Bài: Diện tích hình bình hành
I/ Mục tiêu
- Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên qua.
II/ Đồ dùng:
Giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng
III/ Các hoạt động dạy học
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 13538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 4: Diện tích hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy
Môn : Toán
Bài: Diện tích hình bình hành
Thiết kế: Phạm Ngọc Thiêm - Hiệu trưởng
Thực hiện: Nguyễn Thị Thơm - Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Trực Đạo
Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định
I/ Mục tiêu
- Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên qua.
II/ Đồ dùng:
Giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
1, Giới thiệu thành phần dự
2, ổn định:
- Yêu cầu lớp hát bài
3, Kiểm tra bài cũ ( GV bật máy)
- Giáo viên đưa ra một hình chữ nhật và hình bình hành và hỏi học sinh. Đây là những hình gì ?
- Giáo viên nhận xét và hỏi :
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét
+ Giáo viên đưa ra một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là h và hỏi học sinh tính diện tích hình chữ nhật
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
4. Bài mới
a, Giới thiệu bài: Giờ học này chúng ta cùng nhau hình thành công thức và cách tính diện tích hình bình hành ( GV bật máy)
- Giáo viên ghi tên bài và gọi học sinh đọc tên bài
b, Giới thiệu chiều cao, đáy của hình bình hành
- Giáo viên bật máy và yêu cầu học sinh nêu tên hình bình hành ABCD
- Giáo viên nêu: DC là độ dài đáy của hình bình hành và gọi học sinh nhắc lại.(GV bật máy)
- GV nêu: kẻ AH vuông góc với DC, độ dài AH được gọi là chiều cao của hình bình hành..(GV bật máy)
- Gọi HS nhắc lại.
- Gọi HS nhắc lại toàn bộ.
c, Hình thành công thức, qui tắc tính diện tích hình bình hành.
GV nêu: Cô vừa giới thiệu với các con chiều cao và cạnh đáy tương ứng của hình bình hành.
Bây giờ chúng ta tìm cách tính diện tích của hình bình hành này, để cho tiện gọi chiều cao là h, độ dài đáy là a. .(GV bật máy)
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp tìm cách cắt ghép hình bình hành thành một hình đã học để tính diện tích.
- Các nhóm thảo luận, GV quan sát.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV nhận xét, chốt và khen học sinh.
- GV nêu: bây giờ cả lớp quan sát cô minh hoạ lại các bước cắt, ghép hình bằng hình vẽ.(GV bật máy). Trước tiên,cắt theo chiều cao h, được một hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau được hình chữ nhật..
- Gọi HS đọc tên hình chữ nhật.
- Hình bình hành chuyển thành hình chữ nhật rồi, con có nhận xét gì về 2 hình này?
- GV nhận xét, chốt: Chiều cao của hình bình hành chính là chiều rộng của hình chữ nhật và độ dài đáy của hình bình hành chính là chiều dài của hình chữ nhật.
- Biết chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng là h. Hãy tính diện tích hình chữ nhật ABIH?
- Tính được diện tích của hình chữ nhật ABIH. Vậy diện tích hình bình hành ABCD là bao nhiêu?
- GV chốt diện tích hình bình hành ABCD là a*h và ghi S = a * h.(GV bật máy)
- GV chỉ hình bình hành và nói: nhìn vào hình vẽ ta thấy a chính là độ dài đáy, h là chiều cao và S = a*h chính là công thức tính diện tích hình bình hành.
- GV gọi HS nhắc lại công thức.
- Khi viết công thức này ta cần lưu ý điều gì?
- Yêu cầu HS nêu công thức và nêu tên các ký hiệu trong công thức
- Hãy phát biểu thành lời cách tính diện tích hình bình hành khi biết chiều cao và độ dài đáy..(GV bật máy)
- GV nhận xét, chốt .(GV bật máy)
- GV nói: cô trò mình đã xây dựng xong công thức và cách tính diện tích hình bình hành. Bây giờ chúng ta sẽ áp dụng làm một số bài tập..(GV bật máy)
e, Thực hành
Bài tập 1
- GV đưa ra bài tập 1 và gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu mỗi dãy tính diện tích một hình.
- GV gọi HS nêu bài làm sau đó GV nhận xét chữa bài cho điểm HS .(GV bật máy)
- Để làm tốt bài tập 1 con cần lưu ý điều gì ?
Bài tập 2 .(GV bật máy)
- Nêu yêu cầu bài tập?
- HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét chữa bài ở từng phần .(GV bật máy)
- Nhìn vào kết quả ở phần a và phần b con có nhận xét gì?
- Vì sao diện tích 2 hình này bằng nhau?
GV chốt: HCN và HBH mà có CR=CC, độ dài đáy bằng chiều dài hoặc chiều rộng = độ dài đáy, chiều dài bằng chiều cao thì diện tích của 2 hình bằng nhau.
Bài tập 3 .(GV bật máy)
- Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS làm bài phần 3a
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm HS
- GV chốt cách làm đúng và cho HS đổi bài soát .(GV bật máy)
- Yêu cầu HS làm bài phần b .(GV bật máy)
b, Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng:
A. 52dm2
B. 520 dm2
C. 520 dm
- Yêu cầu HS suy nghĩ để nêu kết quả
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- GV nhận xét, chốt, bật máy bài giải
- KHi làm bài tập 3 con lưu ý điều gì?
- GV chốt cần phải đổi độ dài đáy và chiều cao về cùng 1 đơn vị đo trước khi tính diện tích.
5/ Củng cố
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
Hoạt động của học sinh
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp hát đồng thanh bài " lớp chúng ta đoàn kết "
- Một học sinh trả lời: hình chữ nhật và hình bình hành
- Một học sinh nêu
- Một học sinh nhận xét
- Một học sinh trả lời
- Một HS nhận xét
- Lớp lắng nghe
- HS cả lớp lắng nghe
- Hai HS đọc tên bài
- Ba HS nêu: Hình bình hành ABCD
- 3 HS nêu
- Cả lớp lắng nghe
- 3 HS nêu, lớp theo dõi
-3 HS nhắc lại
- Cả lớp theo dõi, lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thảo luận theo cặp tìm cách cắt,ghép
- HS các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp lắng nghe
- HS trả lời: hình chữ nhật ABIH
- HS nối tiếp trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
- HS cả lớp lắng nghe
- HS nối tiếp trả lời, HS khác nhận xét bổ sung: S = a*h
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- Gọi 3 HS nhắc lại
- HS cả lớp theo dõi lắng nghe
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS nối tiếp nhau trả lời
- 2 HS trả lời
- HS nối tiếp phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung
- HS cả lớp lắng nghe
- HS cả lớp lắng nghe
- 1 HS trả lời, HS cả lớp theo dõi
- HS lần lượt đặt bài làm, cả lớp theo dõi trả lời
- 1 HS nêu, lớp đọc thầm
- 1 HS làm giấy phần b, cả lớp làm bài vào vở
- Phần a một HS đọc bài làm, lớp nhận xét, chữa bài
Phần b 1 HS mang bài làm GV kiểm tra, lớp nhận xét chữa bài.
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- HS cả lớp lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS cả lớp làm nháp, 1 HS mang bài lên trình chiếu
- 1 HS nêu cách làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp trả lời
- HS lắng nghe.
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe
File đính kèm:
- Thiet ke bai giang Toan lop 4 Dien tich hinh binh hanh.doc