˜Giáo án Toán 6 - Chương II - Tiết 64 - Bài 12: Luyện tập

I/ Mục tiêu:

- Củng cố các tính chất của phép nhân số nguyên, phép nâng lên luỹ thừa.

- Biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng vào các bài toán cụ thể (tính nhanh, tính đúng các biểu thức, xác định dấu của tích nhiều thừa số).

- Rèn luyện cho HS kĩ năng tính toán, củng cố qui tắc nhân các số nguyên, biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

II/ Chuẩn bị:

- GV: phấn màu, các bài tập cần sửa cho học sinh.

- HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3467 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu ˜Giáo án Toán 6 - Chương II - Tiết 64 - Bài 12: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy. § 12. LUYỆN TẬP Tiết 64 Tuần 20. Ngày soạn: 11.01.2007. I/ Mục tiêu: - Củng cố các tính chất của phép nhân số nguyên, phép nâng lên luỹ thừa. Biết vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân với phép cộng vào các bài toán cụ thể (tính nhanh, tính đúng các biểu thức, xác định dấu của tích nhiều thừa số). Rèn luyện cho HS kĩû năng tính toán, củng cố qui tắc nhân các số nguyên, biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. II/ Chuẩn bị: GV: phấn màu, các bài tập cần sửa cho học sinh. HS: Chuẩn bị bài tập ở nhà. III/ Tiến trình tiết dạy : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1: Oån định lớp, kiểm tra bài cũ (8 phút) -HS1: Nêu các tính chất của phép nhân các số nguyên? Làm bài 92a (SGK). Tính (37 – 17) .(-5) + 23.(-13-17) -HS2: Thế nào là luỹ thừa bậc n của số nguyên a? Làm bài 94/SGK. -HS1: (37 – 17) .(-5) + 23.(-13-17) = 20.(-5) + 23.(-30) = (-100)+(-690) = -790 -HS2: a) (-5).(-5).(-5)(-5)(-5) = (-5)5 b) (-2).(-2).(-2).(-3).(-3)(-3) = [(-2)(-3)][(-2)(-3)][(-2)(-3)] = 6.6.6= 63 HĐ2: Luyện tập (35 phút) Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức Bài 91(SGK): Thay một thừa số bằng tổng a) - 57.11 b) 75.(-21) Bài 96(SGK) Tính nhanh: 237.(-26) + 26 .137 b) 63.(-25) + 25(-23) Lưu ý hs tính nhanh dựa vào tính chất giao hoán và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Bài 98(SGK): Tính giá trị của biểu thức a) (-125)(-13)(-a) với a = 8 b) (-1)(-2)(-3)(-4)(-5).b với b = 20. -H: Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức? -Xác định dấu của tích? -2 Hs lên bảng: a) - 57.11 = -57(10 + 1) = -57.10 + (-57).1 = - 570 - 57 = - 627 b) 75.(-21)= 75.[-20 +(-1)] = 75.(- 20) + 75.(-1) = - 150 + (-75) = - 150 – 75= - 225 a) 237.(-26) + 26 .137 = 26 .137 - 26.237 = 26(137 - 237) = 26. (-100) = - 2600 b) 63.(-25) + 25(-23) = 25.(-23)- 63.25 = 25(-23-63) = 25.(-86) = - 2150 . Bài 98(SGK): Tính giá trị của biểu thức a, Với a = 8 ta có (-125)(-13)(-a) = (-125)(-13)(-8) = [(-125).(-8)].(-13)= 1000.(-13) = - 13 000. b, (-1)(-2)(-3)(-4)(-5).b = (-1)(-2)(-3)(-4)(-5).20 = [(-1)(-3)(-4).20][(-5)(-2)] = (-240).10 = - 2400 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bài 97/Sgk. So sánh (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với0? 13.(-24).(-15).(-8).4 với 0? Bài 139/Sbt. Cho hs đọc đề trong sách bài tập rồi đứng tại chỗ trả lời. H: Vậy dấu của tích phụ thuộc vào điều gì? -a) Tích này lớn hơn 0 vì tích có 4 thừa số nguyên âm nên tích dương b) Tích này bé hơn 0 vì tích có 3 thừa số nguyên âm nên tích âm. Bài 139/sbt. a) Số âm; b) số dương; c) số dương; d) số âm ; e) số dương Dấu của tích phụ thuộc vào số thừa số âm trong tích. Nếu thừa số âm trong tích là số chẵn thì tích sẽ dương. Còn nếu là số lẻ thì tích âm. Dạng 2: Luỹ thừa Bài 95/SGK. Giải thích tại sao (-1)3 = -1. Còn số nguyên nào mà lập phương bằng chính nó? Bài 141/SBT. Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa của một số nguyên. (-8).(-3)3.(+125) H1: Viết (-8), (+125) dưới dạng luỹ thừa? 27.(-2)3.(-7).49 H2: Viết 27 và 49 dưới dạng luỹ thừa? (-1)3 = (-1).(-1).(-1) = -1 Còn có 13 = 1 ; 03 = 0. -HS: (-8).(-3)3.(+125) = (-2)3.(-3)3.53 = [(-2).(-3).5]. [(-2).(-3).5]. [(-2).(-3).5] =30.30.30 = 303. 27.(-2)3.(-7).49=33.(-2)3.(-7).(-7)2 =[3.(-2).(-7)]. [3.(-2).(-7)]. [3.(-2).(-7)] =42.42.42 = 423. Dạng 3: Điền số vào ô trống, dãy só: Bài 99/SGK. Aùp dụng tính chất a.(b-c) =ab-ac để điền số thích hợp vào ô trống. (GV cho hs điền vào bảng phụ) Bài 147/SBT. Tìm hai số tiếp theo của dãy sau: –2; 4; -8; 16;… 5; -25; 125; -625;… a) –7 . (-13) + 8.(-13) = (-7+8).(-13) = -13 b) (-5).(-4 - -14) = (-5).(-4) – (-5).(-14) = 20-70 = -50 –2; 4; -8; 16; -32; 64. 5; -25; 125; -625;3125; -15625. HĐ3: Hướng dẫn về nhà (2 phút) -Các tính chất của phép nhân: giao hoán, kết hợp, phân phối giữa phép nhân với phép cộng(trừ). -Khái niệm luỹ thừa bậc n của số nguyên a, các chú ý và nhận xét. -BTVN: 143; 144; 145; 146; 148/SBT. - Oân tập bội và ước của một số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng, IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docsohoc6.64.CII.doc
Giáo án liên quan