, sau đó tìm cách đọc đúng trong các cách đọc được liệt kê. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Tiến hành tương tự như bài tập 2. Củng cố – Dặn dò Tổ chức cho HS thi đọc và viết số có 3 chữ số. Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện cấu tạo số, cách đọc số và cách viết số có 3 chữ số. Chuẩn bị: So sánh các số có ba chữ số. Có 2 trăm. Có 4 chục. Có 3 đơn vị. 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào bảng con: 243. 1 số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh: Hai trăm bốn mươi ba. 243 gồm 2 trăm, 4 chục và 3 đơn vị. - Làm bài và kiểm tra bài làm của bạn theo yêu cầu của GV. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm cách đọc tương ứng với số. - Làm bài vào vở bài tập: Nối số với cách đọc. Hiệu trưởng Giáo viên Võ Thành Hoàng KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 29 BÀI: So sánh các số có 3 chữ số Tiết: NGÀY DẠY: I. Mục tiêu Giúp HS. Biết cách so sánh các số có 3 chữ số. Nắm được thứ tự các số trong phạm vi 1000. II. Chuẩn bị GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số. a) So sánh 234 và 235 - Gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ? - Tiếp tục gắn hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông? - Hỏi: 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào nhiều hình vuông hơn? - 234 và 235, số nào bé hơn, số nào lớn hơn? - Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 234 và 235. - Hãy so sánh chữ số hàng chục của 234 và 235. - Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 234 và 235. b) So sánh 194 và 139. - Hướng dẫn HS so sánh 194 hình vuông với 139 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông. - Hướng dẫn so sánh 194 và 139 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng. c) So sánh 199 và 215. - Hướng dẫn HS so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh 234 và 235 hình vuông. - Hướng dẫn so sánh 199 và 215 bằng cách so sánh các chữ số cùng hàng. Rút ra kết luận: - Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào? - Số có hàng trăm lớn hơn sẽ ntn so với số kia? - Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng chục không? - Khi nào ta cần so sánh tiếp đến hàng chục? - Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn sẽ ntn so với số kia? - Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì? - Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ ntn so với số kia? v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập - Yêu cầu 1 vài HS giải thích về kết quả so sánh Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng các số: 395, 695, 375 và yêu cầu HS suy nghĩ để so sánh các số này với nhau, sau đó tìm số lớn nhất. Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu cả lớp đếm theo các dãy số vừa lập được. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học Chuẩn bị: Luyện tập. - Trả lời: Có 234 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 234 vào dưới hình biểu diễn số này. - Trả lới: Có 235 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 235. - 234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông, 235 hình vuông nhiều hơn 234. - 234 bé hơn 235, 235 lớn hơn 234. - Chữ số hàng trăm cùng là 2. - Chữ số hàng chục cùng là 3. 4 < 5 ð 234 < 235 - 194 hình vuông nhiều hơn 139 hình vuông, 139 hình vuông ít hơn 194 hình vuông. - Hàng trăm cùng là 1. Hàng chục 9 > 3 nên 194 > 139 hay 139 < 194. - 215 hình vuông nhiều hơn 199 hình vuông, 199 hình vuông ít hơn 215 hình vuông. - Hàng trăm 2 > 1 nên 215 > 199 hay 199 < 215. - Bắt đầu so sánh từ hàng trăm. - Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn. Không cần so sánh tiếp - Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau. - Số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn. - Ta phải so sánh tiếp đến hàng đơn vị. - Số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn. - Làm bài và kiểm tra bài của bạn theo yêu cầu của GV. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số lớn nhất và khoanh vào số đó. - 695 là số lớn nhất vì có hàng trăm lớn nhất. KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 29 BÀI: Luyện tập Tiết: NGÀY DẠY: I. Mục tiêu Giúp HS củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000. Nắm được thứ tự số trong phạm vi 1000. Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ. HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số trong bài + Các số trong dãy số này là những số ntn? + Chúng ta xếp theo thứ tự nào? + Dãy số bắt đầu từ số nào và kết thúc ở số nào. - GV có thể mở rộng các dãy số trong bài về phía trước và phía sau. (dãy số trong phần a, b chỉ mở rộng về phía trước.) Yêu cầu cả lớp đọc các dãy số trên. Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài và cho HS cả lớp làm bài. Chữa bài và cho điểm HS. Yêu cầu HS nêu cách so sánh số dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng. Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. - Để viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước tiên chúng ta phải làm gì? Yêu cầu HS làm bài. v Hoạt động 2: Thực hành, thi đua. Bài 5: - Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn ghép hình đúng và nhanh nhất là tổ thắng cuộc. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà ôn luyện cách đọc, viết số, cấu tạo số, so sánh số trong phạm vi 1000. Chuẩn bị: Mét. - Thực hiện yêu cầu của GV. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền các số còn thiếu vào chỗ trống. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) Dãy số tròn trăm xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ 100 kết thúc là 1000. b) Dãy số tròn chục xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ 910 kết thúc là 1000. c) Dãy số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ 212, kết thúc là 221. d) dãy số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ 693, kết thúc là 701. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Viết các số: 875, 1000, 299, 420 theo thứ tự từ bé đến lớn. - Phải so sánh các số với nhau. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Ghép hình. Hiệu trưởng Giáo viên Võ Thành Hoàng KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: Toán Tuần: 29 BÀI: Mét Tiết: NGÀY DẠY: I. Mục tiêu Giúp HS: Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét (m). Làm quen với thước mét. Hiểu được mối liên quan giữa m với dm, với cm. Thực hiện các phép tính cộng trừ với đơn vị đo độ dài mét. Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét. Ham thích học toán. II. Chuẩn bị GV: Thước mét, phấn màu. HS: Vở, thước. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Giới thiệu mét (m). - Đưa ra 1 chiếc thước mét chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. - Vẽ độ đoạn thẳng dài 1 m lên bảng và giới thiệu: đoạn thẳng này dài 1 m. - Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”. Viết “m” lên bảng. - Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. - Giới thiệu: 1 m = 10 dm và viết lên bảng 1 m = 10 dm - Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi: 1 m dài bằng bao nhiêu cm? - Nêu: 1 mét dài bằng 100 cm và viết lên bảng: 1 m = 100 cm v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng 1 m = . . . cm và hỏi: điền số nào vào chỗ trống? Vì sao? Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK vàhỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt? - Khi thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài, chúng ta thực hiện ntn? Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bàoc5 Cây dừa cao mấy mét? Cây thông cao ntn so với cây dừa? Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? Làm thế nào để tính được chiều cao của cây thông? Yêu cầu HS làm bài. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần. - Yêu cầu HS hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m và 10 cm, sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu - Vậy điền gì vào chỗ trống trong phần a? - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhận xét và cho điểm HS. Củng cố – Dặn dò - Tổ chức cho HS sử dụng thước mét để đo chiều dài, chiều rộng của bàn học, ghế, bảng lớp, cửa chính, cửa số lớp học. - Chuẩn bị: Kilômet. Một số HS lên bảng thực hành đo độ dài. - HS đọc: 1 mét bằng 10 đeximet. - 1 mét bằng 100 xăngtimet. - HS đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimet. - Điền số thích hợp vào chỗ trống. Điền số 100 và 1 mét bằng 100 xăngtimet. - Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - Đây là các phép tính với các đơn vị đo độ dài mét. - Ta thực hiện như với số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào sau kết quả. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc - Cây dừa cao 8m - Cây thông cao hơn cây dừa 5m. - Tìm chiều cao của cây thông. - Thực hiện phép cộng 8m và 5m 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Bài tập yêu cầu chúng ta điền cm hoặc m vào chỗ trống. Điền m - Làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.

File đính kèm:

  • docTOAN.doc