I- Mục tiêu:
- Học sinh biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0, số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
-HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
-HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II- Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước kẻ có chia đơn vị
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Đại số - Tiết 41: Tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: Ngày giảng:
Tập hợp các số nguyên
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0, số nguyên âm. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của một số nguyên.
-HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
-HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II- Chuẩn bị:
GV: Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, bảng phụ.
HS: Thước kẻ có chia đơn vị
III- Tiến trình dạy hoc:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Lấy ví dụ thự tế trong đó có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó.
HS2: Chữa bài tập 8/ 55 SBT
Vẽ một trục số và cho biết:
a)Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị?
b) Những điểm nằm giữa các điểm
-3 và 4
GV nhậ xét và cho điểm
*Hoạt động 2: Số nguyên
-GV: Với các đại lượng có hai hướng ngược nhau ta có thể dùng số nguyên để biểu thị chúng
- Sử dụng trục số HS đã vẽ để giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0, tập Z.
GV ghi lên bảng:
+ Số nguyên dương: 1; 2; 3;…
( Hoặc còn ghi: +1; +2; +3;…)
+ Số nguyên âm: -1; -2; -3;…
Z = {…-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;…}
GV hỏi: Em hãy lấy ví dụ về số nguyên dương, số nguyên âm?
- Cho HS làm bài tập số 6/70.
-Vậy tập N và Z có mối quan hệ như thế nào?
Chú ý: SGK
-Nhận xét: Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
-Cho HS làm bài tập số 7 và số 8/SGK
Các đại lượng trên đã có quy ước chung về dương, âm. Tuy nhiên trong thực tiễn ta có thể tự đưa ra quy ước.
-Ví dụ /SGK
GV treo bảng phụ vẽ hình 38
Cho HS làm ? 1
Cho HS làm tiếp ? 2 GV treo bảng phụ vẽ hình 39
Trong bài toán trên điểm (+1) và (-1) cách đều điểm A và nằm về hai phía của điểm A. Nếu biểu diễn trên trục số thì (+1) và (-1) cách đều gốc 0. Ta nói (+1) và (-1) là hai số đối nhau.
*Hoạt động 3: Số đối
-GV vẽ một trục số nằm ngang và yêu cầu HS lên bảng biểu diễn số 1 và (-1), nêu nhận xét.
Tương tự với 2 và (-2)
Tương tự với 3 và (-3)
Ghi: 1 và (-1) là hai số đối nhau hay 1 là số đối của (-1); (-1) là số đối của 1.
GV yêu cầu HS trình bày tương tự vối 2 và (-2); 3 và (-3)…
-Cho HS làm ? 4
Tìm số đối của mỗi số sau: 7; -3; 0
*Hoạt động 4: Củng cố
-Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào? Ví dụ
-Tập Z các số nguyên bao gồm những loại số nào?
-Tập N và tập Z có quan hệ như thế nào?
- Cho VD hai số đối nhau.
Trên trục số, hai số đối nhau có đặc điểm gì? Bài 9/71
7’
18’
10’
HS1: Có thể lấy ví dụ độ cao -30m nghĩa là thấp hơn mực nước biển 30m. Có -10000đ nghĩa là nợ 10000đ…
HS2: Vẽ trục số lên bảng và trả lời câu hỏi
a) 5 và (-1)
b) -2; -1; 0; 1; 2; 3
HS: Lấy ví dụ về số nguyên.
-HS làm:
-4 N sai
4 N đúng
0 Z đúng
5 N đúng
-1 N sai…
N là tập con của Z
- Gọi 1 HS đọc phần chú ý của SGK
- HS lấy VD về các đại lượng có hai hướng ngược nhau để minh hoạ như nhiệt độ, dưới 00. Độ cao, độ sâu.
Số tiền nợ, số tiền có; thời gian trước, sau công nguyên…
HS làm ? 1
- Điểm C: +4 km
- Điểm D: -1 km
- Điểm E: -4 km
-HS làm ? 2
a) Chú sên cách A 1m về phía trên(+1)
b) Chú sên cách A 1m về phía dưới(-1)
HS nhận xét: Điểm 1 và (-1) cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0.
Nhận xét tương tự với 2 và (-2); 3 và (-3)
-HS nêu được
2 và (-2) là hai số đối nhau; 2 là số đối của (-2); (-2) là số đối của 2…
-số đối của 7 là (-7)
-Số đối của (-3) là 3
-Số đối của 0 là 0
HS: Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
-Tập Z gồm các số nguyên dương, số nguyên âm và số 0.
-Tập N là tập con của tập Z
-HS làm bài 9 trang 71
*Hoạt động 5:Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Làm bài tập 10/ 71 SGK
- Bài 9 -> bài 16/SBT
File đính kèm:
- Tiet 41.doc