Giáo án Toán 6 - Chương II - Tiết 41 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên

I. Mục tiêu:

- HS biết được tập hợp các số nguyên bao gồm số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm.

Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên a.

- HS bước đầu có thể hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.

- HS có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu; bảng phụ: Hình vẽ hình 38/sgk; Hình vẽ hình 39/sgk.

- HS: thước kẻ có chia đơn vị, ôn tập bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm các bt đã cho.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Chương II - Tiết 41 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41. Đ2. Tập hợp các số nguyên Ngày soạn: 25-11-2005 Ngày dạy: 29-11-2005. I. Mục tiêu: - HS biết được tập hợp các số nguyên bao gồm số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên a. - HS bước đầu có thể hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau. - HS có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. II. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu; bảng phụ: Hình vẽ hình 38/sgk; Hình vẽ hình 39/sgk. - HS: thước kẻ có chia đơn vị, ôn tập bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm các bt đã cho. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Kiểm tra bài cũ (7ph) GV nêu câu hỏi và gọi 2hs lên bảng: +HS1: Lấy 2 ví dụ thựctế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó. +HS2: Làm bài tập 8/SBT. Vẽ trục số và cho biết a) Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị? b)Những điểm nằm giữa hai điểm -3 và 4? GV nhận xét và cho điểm. -2 HS lên bảng. HS cả lớp theo dõi bài làm và câu trả lời của bạn. HS1: Có thể lấy các ví dụ về độ cao dưới mực nước biển, số tiền nợ, nhiệt độ,… HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi. a) 5 và -1. b) -2; -1; 0-; 1; 2; 3. HĐ2: Giới thiệu về tập hợp các số nguyên (23 ph) 1. Số nguyên: -Số nguyên dương: 1; 2; 3; … (hoặc còn ghi: +1; +2; +3;...) -Số nguyên âm: -1; -2; -3;… -Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương được gọi là tập hợp các số nguyên, kí hiệu là Z. Z={…; -3; -2; -1; 0;1;2; 3;…} *Chú ý: -Số 0 không phải là số nguyên âm cũng không phải là số nguyên dương. -Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số được gọi là điểm a. *GV đặt vấn đề: Ta có thể dùng tập hợp các số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau. -GV: dùng trục số hs vừa vẽ để giới thiệu về số nguyên dương, số 0, số nguyên âm và tập Z. -GV nêu chú ý. -GV cho hs làm bài 6/SGK. Nếu sai yêu cầu sửa lại cho đúng. -Hỏi: Tập N và tập Z có quan hệ với nhau như thế nào? Z N -HS lắng nghe và ghi bài vào vở. -HS làm miệng bài 6/SGK. -4N sai -1N sai 4N đúng 1 N đúng 0 N đúng 5N đúng. -HS: Tập N là tập con của tập Z. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng -GV nêu nhận xét. -Cho hs làm bài tập 7, 8/SGK. -GV: Các đại lượng trên đã có sự quy ước chung về dương, âm. Tuy nhiên trong thực tế, ta có thể tự đưa ra quy ước. -GV đưa ra bảng phụ hình 38. Giới thiệu ví dụ. -Cho hs làm ?1. Yêu cầu hs giải thích ý nghĩa. -Đưa bảng phụ hình 39/sgk và cho hs làm ?2. -Cho hs làm tiếp ?3. *GV: Trong bài tập trên, điểm +1 và -1 cách đều điểm A và nằm về hai phía của điểm A . Ta nói +1 và -1 là hai số đối nhau. -HS lấy các ví dụ về hai đại lượng có hướng ngược nhau để minh họa như nhiệt độ trên, dưới 00C; độ cao, độ sâu;… -HS đứng tại chỗ trả lời BT7, 8/sgk. ?1. Điểm C: +4 km. (…) Điểm D: -1 km. (…) Điểm E: -4km. (…) ?2. Sáng hôm sau chú ốc sên cách A 1 mét trong cả hai trường hợp. ?3. a) Tuy câu trả lời ?2 là giống nhau cho cả hai trường hợp a và b. Tuy nhiên vị trí thực tế cuat ốc sên l à khác nhau. b) Nếu coi A là gốc và… thì đáp số của ?2 trong trường hợp a) là +1 km; Trong trường hợp b) là -1 km. *Nhận xét: Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau. (sgk) HĐ3: Số đối (10ph) 2. Số đối: (học sgk) vd: 1 và -1 là hai số đối nhau ; 1 là số đối của -1; -1 là số đối của 1. Đặc biệt: Số đối của 0 là 0. -GV vẽ một trục số nằm ngang và yêu cầu 1 hs lên bảng biểu diễn số 1 và -1 . Nêu nhận xét. -Tương tự với 2 và -2; 3 và -3. -Cho hs làm ?4. -HS lên bảng biểu diễn. NX: Điểm 1 và -1 cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0. NX tương tự với 2 và -2; 3 và -3. HĐ4: Củng cố, hướng dẫn về nhà (5ph) ?-Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị những đại lượng như thế nào?Cho ví dụ. ?- Tập Z các số nguyên bao gồm những thành phần nào? ?-Tập N và tập Z có quan hệ với nhau như thế nào? ?-Cho ví dụ về hai số đối nhau? Hai số đối nhau trên trục số có đặc điểm gì? BTVN: 10/sgk. Từ bài 9 đến 16/Sbt. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docsohoc6.41.CII.doc
Giáo án liên quan