A.Mục tiêu
Kiến thức: học sinh hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên
Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư
Kỹ năng: có kỹ năng vận dụng tìm một số chưa biết trong phép trừ, phép chia
Thái độ: rèn luyện chính xác trong phát biểu và giải toán
B.Chuẩn bị
Giáo viên: thước thẳng, phấn màu
Học sinh: thước thẳng, kẻ sẵn bảng ?3 (sgk –T22)
C.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9: phép trừ và phép chia
A.Mục tiêu
Kiến thức: học sinh hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên
Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư
Kỹ năng: có kỹ năng vận dụng tìm một số chưa biết trong phép trừ, phép chia
Thái độ: rèn luyện chính xác trong phát biểu và giải toán
B.Chuẩn bị
Giáo viên: thước thẳng, phấn màu
Học sinh: thước thẳng, kẻ sẵn bảng ?3 (sgk –T22)
C.Các bước lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
GV: Đặt vấn đề như sách giáo khoa
Hoạt động 1
1,Phép trừ hai số tự nhiên
Hoạt động của thầy
?người ta dùng dấu gì đê chỉ phép trừ
? chỉ vị trí số bị trừ, số trừ và hiệu
?Xem xét số tự nhiên x nào mà
a,2+x = 5 hay không?
b,6+x = 5 hay không
GV: giới thiệu cách xác định của hiệu hai số bằng tia số
+đặt bút chì ở điểm 0 di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên
GV: dùng phấn màu minh hoạ
+di chuyển bút chì theo chiều ngược lại 2 đơn vị
GV: khi bút chì dừng lại ở điểm 3 đó là hiệu 5 và 2
? giải thích vì sao 5 không trừ được 6
?so sánh 5 và 6 hay số bị trừ và số trừ
? vậy trong trường hợp nào thì phép trừ thực hiện được
GV: yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm ?1
GV: nhấn mạnh
A,số bị trừ = số trừ
ịhiệu = 0
c,số bị trừ >= số trừ
Hoạt động của trò
Học sinh
Dấu “-“
Học sinh thực hiện
Học sinh cần làm được
a,2+x = 5ịx =5-2 =3
b,x= 5-6 không tìm được giá trị nào của x
Học sinh vẽ tia số xác định từ 0 đến 5
Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
Học sinh dùng bút chì di chuyển trên tia số ở (h14 sgk) theo hướng dẫn
Theo cách trên hs tìm hiệu 7 trừ 3 và 5 trừ 6
Học sinh: 5<6
Số bị trừ < số trừ
Lớp chia nhóm, thực hiện so sánh N1a, N2b, N3,4c
Nội dung
a-b = c
a: số bị trừ
b: số trừ
c: hiệu
*cho 2 số tự nhiên a,b nếu có số tự nhiên x sao cho b+x = a thì ta có phép trừ
a-b = x
*tìm hiệu nhờ tia số
ví dụ: 5-2
Trường hợp 5 trừ 6, khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên đơn vị thì bút vượt qua ngoài tia số.
?1
a,a-a = 0
b,a-0 = a
c,điều kiện để có hiệu a-b là a>=b
Hoạt động 2
2,Phép chia hết và phép chia có dư
Hoạt động của thầy
GV: xem xét có số tự nhiên x nào mà
a,3.x = 12 không?
b,5.x = 12 hay không?
GV: khái quát phần in đậm sgk
? người ta dùng dấu gì để chỉ phép chia
GV: ta có a:b = c
? tìm vị trí số bị chia, số chia và thương
? thực hiện làm ??
GV: nhận xét
GV: giới thiệu hai phép chia
? tìm số dư trong 2 phép chia trên
GV: vậy nếu số dư trong phép chia là 0: ta nói phép chia hết, nếu số dư khác 0 ta nói phép chia đó có dư
GV: cho học sinh đọc phần tổng quát sgk
GV: cho hs trả lời câu hỏi: 4 số: số bị chia, số chia, thương, số dư có mối quan hệ gì?
Số chia có điều kiện gì?
Số dư có điều kiện gì?
GV: học sinh đưa bảng vẽ sẵn ?3
GV nhận xét
GV: cho học sinh đọc phần tổng quát
Hoạt động của trò
Học sinh
a,tìm được x =4
b,không tìm được giá trị của x
Học sinh nghe giảng và ghi vào vở
Dấu “:”
a là số bị chia
b là số chia
c là thương
học sinh lên bảng trình bày
học sinh khác nhận xét
học sinh hoàn thiện vào vở
phép chia só 1 có số dư là 0
phép chia số 2 có số dư là 2
học sinh nghe giảng
2 em đọc to cả lớp nghe
trả lời
số bị chia = số chia x thương + số dư
số chia khác 0
số dư < số chia
học sinh dùng bút chì làm thước và báo cáo kết quả
học sinh: nếu làm sai dùng bút mực sửa
tô lại phần đúng bằng bút mực
Nội dung
*nhận xét
câu a: ta có phép chia 12:3 = 4
tổng quát: cho a,bẻN trong đó bạ0, nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a:b = x
? a,0: a = 0
b,a:a = 1 (a ạ0)
c,a: 1 = a
xét 2 phép chia
12 3 14 3
0 4 2 4
Phép chia 12 cho 3 là phép chia hết : 12: 3 =4
Phép chia 14: 3 là phép chia có dư
Ta viết: 14 : 3 = 4+2
*Tổng quát: (sgk – T 22)
a=b.q + r (0<=0<b)
r = 0 thì phép chia hết
rạ0 thì phép chia có dư
?3, Kết quả
a,thương: 35 dư 5
b,thương 41 số dư 0
c,không xảy ra vì số chia bằng 0
d,không xảy ra vì số dư lớn hơn số chia
TQ (sgk – T22)
Hoạt động 3
3,Củng cố
bài 44: a, x: 13 = 41
x = 41.13 = 533
d, 7x – 8= 713
7x = 713 + 8= 721
x = 721: 7= 103
? vậy 1 phép trừ: điều kiện để thực hiện phép trừ là gì?
?viết một phép chia hết? điều kiện để a:b là gì?
? viết 1 phép chia có dư? Nêu quan hệ giữa bốn số trong phép chia đó, nêu điều kiện số chia, của số dư.
Hoạt động 4
4,Hướng dẫn về nhà
bài tập về nhà: 41,42,43,44,45 sgk
File đính kèm:
- SO9.doc