Giáo án Toán 6 - Tiết: 27 - Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

A. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS cần đạt được các yêu cầu sau:

+ Về kiến thức : - Hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích .

+ Về kỹ năng : - Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

+ Thái độ : Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong hoạt đông nhóm.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.

C. CHUẨN BỊ:

GV: Bảng phụ, thước thẳng, bài tập cho HS làm nhóm.

HS: Đọc trước bài, thước thẳng, bút dạ.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định ( 1 Ph ).

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết: 27 - Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10. Tiết :27 § 15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ Ngày soạn: 27 / 10 / 2008. Ngày dạy : 30 / 10 / 2008. A. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS cần đạt được các yêu cầu sau: + Về kiến thức : - Hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích . + Về kỹ năng : - Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố. + Thái độ : Cẩn thận, nghiêm túc, tích cực trong hoạt đông nhóm. B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. C. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ, thước thẳng, bài tập cho HS làm nhóm. HS: Đọc trước bài, thước thẳng, bút dạ. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định ( 1 Ph ). II. Kiểm tra bài cũ : ( kết hợp trong bài học ). III. Bài mới . Đặt vấn đề : GV ( nói ) Làm thế nào để viết một số dưới dạng tích các thừa số nguyên tố? Thầy trò chúng ta xét bài học hôm nay. Tổ chức dạy học bài mới. Hoạt động 1 : Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì? ( 14 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV : Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không? - Căn cứ vào trả lời của HS, GV viết dưới dạng sơ đồ cây: 300 300 6 50 3 100 GV ( nói ): với mỗi thừa số trên có thể tiếp tục viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không? GV yêu cầu HS cứ tiếp tục như vậy cho đến khi mỗi thừa số không thể viết được dưới dạng một tích hai thừa số lớn hơn 1 thì dừng lại. Y/c 3 HS lên bảng thực hiện. GV: Theo phân tích ở h1 ta có 300 bằng các tích nào? ở h2, h3 GV : Các số 2,3,5 là các số gì? Ta nói 300 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố. Vậy phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì? GV chỉ vào hình 3, tại sao không phân tích tiếp 2, 3, 5? tại sao 6, 50, 100, 150 … lại phân tích được tiếp? GV đưa bảng phụ ghi chú ý, y/c HS nhắc lại. GV: Trong thực tế ta thường phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc, chùng ta sang phần 2. HS:Trả lời câu hỏi và có thể viết: 300 = 6.50. hoặc : 300 = 3. 50. hoặc 300 = 2 . 150. … 3 HS Lên bảng thực hiện: 300 300 6 50 3 100 2 3 2 25 50 2 5 5 25 2 H1 5 5 H2 300 2 150 … 50 2 25 H3 5 5 HS: 300= 6.50= 2.3.2.25 = 2.3.2.5.5 300 = 3.100 = 3.2.50 = 3.2.2.5.5 300 = 2.150 = 2.3.50 = 2.3.2.5.5 Hs: các số 2,3,5 là các số nguyên tố. HS: Trả lời như trong sgk. HS: Vì số nguyên tố phân tích ra là chính số đó. Vì 6, 50, 100 … là các hợp số. HS: đọc lại chú ý trong sách giáo khoa. Hoạt động 2 : Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. ( 15 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV hương dẫn HS phân tích. Lưu ý cho hs: + Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn 2, 3, 5, 7, 11. + Vận dụng các dấu hiệu chia hét cho 2, 3, 5 đã được học. + Các SNT được viết bên phải cột, các thương được viết bên trái cột. + GV hướng dẫn cho HS viết gọn bằng lũy thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ bé đến lớn. GV trở lại việc phân tích 300 ra thừa số nguyên tố bằng sơ đồ cây, cho học sinh nhận xét kết quả. GV yêu cầu hs đọc nhận xét trong sgk.. Cho HS làm ?1 SGK. Gọi 1HS lên bảng thực hiện, gv kiểm tra một số em. HS dùng thước phân tích theo hướng dẫn của gv. 2 150 2 75 3 25 5 5 5 1 Vậy 300 = 2.2.3.5.5 = 22.3.52 HS: các kết quả đều giống nhau. HS đọc nhận xét SGK. HS làm ?1 SGK. 1HS làm trên bảng. Kq : 420 = 22.3.5.7 Hoạt động 3 : Cũng cố. ( 14 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò GV yêu cầu HS làm tại chổ bài 125 SGK, Sau đó gọi 3HS lên bảng phân tích theo cột dọc mỗi em làm 2 câu. Hoạt động nhóm bài 126 SGK GV phát bài ghi sẵn cho các nhóm Phân tích ra TSNT Đ S sửa lại cho đúng 120=2.3.4.5 306=2.3.51 567 = 92.7 132 = 22.3.11 1050=7.2.32.52 Nếu còn thời gian gv có thể hỏi thêm: Cho biết 120 chia hết cho các số nguyên tố nào? Tìm tập hợp các ước của 120 GV: qua bài học này chúng ta cần nhớ những nội dung nào? GV chốt lại : ............... HS làm bài. 3HS lên bảng thực hiện. HS cả lớp nhận xét. Kết quả: a, 60 = 22.3.5; e, 400 = 24.52 b, 84 = 22.3.7; g, 1000000 = 26.56 c, 285 = 3.5.19 ; d, 1035 = 32.5.23 HS hoạt động theo nhóm. Đại diện một số nhóm trình bày, giải thích? HS: 120=23.3.5 => 120 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5. Ư(120) = {1;2;3;4;5;6;8;10;12;15;20;24;30;40;60;12 HS trả lời ... IV. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút ). Học bài, ghi nhớ nội dung. Làm các bài tập: 127, 128, 129 SGK. Bài 166 SBT. Tiết sau luyện tập. Tuần 10. Tiết :28 § 15. LUYỆN TẬP Ngày soạn: 27 / 10 / 2008. Ngày dạy : 31 / 10 / 2008. A. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS cần đạt được các yêu cầu sau: + Về kiến thức : - Được cũng cố các kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố. + Về kỹ năng : - Dựa vào phân tích một số ra thừa số nguyên tố, HS tìm được tập hợp cá ước của số cho trước. + Thái độ : Giáo dục HS ý thức giải toán, phát hiện các đặc điểm của việc phân tích ra thừa số nguyên tố để giải quyết các bài tập có liên quan. B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Vấn đáp. - Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. C. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ, phiếu học tập. HS: Bảng nhóm, bút dạ, làm các bài tập ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định ( 1 Ph ). II. Kiểm tra bài cũ : ( kết hợp chữa bài tập ). III. Bài mới . 1.Đặt vấn đề : Tiết học trước chúng ta đã biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, trong tiết học hôm nay ta sẽ tiếp tục được cũng cố các kiến thức về phân tích một số ra thừa số nguyên tố, vận dụng để tìm tập hợp các ước của một số, kiểm tra số lượng ước của một số. 2.Tổ chức dạy học . Hoạt động 1 : Tổ chức chữa bài tập ( 8 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Gọi HS1 lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập: - Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? - Chữa bài 127 ( trang 50 ) ( gv in sẵn đề bài trên bảng ) Gọi HS2 chữa bài 128 ( sgk ) ( bảng phụ ghi đề bài ) HS1 lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập: Kq: Bài 127: 225 = 32.52 ( chia hết cho các số nguyên tố 3, 5 ) 1800 = 23.32.52 ( chia hết cho các SNT 2, 3, 5 ) 1050 = ... 3060 = ... HS2 chữa bài :128 (sgk) Các số 4, 8, 11, 20 là ước của a. 16 không là ước của a HS cả lớp theo dõi nhận xét Hoạt động 2 : Tổ chức luyện tập ( 16 phút ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 159 ( sbt) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố . 120; 900; 100000. Bài 129 ( sgk ) ( bảng phụ ghi đề bài ) - các số a, b, c đã được viết dưới dạng gì? - Em hãy viết tất cả các ước của a? - gv hướng dẫn HS cách tìm ước của một số. GV : phát phiếu học tập ghi bài 130 (sgk ) dưới dạng tổng hợp như sau: PT ra TSNT Chia hết cho các SNT Tập hợp các ước 51 75 42 30 51 = ... 75 = .. 42 = ... 30 = ... GV kiểm tra một vài nhóm trước lớp, nhận xét cho điểm, tuyên dương nhóm làm tốt Bài 131 ( sgk ) ( bảng phụ ) a, tích của hai số tự nhiên bằng 42 vậy mỗi thừa số có quan hệ như thế nào với 42. Muốn tìm Ư ( 42) em làm thế nào? Yêu cầu HS thực hiện? Câu b( về nhà làm tương tự ) Bài 132 (sgk) Tâm xếp số bi đều vào các túi như vậy số túi có quan hệ như thế nào với tổng số bi? Bài 133 ( sgk ) y/c HS cả lớp làm bài gọi 1 HS lên bảng thực hiện. HS cả lớp làm bài. một vài em đọc kết quả: …….. HS lần lượt đứng tại chổ trả lời theo câu hỏi và hướng dẫn của gv HS : Các số a,b, c đã được viết dưới dạng số nguyên tố. a, 1, 5, 13, 65. b, 1, 2, 4, 8, 16, 32. c, 1,3, 7, 9, 21, 63 Học sinh thảo luận theo nhóm, làm tổng hơp vào phiếu học tập bài 130. Đại diện nhóm trình bày: … Các nhóm nhận xét: … HS đọc đề bài mỗi số là ước của 42. Phân tích 42 ra thừa số nguyên tố. 42 = 2.3.7 => Ư(42) = {1; 2; 3; 6; 7;14;21;42} Vậy ta được các cặp số : 1 và 42, 2 và 21, 3 và 14, 6 và 7. HS: đọc đề bài Suy nghĩ trả lời. số túi là ước của 28 Vậy số túi có thể là: 1; 2; 4 ; 7; 14; 28 HS cả lớplàm tại chổ. 1HS trình bày trên bảng. a. 111 = 3.37 Ư(111) = {1;3;37;111} b. ** là ước của 111 và có hai chữ số => ** = 37 . vậy 37 . 3 = 111 HS nhận xét bài làm của bạn.

File đính kèm:

  • docsh tiet 27 28moi.doc
Giáo án liên quan