I. Mục Tiêu:
- Giúp HS nắm vững độ dài đoạn thẳng là gì?
- HS biết dùng thước để đo độ dài đọan thẳng và biết so sánh hai đoạn thẳng.
- Rèn luyện kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng và tính cẩn thận khi đo
II. Chuẩn Bị:
- Thước thẳng, thước dây, thước cuộn , bài tập luyện tập.
- Ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng AB cắt CD tại I?
3. Nội dung bài dạy:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần: 9 - Tiết: 9 - Bài 7: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Tiết: 9 Ngày soạn: 03/09/2009
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. Mục Tiêu:
- Giúp HS nắm vững độ dài đoạn thẳng là gì?
- HS biết dùng thước để đo độ dài đọan thẳng và biết so sánh hai đoạn thẳng.
- Rèn luyện kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng và tính cẩn thận khi đo
II. Chuẩn Bị:
- Thước thẳng, thước dây, thước cuộn…, bài tập luyện tập.
- Ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng AB cắt CD tại I?
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- GV cho HS lên bảng vẽ đọan thẳng AB và PQ. GV đo mẫu một đoạn thẳng khác cho
HS theo dõi.
- 1 HS đo đoạn thẳng AB, 1 HS khác đo PQ
- GV hướng dẫn HS viết kết quả đo bằng ký hiệu và bằng ngôn ngữ.
- GV cho HS nêu cách đo:
- Để đo độ dài của đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì?
- Nêu lại cách đo độ dài đọan thẳng AB, PQ?
- Nếu A và B trùng nhau thì độ dài của đoạn AB bằng bao nhiêu?
- Độ dài đoạn AB hay còn nói cách khác là khỏang cách giữa hai điểm A và B.
- GV giới thiệu nhận xét như SGK.
- Đo độ dài cây bút và đo độ dài của quyển sách?
- Hai vật này có độ dài bằng nhau không?
- Vậy để so sánh hai đọan thẳng, ta so sánh gì?
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm ?1
- So sánh hai đoạn thẳng trên bảng (AB và PQ)
- HS lên bảng vẽ hai đọan thẳng AB và PQ.
AB = cm
PQ = cm
- Cách đo:
+ Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A, B sao cho A trùng với vạch số 0.
+ Đầu B trùng với vạch nào trên thước thì chính là số đo của đoạn AB.
- Để đo độ dài của đọan thẳng ta dùng thước có chia khoảng mm.
- Hs nêu lại cách đo.
- Nếu A trùng với B thì độ dài đoạn thẳng AB bằng 0.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe
- HS tiến hành đo và so sánh độ dài của hai vật.
- Kết luận độ dài của hai vật
- Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh hai độ dài của chúng.
- Cả lớp làm ?1 GV yêu cầu HS đọc kết quả và sau đó so sánh:
EF = GH; AB = IK; EF < CD
- PQ > AB
1. Đo đoạn thẳng
AB = 3 cm
PQ = 4 cm
- Khoảng cách giữa hai điểm A và B là 3 cm.
- Khoảng cách giữa hai điểm P và Q là 4 cm.
Nhận xét:
Mỗi đọan thẳng có một độ dài xác định. Độ dài của đoạn thẳng là một số dương.
2. So sánh hai đoạn thẳng
G
E
A
B
C
D
- Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau ta kí hiệu: AB = CD.
- Đoạn thẳng EG dài hơn đoạn thẳng CD ta kí hiệu: EG > CD.
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng EG ta kí hiệu: AB < EG.
4. Củng cố:
- Bài tập 40, 42, 43.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần nhận xét và cách đo đoạn thẳng.
- Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét giờ dạy.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
File đính kèm:
- TUAN 9.doc