A. Mục tiêu: Thông qua tiết học :
- Hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục ý thức tập thể , kỉ luật và biết thực hiện những qui định về kĩ thuật thực hành cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV : - Một bộ thực hành mẫu gồm : 1 giác kế , 2 cọc tiêu 1,5m 1 đầu nhọn , 1 cọc tiêu 0,3m, 1 búa.
- Huấn luyện cho cốt cán trước.
HS : Mỗi nhóm 1 bộ thực hành như của GV, giấy bút .
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
1.Ổn định lớp (1p).
2.Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất và hướng dẫn cách đo góc (24p).
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần 27 + 28 - Tiết 23 + 24: Thực hành đo góc trên mặt đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27+28- Tiết 23+24
Ngày dạy: 20/3 /2007
Thực hành đo góc trên mặt đất.
A. Mục tiêu: Thông qua tiết học :
- Hiểu cấu tạo của giác kế.
- Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
- Giáo dục ý thức tập thể , kỉ luật và biết thực hiện những qui định về kĩ thuật thực hành cho học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV : - Một bộ thực hành mẫu gồm : 1 giác kế , 2 cọc tiêu 1,5m 1 đầu nhọn , 1 cọc tiêu 0,3m, 1 búa.
- Huấn luyện cho cốt cán trước.
HS : Mỗi nhóm 1 bộ thực hành như của GV, giấy bút .
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
1.ổn định lớp (1p).
2.Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất và hướng dẫn cách đo góc (24p).
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất.
Giới thiệu giác kế cho HS :
Cấu tạo :
Một đĩa tròn. Trên đĩa ghi gì ?
Trên mặt đĩa có 1 thanh quay được xung quanh tâm đĩa. Thanh đó cấu tạo như thế nào ?
Đĩa tròn được đặt như thế nào ? có quay được không ?
Dây dọi có tác dụng gì ?
2. Cách đo góc trên mặt đất
Yêu cầu HS quan sát hình 41,42 SGK
Cho HS đọc SGK trang 88
Nhắc lại cách làm ?
Chốt lại 4 bước thực hiện.
Làm thử trên lớp, cho HS đọc số đo trên thước.
Quan sát giác kế :
Trên đĩa chia độ từ 00 đến 1800
Trên 2 đầu thanh gắn 2 tấm thẳng đứng có khe hở, 2 khe hở và tâm đĩa thẳng hàng.
Đĩa tròn đặt nằm ngang trên 1 giá 3 chân, có thể quay quanh tâm đĩa.
- Dây dọi để kiểm tra tâm thước và điểm dưới dất có thẳng nhau không.
1 HS đọc SGK.
1 HS nhắc lại cách làm.
3.Chuẩn bị thực hành (5p)
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
Chia lớp thành 4 nhóm, giao cho tổ trưởng chỉ đạo nhóm, mỗi nhóm cử 1 em ghi chép.
Các nhóm phân công người ghi chép.
4. Thực hành trên sân (45p)
Yêu cầu HS ra địa điểm thực hành.
Mỗi nhóm cử 3 em làm :
Đóng cọc A,B.
Điều chỉnh giác kế để đo góc ACB.
Ghi chép số liệu.
Thay 3 em khác để thực hiện ở vị trí khác.
Giáo viên theo dõi uốn nắn từng nhóm thực hành.
Lớp trưởng tập trung lớp theo địa điểm đã định.
Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
Ghi nội dung thực hành :Thực hành đo góc trên mặt đất.
Tổ …Lớp…
1)Dụng cụ : đủ hay thiếu.
2) ý thức kỉ luật trong giờ thực hành.
3) Kết quả thực hành :
Nhóm 1 : gồm ………………………………..
Kết quả đo :
Nhóm 2 : gồm ………………………………..
Kết quả đo :
Nhóm 3 : gồm ………………………………..
Kết quả đo :
4) Tự đánh giá tổ thực hành đạt loại :
Điểm từng người trong tổ :
STT
Họ tên
Điểm
1
2
3
4
5
6
4. Nhận xét đánh giá (10p).
Đánh giá hoạt động thực hành của các nhóm.
Thu kết quả thực hành của các nhóm, chấm điểm đưa vào điểm kiểm tra 15phút.
Tập trung theo lớp nghe GV nhận xét
Nộp báo cáo.
5. Kết thúc thực hành (5p)
HS thu dọn đồ dùng rửa chân tay , vào lớp.
Tiết sau mang com pa để học đường tròn .
File đính kèm:
- Hinh23+24.doc