A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết định nghĩa đoạn thẳng.
- Biết vẽ đoạn thẳng
2. Kỹ năng
- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đường thẳng, đoạn thẳng, tia
- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
- Rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát , nhận xét cho HS
3.Tư duy :
- Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng trong thực tế.
- Biết quy lạ về quen.
4.Thái độ :
- Vẽ hình cẩn thận, chính xác
- Tích cực tự giác học tập, có tinh thần hợp tác
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 7: Bài 6: Đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/9/2012
Tiết : 7
Tuần : 7
§6. ĐOẠN THẲNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết định nghĩa đoạn thẳng.
- Biết vẽ đoạn thẳng
2. Kỹ năng
- Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đường thẳng, đoạn thẳng, tia
- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
- Rèn luyện khả năng vẽ hình, quan sát , nhận xét cho HS
3.Tư duy :
- Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng trong thực tế.
- Biết quy lạ về quen.
4.Thái độ :
- Vẽ hình cẩn thận, chính xác
- Tích cực tự giác học tập, có tinh thần hợp tác
B. CHUẨN BỊ:
1 .Giáo viên:
-Thước thẳng, bảng phụ, giáo án, sgk, sbt.
2. Học sinh:
-Thước thẳng, vở luyện tập, sgk, sbt.
C. Ph¬ng ph¸p d¹y häc:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp, trực quan. thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp :
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
6/10/2012
6A
6/10/2012
6B
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án, biểu điểm
Câu 1: vẽ hình theo diễn đạt bằng lời: - Vẽ đường thẳng AB
- Vẽ tia AB
- Đường thẳng AB và tia AB khác nhau thế nào ?
- vẽ đúng hình được 7đ
- giải thích đúng được 3đ
*) Đặt vấn đề bài mới:
Hình vẽ trên là đường thẳng hay tia?
Đó là đoạn thẳng AB. Vậy đoạn thẳng AB là hình như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay.
3. Bài mới.
Hoạt động 1. Hình thành định nghĩa.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV yêu HS vẽ đoạn thẳng AB
? Nêu cách vẽ
? Đoạn thẳng AB là gì ?
- GV giới thiệu định nghĩa đoạn thẳng.
Giới thiệu cách gọi tên đoạn thẳng AB và hai điểm A, B gọi là hai mút (hoặc hai đầu của đoạn thẳng AB
* Củng cố: làm bài tập 33 sgk
- GV đưa bài tập (bảng phụ )
*) Bài tập1:
+ Cho 2 điểm M, N. Vẽ đường thẳng MN.
+ Trên đường thẳng MN có những đoạn thẳng nào?
+ Vẽ đoạn thẳng EF thuộc đường thẳng MN. Trên hình có những đoạn thẳng nào?. Có nhận xét gì về các đoạn thẳng và đường thẳng đó.
HS: Đoạn thẳng là một phần của đường thẳng
*) Bài tập 2:
a) Vẽ 3 đường thẳng a, b, c cắt nhau đôi một tại tại các điểm A, B, C, chỉ ra các đoạn thẳng trên hình?.
b) Đọc tên khác của các đường thẳng a, b, c?.
c) Chỉ ra 5 tia trên hình vẽ?.
d) Các điểm A, B, C có thẳng hàng không? Vì sao.
e) Đoạn thẳng AB và AC có đặc điểm gì?
-HS: Đoạn thẳng AB và AC có điểm A chung.
?. Hai đoạn thẳng cắt nhau có mấy điểm chung?
-HS: Hai đoạn thẳng cắt nhau có 1 điểm chung
Hoạt động 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
- HS quan sát các trường hợp cắt nhau của đoạn thẳng và đoạn thẳng, đoạn thẳng và đường thẳng, đoạn thẳng và tia
1. Đoạn thẳng AB là gì ?
*) Định nghĩa: Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B
*) Bài tập1:
*) Bài tập 2:
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng
Cho HS quan sát các bảng phụ và mô tả các trường hợp cắt nhau trong bảng phụ sau:
GV Phân tích từng hình vẽ: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, chỉ ra giao điểm.
Đoạn thẳng cắt tia, chỉ ra giao điểm.
Đoạn thẳng cắt đường thẳng, chỉ ra giao điểm.
4. Củng cố :
- Trả lời câu hỏi bài tập 35 SGK
- Đáp án: d
- Làm bài tập 36 SGK a. khụng
b.AB và AC
- Làm bài tập 37 Sgk
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc định nghiã và biết vẽ đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, tia, đường thẳng.
- Làm bài tập 34 ; 38 ; 39 SGK và bài tập 34, 35, 36 SBT (HS khá giỏi).
- Đọc trước bài: độ dài đoạn thẳng.
- Chuẩn bị: Thước thẳng có chia khoảng, sưu tầm các loại thước đo độ dài.
E. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- H7.doc