Giáo án Toán 6 - Tiết 9 - Bài 8

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm được “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB”

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

- Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”

3. Tư duy:

- Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng trong thực tế.

- Biết quy lạ về quen.

4. Thái độ:

- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài

- Tích cực tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 9 - Bài 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/10/2012 Tiết: 9 Tuần: 9 §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” 2. Kỹ năng: - Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại” 3. Tư duy: - Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng trong thực tế. - Biết quy lạ về quen. 4. Thái độ: - Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài - Tích cực tự giác học tập, có tinh thần hợp tác. B. CHUẨN BỊ: 1. GV: Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn, bảng phụ. 2. HS: Thước thẳng có chia khoảng, sưu tầm các loại thước, bảng con. C. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc: - Vấn đáp - Phát hiện và giải quyết vấn đề - Hoạt động nhóm, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp : Ngày giảng Lớp Sĩ số 24/10/2012 6A 20/10/2012 6B 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án – biểu điểm Vẽ hai đoạn thẳng AB và CD Đo đoạn thẳng AB và CD Nêu cách đo đoạn thẳng So sánh hai đoạn thẳng AB và CD - Vẽ đúng hai đoạn thẳng ( 3đ) - Đo đúng hai đoạn thẳng ( 3đ) - nêu đúng cách đo đoạn thẳng (2đ) - so sánh đúng hai đoạn thẳng (2đ) Đặt vấn đề bài mới: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. 3. Bài mới : Hoạt động 1 : Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng đọ dài đoạn thẳng AB. Hoạt động của GV Ghi bảng Bảng phụ: - Hãy vẽ ba điểm thẳng hàng A, M, B sao cho M nằm giữa A và B. - Đo AM, MB, AB - So sánh AM + MB với AB - Điền vào chỗ trống: “ Nếu điểm M .... hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngựơc lại, nếu ...... thì điểm M nằm giữa A và B” - Làm theo nhóm vào giấy - Các nhóm lên trình bày ? Cho điểm K nằm giữa hai điểm M, N thì ta có đẳng thức nào? HS: Ta có : MK + KN = MN - Vẽ ba điểm A; M; B thẳng hàng, biết M không nằm giữa A và B. Đo độ dài: AM, MB, AB. - HS thực hiện ra nháp ? So sánh: AM + MB và AB GV KT phần làm bài dưới lớp. ? Kết hợp 2 nhận xét ta có kết luận? HS: nếu M không nằm giữa A và B thì AM + MB AB *) Củng cố: + Ví dụ SGK.120 - HD trình bày VD + Bài tập 46, 47 SGK.120 - Làm bài tập 46 theo cá nhân - Làm bài tập 47 SGK GV chốt kiến thức: so sánh hai đoạn thẳng ?. Cho ba điểm thẳng hàng, ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng mà biết được độ dài cả ba đoạn thẳng? HS: Chỉ cần đo 2 đoạn thẳng ?. Biết AN + NB = AB, kết luận gì về vị trí của điểm N đối với A; B HS: Điểm N nằm giữa A và B GV chốt lại kiến thức 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng đọ dài đoạn thẳng AB. ? 1 AM = ...... MB = ....... AB = ........ AM + MB = AB “Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngựơc lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B” *) Nhận xét: Điểm M nằm giữa A và B AM + MB = AB Ví dụ: SGK Bài tập 46. (SGK.121) Vì N nằm giữa I và K nên IN + NK = IK Thay số, ta có 3 + 6 = IK Vậy IK = 9 cm Bài tập 47. (SGK.121) Vì M nằm giữa E và F nên EM + MF = EF Thay số, ta có 4 +MF = 8 MF = 8 – 4 MF = 4 (cm) Vậy EM = MF Hoạt động 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. - GV giới thiệu một số dụng cụ đo hai điểm trên mặt đất trong thực tế. HS: Quan sát và lắng nghe. ?. Giải thích vì sao AM+ MN+NP+PB = AB ?. Trong thực tế muốn đo khoảng cách 2 điểm xa nhau ta làm ntn HS: Đo các đoạn thẳng liên tiếp rồi cộng lại 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. (SGK) 4. Củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS ?. Để đo độ dài kích thước phòng học hay kích thước sân trường ta làm ntn. - Làm bài tập 48 (SGK.121) ?. Hãy chỉ ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm khác không. - Bài tập : Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong 3 điểm A, B, C a) Biết AB = 4cm ; AC = 5cm ; BC = 1cm b) Biết AB = 1,8cm ; AC = 5,2cm ; BC = 4cm - Làm độc lập trong vở. a) AB + BC = AC (4 + 1 =5) Điểm B nằm giữa A và C. b) AB + AC BC AB + BC AC BC + AC AB Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. 5. Hướng dẫn về nhà - Nắm vững kết luận khi nào AM + MB = AB và ngược lại. - Làm các bài tập 49, 50,51,52 SGK121/122, làm các bài tập 47, 48, 49 SBT - Đọc các dụng cụ đo độ dài trên mặt đất. E. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docH9.doc