Giáo án Toán 5: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000

GIÁO ÁN TOÁN

Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000

 

I. Mục tiêu :

Giúp học sinh:

- Nắm được qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,

- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân

II. Đồ dùng dạy học :

- Đối với giáo viên:

SGK, SGV Toán 5, tập 1

Bảng phụ

Phiếu bài tập

- Đối với học sinh :

SGK Toán 5, tập 1

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TOÁN Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 Mục tiêu : Giúp học sinh: Nắm được qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,… Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân Đồ dùng dạy học : Đối với giáo viên: SGK, SGV Toán 5, tập 1 Bảng phụ Phiếu bài tập Đối với học sinh : SGK Toán 5, tập 1 Bảng con, phấn . Các hoạt động dạy và học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ: Ồn định Mục tiêu: giúp các em bước vào giờ học cách thoải mái Hát bài: lớp chúng ta đoàn kết Kiểm tra bài cũ: -“ Để kiểm tra xem các em về nhà có chịu học bài và làm bài tập hay không thì bây giờ cô và các em sẽ cùng ôn lại bài cũ nhé !” -“ Cô mời ba bạn lên bảng làm cho cô các phép tính trên .5 bạn mang vở lên cô kiểm tra” Đặt tính rồi tính: 25,26 10 15,24 6 23,5 5 Gọi hs nêu qui tắc nhân một số thập phân cho một số tự nhiên . hs khác nhận xét Gv nhận xét, chấm điểm vở làm của hs Gv gọi hs nhận xét bài trên bảng Gv nhận xét , cho điểm, tuyên dương Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. *Mục tiêu: giúp các em nhận diện được bài chuẩn bị học. Bài “ Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,… *Cách tiến hành: “Với phép tính này ( câu a của kiểm tra bài cũ ) nếu làm theo qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên thì sẽ rất mất thời gian. Hôm nay cô sẽ dạy cho các em cách làm phép tính này nhanh hơn .Vì vậy chúng ta cùng bước vào bài mới : Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,…” Gv ghi tựa bài , gọi hs nhắc lại tựa bài Hoạt động 2:Dạy bài mới. 1. .“Để giúp các em biết cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,… cô và các em cùng đi vào ví dụ 1” “Một bạn đọc cho cô ví dụ 1”. Gv treo bảng phụ ghi ví dụ 1 lên bảng : 27,867 10 = ? “Một bạn lên bảng đặt tính rồi tính phép tính này cho cô, cả lớp làm vào bảng con” Gv kiểm tra bài trên bảng con, nhận xét Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng của bạn Gv nhận xét , chốt + “Bạn nào có thể nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 10 = 278,67 cho cô ?” (thừa số thứ 1 là 27,867 ; thừa số thứ 2 là 10 ; tích là 278,67) + “Bạn nào nhận xét cho cô sự giống và khác nhau của thừa số thứ 1 và tích ?” (các chữ số giống nhau, dấu phẩy ở tích chuyển sang phải một chữ số ) + “Các em hãy suy nghĩ và tìm cho cô cách viết 27,867 thành 278,67” (nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được 278,67) +Dựa vào nhận xét trên em hãy cho cô biết làm thế nào để có được ngay tích của 27,867 10 mà không cần thực hiện phép tính ? (khi cần tìm tích của 27,867 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính) “Vậy bạn nào cho cô biết muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?” ( Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số ) “Bạn nào có thể nhắc lại cho cô ?” Gv chốt 2. “Chúng ta vừa học xong cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, bây giờ để các em biết cách nhân một số thập phân với 100 cô và các em cùng đi vào ví dụ 2 “Một bạn đọc cho cô ví dụ 2”. Gv treo bảng phụ ghi ví dụ 2 lên bảng : 53,286 100 = ? “Một bạn đứng tại chỗ đọc cách đặt tính rồi tính phép tính này cho cô” Gv nhận xét , chốt + “Bạn nào có thể nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 53,286 100 = 5328,6 cho cô ?” (thừa số thứ 1 là 53,286 ; thừa số thứ 2 là 100 ; tích là 5328,6) + “Bạn nào nhận xét cho cô sự giống và khác nhau của thừa số thứ 1 và tích ?” (các chữ số giống nhau, dấu phẩy ở tích chuyển sang phải hai chữ số ) + “Các em hãy suy nghĩ và tìm cho cô cách viết 53,286 thành 5328,6” (nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được 5328,6) +Dựa vào nhận xét trên em hãy cho cô biết làm thế nào để có được ngay tích của 53,286 100 mà không cần thực hiện phép tính ? (khi cần tìm tích của 53,286 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải một chữ số là được tích 5328,6 mà không cần thực hiện phép tính) “Vậy bạn nào cho cô biết muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào ?” ( Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số ) “Bạn nào có thể nhắc lại cho cô ?” Gv chốt Qua 2 ví dụ , bạn nào có thể nhắc lại cho cô: + “Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào?” + “Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào?” “ Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 bạn nào có thể nêu cho cô cách nhân một số thập phân với 1000?” “ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào ?” Hoạt động 3 : Làm bài tập áp dụng Bài tập 1: “ Nhằm vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000… cô và các em cùng làm bài tập 1” + “Bạn nào đọc cho cô bài tập 1 ?” + “Bài này yêu cầu chúng ta làm gì ?” “Để làm bài tập này ,cô sẽ cho các em chơi trò chơi Đố bạn .” . Chia lớp làm 3 đội thi đua Luật chơi như sau: một bạn làm đúng một phép tính sẽ được phép đố một bạn khác phép tính tiếp theo Ví dụ: 1,4 10 = 14, đố bạn A: 2,1 100 bằng bao nhiêu ? A: 2,1 100 bằng 210, đố bạn B: 7,2 1000 bằng bao nhiêu ? B:…………………………………………………… Gv giúp học sinh nhận dạng bài tập + cột phần a) gồm các phép nhân mà các số thập phân chỉ có một chữ số ở phần thập phân + cột phần b) , c) gồm các phép nhân mà các số thập phân có 2-3 chữ số ở phần thập phân. Bài tập 2: “Nhằm củng cố kĩ năng chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân, cô và các em cùng đi vào bài tập 2” “Bạn nào đọc cho cô bài tập 2 ?” “Bạn nào cho cô biết 1dm bằng bao nhiêu cm ?” ( 1dm = 10 cm ) “Muốn đổi một số từ dm sang cm ta làm thế nào ?” ( ta lấy số đó nhân với 10 ) “Bạn nào cho cô biết 1m bằng bao nhiêu cm ?” ( 1m = 100 cm ) “ Muốn đổi một số từ m sang cm ta làm thế nào ?” ( ta lấy số đó nhân với 100 ) “ Bây giờ lớp mình sẽ hoạt động theo nhóm bàn và làm bài tập 2 này cho cô vào phiếu bài tập . Một nhóm làm trên bảng phụ cho cô” “Các nhóm đổi phiếu cho nhau kiểm tra xem bài làm của nhóm bạn có đúng hay không ?” Gọi hs đọc kết quả của nhóm. Gọi nhóm khác nhận xét. Gọi hs nhận xét bài làm của nhóm trên bảng phụ Gv nhận xét, tuyên dương. Bài tập 3 : “ Nhằm củng cố kĩ năng giải toán có lời văn cho các em, cô và các em cùng đi làm bài tập 3” “Bạn nào đọc cho cô bài tập 3 ?” “Bài toán cho biết gì ?” . Gv ghi tóm tắt lên bảng. “Bài toán hỏi gì ?” “Muốn biết can dầu hỏa đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm thế nào ?” “Các em làm bài tập này vào vở. Một bạn làm trên bảng phụ cho cô” Gv đi chấm điểm một số vở cho hs Gv nhận xét, tuyên dương Gọi 1 hs nhận xét bài trên bảng phụ Gv nhận xét, cho điểm Củng cố , dặn dò: Gọi hs đọc lại qui tắc nhân một số thập phân với 10, 100 ,1000. Nhận xét giờ học Nhắc nhở hs về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài cho tiết học sau 3 HS lên bảng 1 hs nêu. Hs khác nhận xét Hs nhắc lại 1 hs đọc 1 hs lên bảng 1 hs nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nx 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 2 hs nhắc lại 1 hs đọc 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 1 hs trả lời, hs khác nhận xét 2 hs nhắc lại Hs trả lời Hs nêu yêu cầu

File đính kèm:

  • docnhan mot so thap phan voi 10 100 1000.doc