Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

A. Mục tiêu : Học sinh :

- Nắm được : “ Trên tia Ox, có một và chỉ một M sao cho OM = m ( đơn vị dài) ( m> 0).

- Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Rèn tính chính xác khi đo, vẽ.

B. Chuẩn bị

GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, phấn mầu, com pa.

HS : Thước thẳng, bút chì, com pa, phiếu học nhóm.

C. Các hoạt động dạy học trên lớp

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 - Tiết 11 Ngày dạy: 21 /11 /06 Đ9. Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài. A. Mục tiêu : Học sinh : - Nắm được : “ Trên tia Ox, có một và chỉ một M sao cho OM = m ( đơn vị dài) ( m> 0). - Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Rèn tính chính xác khi đo, vẽ. B. Chuẩn bị GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, phấn mầu, com pa. HS : Thước thẳng, bút chì, com pa, phiếu học nhóm. C. Các hoạt động dạy học trên lớp I. Kiểm tra bài cũ ( 6 ph) - Gọi 1HS lên bảng trình bày : 1/ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B ta có đẳng thức nào ? 2/ Trên một đường thẳng, hãy vẽ 3 điểm V, A, T sao cho AT = 10cm ; VA = 20cm ; VT = 30cm. Trong 3 điểm trên điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? 3/ Hãy mô tả cách vẽ đoạn thẳng AT = 10cm trên một đường thẳng cho trước. II. Bài mới :(26phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS làm việc cá nhân các công việc sau: + Vẽ một tia Ox tuỳ ý ? + Dùng thước có chia khoảng vẽ điểm M trên tia Ox sao cho OM = 2 cm. nói cách làm + Dùng compa xác định vị trí của điểm M trên Ox sao cho Om = 2 cm. Nói cách làm ? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân các công việc sau: + Vẽ một tia Ox tuỳ ý ? + Dùng thước có chia khoảng vẽ điểm Mvà N trên tia Ox sao cho OM = 2 cm, ON = 3 cm ? + Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? - Từ đó ta có nhận xét gì ? - Khi đặt hai đoạn thẳng trên cùng một tia có chung một mút là gốc tia ta có nhận xét gì về vị trí giữa các đầu mút của hai đoạn thẳng đó ? - Nếu tia Ox có OM = a ; ON = b ; 0 < a < b thì ta có kết luận gì về vị trí các điểm O, M, N ? 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia : Ví dụ 1: SGK - Vẽ tia Ox - Dùng thước chia khoảng: Đặt thước sao cho vạch số 0 trùng ... *Nhận xét : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài) Ví dụ 2. SGK - Đặt một đàu compa trùng với vạch 0 cm, vạch kia ... - Điểm M nằm giữa O và N. - Nhận xét : (sgk) 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia : Ví dụ: SGK * Nhận xét: Trên tia Ox, OM = a ; ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. III. Luyện tập - củng cố (12 ph) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, gọi 1HS trả lời, cả lớp nhận xét và hoàn thiện vào vở. - Nhận xét quan hệ OM và ON ? Từ đó suy ra điểm nào nằm giữa trong ba điểm O, M, N ? - Một HS lên bảng trình bày. cả lớp nhận xét và hoàn thiện vào vở. - Nhận xét quan hệ OA và OB ? Từ đó suy ra điểm nào nằm giữa trong ba điểm O, A, B ? Bài tập 58. SGK - Vẽ tia Ax, trên tia Ax vẽ B sao cho AB = 3,5 (cm) Bài tập 53. SGK Vì OM < ON nên M nằm giữa O và N, ta có: OM + MN = ON Thay OM = 3 cm, ON = 6 cm ta có: 3 + MN = 6 ị MN = 6 – 3 MN = 3 cm Vậy OM = MN ( = 3 cm) Bài tập 54. SGK Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B, suy ra : OA + AB = OB Thay OA = 2 cm, OB = 5 cm, ta có: 2 + AB = 5 ị AB = 3 cm Tương tự ta tính được BC = 3 cm. Vậy : AB = BC ( = 3 cm) IV. Hướng dẫn học ở nhà(1ph) - Học bài theo SGK, vở ghi. - Làm bài tập 55; 56; 57 SGK - Đọc trước bài học tiếp theo : Đ10.

File đính kèm:

  • docHinh11.doc
Giáo án liên quan