Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần: 01 - Tiết: 01 - Bài 1: Điểm - Đường thẳng

A. MỤC TIÊU

- HS hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì ? hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng; biết vẽ điểm, đường thẳng; biết đặt tên cho điểm đường thẳng; biết ký hiệu điểm, đường thẳng; biết sử dụng ký hiệu ; .

- Rèn kỹ năng nhận biết; kỹ năng vẽ hình của học sinh.

- Rèn tính tư duy sáng tạo; vận dụng hình học vào cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Bảng phụ ghi quy tắc; các câu hỏi, bài tập; Thước thẳng.

Học sinh : Bảng phụ nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập quy định.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần: 01 - Tiết: 01 - Bài 1: Điểm - Đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: 12/ 8/ 2011 Tiết: 01 Ngày dạy: …………………. Chương I. ĐOẠN THẲNG BÀI 1. ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG A. MỤC TIÊU - HS hiểu điểm là gì? Đường thẳng là gì ? hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng; biết vẽ điểm, đường thẳng; biết đặt tên cho điểm đường thẳng; biết ký hiệu điểm, đường thẳng; biết sử dụng ký hiệu Î; Ï. - Rèn kỹ năng nhận biết; kỹ năng vẽ hình của học sinh. - Rèn tính tư duy sáng tạo; vận dụng hình học vào cuộc sống. B. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ ghi quy tắc; các câu hỏi, bài tập; Thước thẳng. Học sinh : Bảng phụ nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập quy định. C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Nội dung Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH GV: - Giới thiệu chương trình Hình học 6 ( 2 chương ) và khái quát những kiến thức cơ bản từng chương. Hoạt động 2 1. ĐIỂM - Cách vẽ điểm: 1 dấu chấm nhỏ - Cách viết tên điểm: Dùng các chữ cái in hoa - Ba điểm phân biệt: A, B, C . A . B . C - Hai điểm trùng nhau: A và C A . C - Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình. GV: Nêu hình ảnh của điểm, cách đặt tên cho điểm. HS: Quan sát hình 1 sgk : đọc tên các điểm, cách vẽ điểm, nói cách viết tên điểm, cách vẽ điểm. HS: Quan sát bảng phụ: Hãy chỉ ra điểm . D . E . B . C HS: Quan sát hình 2 sgk: Đọc tên điểm trong hình HS: Nêu cách hiểu hình 2 1. Một điểm mang 2 tên A và C 2. Hai điểm A và C trùng nhau GV: thông báo: - Hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau. - Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp điểm - Điểm cũng là 1 hình. là hình đơn giản nhất. ? Một hình tam giác gồm bao nhiêu điểm? HS: Hình tam giác gồm có vô số điểm. Hoạt động 3 2. ĐƯỜNG THẲNG - Vẽ đường thẳng bằng một vạch thẳng - Dùng các chữ cái in thường để đặt tên cho các đường thẳng - Hai đường thẳng a và p GV: Nêu hình ảnh của đường thẳng. HS: Quan sát hình 3 sgk, đọc tên các đường thẳng, cách vẽ các đường thẳng, nói cách viết tên các đường thẳng, cách vẽ đường thẳng. - GV lưu ý : Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía, đường thẳng là một tập hợp điểm. Hoạt động 4 3. ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG ĐIỂM KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG Điểm A thuộc đường thẳng d ( A Î d). Điểm B không thuộc đường thẳng d ( B Ï d). ? (sgk - T104). b) C Î a E Ï a GV: Vẽ hình 4 lên bảng. HS: Quan sát hình vẽ. ? Điểm nào thuộc đường thẳng d, điểm nào không thuộc đường thẳng d? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu mối quan hệ; cách viết bằng ký hiệu và cách đọc. HS: Đọc lại dưới sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Cho HS vẽ hình 5 sgk, trả lời các câu hỏi a, b, c trong sgk. HS: Vẽ hình; lần lượt trả lời các câu hỏi a, b. Một HS lên vẽ thêm các điểm ở ý c. GV: Cho học sinh diễn đạt bằng lời quan hệ giữa các điểm với a. Hoạt động 5 LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ Bài 1(sgk - T 104). Bài 3 (sgk - T104). a) Điểm A thuộc các đường thẳng n và q. A Î n; A Î q Điểm B thuộc các đường thẳng m, n và p. B Î m; B Î n; B Î p b) B Î m; B Î n; B Î p C Î m; C Î q c) D Î q; D Ï m; D Ï n; D Ï p GV: Vẽ nhanh hình 6 - sgk lên bảng. HS: Lên bảng điền tên các điểm, các đường thẳng. GV: Gọi học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có). GV: Yêu cầu học sinh đọc bằng lời moío quan hệ giữa các điểm và các đường thẳng. GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn hình 7 - sgk. GV: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để hoàn thành 3 ý a, b, c. HS: Hoạt động nhóm 5 phút để hoàn thành bài 3. GV: Lần lượt gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày bài đã làm trên bảng nhóm. HS: Đại diện các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn. GV: Nhận xét và sửa sai cho học sinh. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học lý thuyết theo vở ghi và sgk. - Làm các bài tập 2; 4; 5; 6 (sgk - T104, 105). 1, 2, 3, 4 (sbt - T96). - Đọc trước bài “ Ba điểm thẳng hàng”. D. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày ... tháng ... năm 2011 LÃNH ĐẠO DUYỆT

File đính kèm:

  • docH6.Tuan 01.doc