I/ Mục tiêu:
- HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là hai số nguyên âm
- Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng
- HS bước đầu có sự liên hệ giữa lí thuyết và thực tế
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng ghi trục số
- HS: Xem bài trước ở nhà
III/ Tiến trình tiết
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Chương II - Tiết 44 - Bài ˜4: Cộng hai số nguyên cùng dấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 §4. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
Ngày soạn:7-12-2005.
I/ Mục tiêu:
HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là hai số nguyên âm
Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng
HS bước đầu có sự liên hệ giữa lí thuyết và thực tế
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng ghi trục số
HS: Xem bài trước ở nhà
III/ Tiến trình tiết
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1. Cộng hai số nguyên dương
Cộng hai số nguyên dương như cộng hai số tự nhiên khác 0
VD: (+3) + (+2)= 3 + 2 =5
2. Cộng hai số nguyên âm
VD: Nhiệt độ buổi trưa –30c, buổi chiều nhiệt độ giảm 20c. Tính nhiệt độ buổi chiều?
Giải
Nhiệt độ giảm 20c ta có thể xem nhiệt độ tăng - 20c
Vậy nhiệt độ buổi chiều ở Mat-xcơ-va là:
(-3)+ (-2) = -5
* Qui tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu “-” trước kết quả
Luyện tập tại lớp
Bài 23(SGK)
b, (-7)+(-14)= -(7+14)
= -21
c, (-35)+(-9) = -(35+9)
= - 44
Bài 24(SGK)
a, (-5)+(-248)= -(5+248)
= -253
b, 17 += 17+33
= 50
c, = 37+15 = 52
GV: Lấy VD: (+3)+ (+2)
GV: Minh hoạ phép cộng trong VD trên bằng trục số
GV: Tóm tắt VD1 trong SGK
H: Nhiệt độ buổi chiều giảm 20c ta có thể xem nhiệt độ tăng bao nhiêu?
HS: Tăng -20c
H: Làm thế nào tính nhiệt độ buổi chiều ở Mat-xcơ-va?HS: Ta cần làm phép cộng: (-3)+(-2) = ?
GV: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng trên trục số
Di chuyển con chạy từ điểm 0 đến điểm –3
Để cộng với –2 ta di chuyển tiếp con chạy về bên trái hai đơn vị
H: Khi đó con chạy dừng ở điểm nào?
HS: Điểm –5
GV: Vậy –5 là kết quả của phép toán cộng
(-3)+(-2)
HS: Làm ?1(SGK)
GV: Yêu cầu HS tính và nhận xét kết quả của:
(-4)+(-5) và
H: Vậy muốn cộng hai số nguyên âm ta làm như thế nào?
HS:..
GV(chốt lại vấn đề)
Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt trước kết quả dấu “-”
HS: Làm ?2
a, (+37)+(+81)= 37 + 81
= 118
b, (-23)+(-17) = -(23+17)
= -40
1HS lên bảng thực hiện
HS dưới lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
GV: gọi 1HS lên bảng
4/Củng cố:
Qui tắc cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên dương
5/ Dặn dò: Học bài, làm bài 3541(SBT)
File đính kèm:
- sohoc6.44.CII.doc