I. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được 1 đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc 1 tập hợp cho trước.
* Về kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu thuộc hay không thuộc vào giải toán.
* Về thái độ:
Rèn luyện tư duy linh hoạt cho học sinh qua các cách khác nhau cùng viết một tập hợp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên : - Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.
-Phương pháp đàm thoại, gợi mở, luyện tập
Học sinh : - Đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
111 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Trường THCS Hựu Thạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tuần 1
Tiết 1
TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. Mục tiêu:
* Về kiến thức:
Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được 1 đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc 1 tập hợp cho trước.
* Về kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu thuộc hay không thuộc vào giải toán.
* Về thái độ:
Rèn luyện tư duy linh hoạt cho học sinh qua các cách khác nhau cùng viết một tập hợp.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên : - Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.
-Phương pháp đàm thoại, gợi mở, luyện tập
Học sinh : - Đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt ñộng của thầy và troø
Nội dung
*Hoạt động 1: Các ví dụ (5 phút) :
GV: Cho HS quan sát hình 1 trong SGK rồi giới thiệu:
Tập hợp các đồ vật sách, bút đặt trên bàn.
GV : Lấy thêm một số ví dụ thực tế ở ngay trong lớp, trường.
Tập hợp những chiếc bàn trong lớp học.
Tập hợp các cây trong sân trường.
Tập hợp các học sinh lớp 6 A
Tập hợp các chữ cái a,b,c
- HS: Nghe GV giới thiệu.
- HS tự tìm các VD về tập hợp.
Hoạt động 2: Cách viết - Các ký hiệu (25 phút )
Ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp.
- GV viết tập hợp số tự nhiên nhỏ hơn 4, rồi giới thiệu các phần tử của tập hợp.
- Hãy viết tập hợp B các chữ cái a, b, c ? Cho biết các phần tử của tập hợp?
- GV : Số 1 có là phần tử của tập hợp A không?
-HS : Số 1 là phần tử của tập hợp A.
- GV Giới thiệu cách viết kí hiệu và cách đọc.
-GV : Số 7 có là phần tử của tập hợp A không?
-HS : Số 7 không là phần tử của tập hợp A.
Bài tập : Cho B =
Hãy dùng ký hiệu , hoặc chữ thích hợp để điền vào các ô vuông cho đúng:
+ Sau khi làm song bài tập GV chốt lại cách đặt tên, cách viết tập hợp.
GV: Giới thiệu chú ý (phần in nghiêng SGK)
Nhấn mạnh: Nếu có phần tử là số ta thường dùng dấu
“ ; ” để tránh nhầm lẫn giữa số tự nhiên và số thập phân.
HS: Đọc chú ý (phần in nghiêng SGK).
+ Giới thiệu cách viết tập hợp A bằng 2 cách (Liệt kê hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó)
GV: Giới thiệu tập hợp được minh họa bởi 1vòng kín mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm () nằm bên trong vòng kín đó . Hình minh họa tập hợp như vậy gọi là biểu đồ Ven
Yêu cầu HS lên vẽ biểu đồ Ven biểu diễn tập hợp B.
- Bài ?1, ?2 (Hoạt động nhóm 3 phút )
Nhóm 1, 3 làm bài ?1, nhóm 2, 4 làm bài ?2.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét và sửa sai cho HS
Bài tập tại lớp (10 phút)
Bài 1/6 SGK :
- Gọi 1 HS lên bảng giải
-GV nhận xét và sửa sai .
Bài tập 2/6 SGK
- Gọi 1 HS lên bảng giải
-GV nhận xét và sửa sai .
Bài tập 4/6 SGK
- Gọi 4 HS lên bảng giải
-GV nhận xét và sửa sai .
1/Các ví dụ
-Tập hợp các học sinh lớp 6 A
-Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
-Tập hợp các chữ cái a,b,c
2/Cách vieát các ký hiệu
VD: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Ta viết:
A = hay A =
Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
VD: Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c . Ta viết :
B =
a, b, c là các phần tử của tập
Kí hiệu: 1 A, đọc là: 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
7 A, đọc là: 7 không thuộc A hoặc 7 không là phần tử của A
3/ Chú ý: SGK / 5
Có hai cách viết tập hợp :
-Liệt kê các phần tử của tập hợp
VD: A =
-Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
VD:A =
Bài tập 1/ 6 SGK
A={x N / 8 < x < 14}
A ={9; 10; 11;12;13}
12 A; 16A
Bài tập 2/6 SGK
B ={ T, O, A, N, H, C}
Bài tập 4/6 SGK
A = {15; 26}
B = {1; a; b}
M = {bút}
N = {bút, sách ; vở }
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 5 phút)
- Nắm vững cách viết một tập hợp cho trước : Dùng chữ cái in hoa và dấu ngoặc nhọn, ta có thể viết một tập hợp theo hai cách :
Liệt kê các phần tử của tập hợp
Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
-Nắm vững ý nghĩa của các kí hiệu ; và
- BTVN 2, 5 / 6 SGK .HD: Quý 1 gồm có tháng1, tháng 2, tháng 3, từ đó tìm quý 2
-Chuẩn bị bài “Tập hợp các số tự nhiên”
-Ôn lại tia số , thứ tự các số tự nhiên trên tia số.
Ngày dạy:
Tuần 1
Tieát 2 TAÄP HÔÏP CAÙC SOÁ TÖÏ NHIEÂN
I/ Mục tiêu cần đạt :
- Về kiến thức: Học sinh biết được tập hợp số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số. Nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số .
-Về kỹ năng: Học sinh phân biệt được các tập N, N*, biết sử dụng các ký hiệu và , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.
- Về thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng ký hiệu.
II./Chuẩn bị của GV và HS :
-GV: Phấn màu , bảng phụ
Phương pháp đàm thoại, gợi mở, vấn đáp
-HS: Sách giáo khoa, ôn bài “Tập hợp. Phần tử của tập hợp”, làm bài 2, 5 / 6 SGK
-Chuẩn bị bài “Tập hợp các số tự nhiên”
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học :
HĐ 1 : Kieåm tra baøi cuõ(4 phút) :
Viết tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 11 bằng hai cách
Hoạt động thầy và troø
Nội dung
HĐ2:Tập hợp N và tập hợp N*(17phút)
-GV: Hãy lấy ví dụ về số tự nhiên
- HS : Các số : 0, 1, 2, 3, 4, .... là các số tự nhiên
-GV: Giới thiệu tập hợp N
-GV: Hãy cho biết các phần tử của tập hợp N?
-HS: Các số 0, 1, 2, 3, 4,...là phần tử của tập hợp N
-GV: Treo bảng phụ.giới thiệu tia số và biểu diễn các số 0; 1; 2; 3 trên tia số.
GV: Các điểm biểu diễn các số 0; 1; 2; 3… trên tia số, lần lượt được gọi tên là: điểm 0; điểm 1; điểm 2; điểm 3
=> Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
(Lưu ý: Không phải mỗi điểm trên tia số đều biểu diễn một số tự nhiên).
GV: Giới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N* . Hãy viết tập hợp N* bằng 2 cách
HS : N* = { 1; 2; 3;....}
N* = {xN / x 0}
HĐ 3:Thứ tự trong N (10phút)
GV: So sánh hai số 2 và 5?
HS: 2 nhỏ hơn 5 hoặc 5 lớn hơn 2
GV: Kí hiệu 2 2
GV: Dẫn đến mục (a) SGK
GV: Treo bảng phụ, gọi HS làm bài tập.
Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
2…5; 5…7; 2…7
GV: Dẫn đến mục ( b ) SGK
GV: Có mấy số liền sau số 3?
HS: Chỉ có một số liền sau số 3 là số 4
GV: => Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
GV: Tương tự đặt câu hỏi cho số liền trước và kết luận.
GV: Giới thiệu hai số tự nhiên liên tiếp.
Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
HS: Hơn kém nhau 1 đơn vị.
GV: => mục (c ) SGK.
GV: Trong tập N số nào nhỏ nhất ?
HS: Số 0 nhỏ nhất
GV: Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?
HS: Không có số tự nhiên lớn nhất. Vì bất kỳ số tự nhiên nào cũng có số liền sau lớn hơn nó.
GV: => mục (d) SGK
GV: Tập hợp N có bao nhiêu phần tử?
HS: Có vô số phần tử.
GV: => mục (e) SGK
Luyện tập (9 phút)
-Bài tập 6/7 SGK
Gọi 2 HS lên bảng giải
-Bài tập 7/8 SGK
Gọi 3 HS lên bảng giải
-Bài tập 8/8SGK
Gọi 1 HS lên bảng giải
1 Tập hợp N và tập hợp N*
- Tập hợp các số tự nhiên ký hiệu N
N = {0; 1; 2; 3; 4; 5;…}
- Tập hợp các số tự nhiên khác 0
ký hiệu N*
N* ={ 1; 2; 3; 4; 5;…}
*Biểu diễn số tự nhiên trên tia số
Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số . Điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là điểm a
2. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
a) Hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia.
Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a a
Khi số a nhỏ hơn hoặc bằng số b, ta viết a b hoặc b a
b) Nếu a < b và b< c thì a <c
Vd :2 < 5 và 5 < 7 thì 2 < 7
c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất
-Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị
d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất , không có số tự nhiên lớn nhất.
e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử
Bài tập 6/7 SGK
a) Số liền sau số 17 là 18.
Số liền sau số 99 là 100.
Số liền sau số a (với a N) là a + 1
b) Số liền trước số 35 là 34
Số liền trước số 1000 là 999
Số liền trước số b (với b N*) là b-1
Bài tập 7 / 8 SGK
A = {13; 14;15}
B = {1; 2; 3; 4}
C= {13; 14; 15}
Bài tập 8 / 8 SGK
A = { 0; 1; 2; 3;4; 5;…}
A = {xN | x5}
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 5 phút)
-Phân biệt tập N và tập N*
-Thế nào là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần? Hai số tự nhiên liên tiếp giảm dần?
-Để tìm số liền sau của số tự nhiên a (với a N), ta tính a + 1.
-Để tìm số liền trước của số tự nhiên b (với b N*), ta tính b - 1.
-BTVN 9; 10/ 8 SGK
-Chuẩn bị :’’Ghi số tự nhiên”
-Ôn lại cách đọc, viết số tự nhiên
Ngày dạy:
Tuần 1
Tiết 3 GHI SỐ TỰ NHIÊN
I/Mục tiêu cần đạt :
* Về kiến thức:
Học sinh hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
*Về kỹ năng:
- Phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân
- HS biết đọc và viết các số la mã không vượt quá 30.
*. Về thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác
II/Chuẩn bị của GV và HS
GV:Phấn màu, bảng phụ chữ số La Mã từ 1đến 30
Đàm thoại, gợi mở, luyện tập.
HS:- Ôn lại bài tập hợp các số tự nhiên , làm bài 9; 10/ 8 SGK
-Chuẩn bị bài :’’Ghi số tự nhiên
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
H Đ1 : Kiểm tra bài cũ (5phút) :
- Viết tập hợp N , N*
-Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6 bằng hai cách
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
HĐ 2: Số và chữ số (7 phút)
GV: Gọi HS đọc vài số tự nhiên bất kỳ.
- Giới thiệu: Với 10 chữ số 0; 1; 2; 3; …; 9 có thể ghi được mọi số tự nhiên.
GV: Từ các ví dụ của HS => Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba …. chữ số.
GV:Cho HS đọc phần in nghiêng ý (a) SGK.
- Hướng dẫn HS cách viết số tự nhiên có 5 chữ số trở lên ta tách riêng ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc. VD: 1 456 579
GV: Giới thiệu ý (b) phần chú ý SGK.
- Cho ví dụ và trình bày như SGK.
Hỏi: Cho biết các chữ số, chữ số hàng chục, số chục, chữ số hàng trăm, số trăm của số 3895?
HS: Trả lời.
HĐ 3:Hệ thập phân (8 phút)
- Cách ghi số nói trên là cách ghi số trong hệ thập phân, trong hệ thập phân mỗi chữ số trong một số ở vị trí khác nhau thì có những giá trị khác nhau.
Cho ví dụ 5555 = 5.1000 + 5.100 +5.10 + 5
Tương tự hãy biểu diễn các số tự nhiên có 2; 3; 4 chữ số .
Cho HS làm ?1 SGK/9
-HS : - Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số là: 999.
- Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là: 987.
HĐ 4 :Chú ý (10 phút)
- GV: Ngoài cách ghi số trên còn có cách ghi số khác, chẳng hạn như cách ghi số La Mã.
- Giới thiệu đồng hồ có ghi 12 số La Mã
-HS : Quan sát hình vẽ
- Giới thiệu ba chữ số La Mã để ghi các số trên là I, V, X và các giá trị tương ứng là 1, 5, 10
-Giới thiệu cách ghi số La Mã đặc biệt
- GV cho HS ghi số La Mã từ 1 đến 30?
-GV : Chú ý ở mỗi số La Mã có những chữ số ở vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá tri như nhau
(VD: XXX )
HĐ5: Bài tập tại lớp (10 phút)
BT 11 /10SGK
GV cho HS làm miệng tại chỗ
BT 12/10 SGK
1 HS lên bảng trình bày
BT13/10 SGK
GV cho HS làm miệng
1./ Số và chữ số
Để ghi được tất cả các số tự nhiên ta dùng 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4 ; 5; 6; 7; 8; 9
-Một số tự nhiên có thể có 1; 2; 3; ……chữ số
*Chú ý :SGK/9
Ví dụ :
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
Các chữ số
3895
38
8
389
9
3; 8; 9; 5
2./ Hệ thập phân
Trong hệ thập phân , mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau có giá trị khác nhau
Ví dụ 777 = 7.100 +7.10 +7
+ Kí hiệu : số tự nhiên có hai chữ số
= a.10 + b
+ Kí hiệu : số tự nhiên có ba chữ số
= a.100 + b.10 + c
+ Kí hiệu : số tự nhiên có bốn chữ số
= a.1000 + b.100 + c.10 +d
3./ Chú ý
- Chữ số I viết bên trái cạnh chữ số V, X làm giảm giá trị của mỗi chữ số này 1 đơn vị , viết bên phải các chữ số V, X làm tăng giá trị mỗi chữ số này 1 đơn vị.
- Mỗi số I, V, X có thể viết cạnh nhau nhưng không quá 3 lần.
BT 11 ./10SGK
a) 1357
b)
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
1425
2307
14
23
4
3
142
230
2
0
BT 12 /10 SGK
A =
BT 13/ 10 SGK
a./ 1000
b./ 1023
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 5 phút)
- Học kỹ bài trong SGK và trong vở ghi
-Xem lại các bài tập đã giải
-BTVN Bài 14, 15 / 10 SGK
- Tìm hiểu thêm phần “Có thể em chưa biết “
+ Kí hiệu : I V X L C D M
1 5 10 50 100 500 1000
+ Các trường hợp đặc biệt :
IV = 4 ; IX = 9 ; XL = 40 ; XC = 90 ; CD = 400 ; CM = 900
+ Các chữ số I , X , C , M không được viết quá ba lần ; V, L , D không được đứng liền nhau – Chuẩn bị bài : “Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con”
Ngày dạy:
Tuần 2
Tiết 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
I/Mục tiêu cần đạt :
*Về kiến thức:
- HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
*Về kỹ năng:
HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các ký hiệu và .
* Về thái độ: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các ký hiệu và . II/Chuẩn bị của GV và HS
GV:Phấn màu , bảng phụ bài tập 16 /13 SGK
-Phương pháp đàm thoại, gợi mở, luyện tập, hoạt động nhóm .
HS: Làm bài 14, 15 / 10 SGK
-Chuẩn bị bài “Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con”
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học :
H Đ 1: Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
là số có bao nhiêu chữ số ?(Có 4 chữ số)
Viết giá trị của nó trong hệ thập phân (=1000a+100b+10c+d)
Học sinh giải BT15/10 SGK
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
H Đ 2:Số phần tử của tập hợp (10 phút)
-GV nêu một số ví dụ tập hợp, cho học sinh đếm số phần tử của mỗi tập hợp
-Có nhận xét gì về số phần tử của mỗi tập hợp ?
-HS : Mỗi tập hợp có thể có một phần tử , nhiều phần tử hoặc không có phần tử nào
-Cho HS làm ?1 SGK
- HS : D có một phần tử , E có hai phần tử
H có 11 phần tử
-Cho HS bài ?2:
HS : Không có số tự nhiên x nào mà : x + 5 = 2
GV: Nếu gọi A là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 5 =2 thì A là tập hợp không có phần tử nào. Ta gọi A là tập hợp rỗng.
Vậy:Tập hợp như thế nào gọi là tập hợp rỗng?
HS: Trả lời như SGK.
GV: Giới thiệu tập hợp rỗng được ký hiệu: f
HS: Đọc chú ý SGK.
GV: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử?
HS: Trả lời như phần đóng khung /12 SGK.
GV: Kết luận và cho HS đọc và ghi phần đóng khung in đậm SGK.
H Đ 3: Tập hợp con (12 phút )
GV: Cho hai tập hợp A = { 1; 2}
B = { 3; 2; 0; 1 }
Hỏi: Các phần tử của tập hợp A có thuộc tập hợp B không?
HS: Mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc B.
GV: Ta nói tập hợp A là con của tập hợp B.
Vậy: Tập hợp A là con của tập hợp B khi nào?
HS: Trả lời như phần in đậm SGK.
GV: Giới thiệu kí hiệu và cách đọc như SGK.
- Minh họa tập hợp A, B bằng biểu đồ Ven.
-Cho HS làm ?3
- HS: M A , M B , A B , B A
- GV: Từ bài ?3 ta có A B và B A . Ta nói rằng A và B là hai tập hợp bằng nhau.
Ký hiệu: A = B
Vây: Tập hợp A bằng tập hợp B khi nào?
- HS: Đọc chú ý SGK
H Đ 4: Luyện tập (13phút)
BT 16/13 SGK
GV cho học sinh thảo luận nhóm ( 3 phút)
Nhóm1 , 3 câu a, b
Nhóm 2, 4 câu c, d
-Đại diện nhóm trình bày lời giải
-GV nhận xét và sửa sai .
BT 18/13 SGK
Gv cho hs làm miệng tại chỗ
BT 20 /13 SGK
Cho 3 hs lên bảng làm ,cả lớp làm vào vở
1./Số phần tử của một tập hợp
Ví dụ :
A = {1} : có 1 phần tử
B = {a,b}: có 2 phần tử
C = {1;2;3;….100}:có 100 phần tửN = {0;1;2;3…}: có vô số phần tử
D = {xN /10 < x < 11}: không có phần tử nào
*Chú ý :
Tập hợp không có 1 phần tử nào gọi là tập rỗng, ký hiệu
*Vậy một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử hoặc không có phần tử nào
2./Tập hợp con :
A = { 1; 2}
B = { 3; 2; 0; 1 }
Nếu mỗi phần tử của tập hợpA đều thuộc tập hợp B thì tập hợpA là tập hợp con của tập hợp B
Ký hiệu A B hay BA
Ví dụ :SGK/13
*Chú ý :
Nếu A B và BA thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, ký hiệu A = B
BT 16/13 SGK
a.) A = {20} có 1 phần tử
b) B = {0} có 1 phần tử
c) C = {0;1;2;…} : vô số phần tử
d.) D =
BT 18 /13 SGK
Không thể nói A = Ø vì A có 1 phần tử .
BT20/13 SGK
A = {15;24}
a.) 15A
b) {15}A
c.) {15;24} = A
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 5 phút)
- Khi nào thì tập hợp A là tập con của tập hợp B.
- Khi nào thì tập hợp A và B bằng nhau .
* Lưu ý: Kí hiệu , diễn tả quan hệ giữa một phần tử với một tập hợp, còn ký hiệu diễn tả mối quan hệ giữa hai tập hợp
-BTVN 17; 19 /13 SGK.
-Xem lại các bài tập đã giải
-Chuẩn bị “Luyện tập”
Ngày dạy:
Tuần 2
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu cần đạt :
* Về kiến thức:
Học sinh tìm hiểu số phần tử của một tập hợp (lưu ý trường hợp các phần tử của 1 tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật)
* Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng , chính xác các ký hiệu , , .
*Về thái độ: Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.
II./ Chuẩn bị của GV và HS :
GV:Phấn màu , bảng phụ BT 25/14
Phương pháp đàm thoại, gợi mở, luyện tập, hoạt động nhóm .
HS: Ôn bài “Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con”. Làm 17; 19 /13 SGK.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”
III/ Tổ chức dạy và học :
H Đ1: Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
-Viết tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 10 và nhỏ hơn 16.
-Viết dạng tổng quát của một số có 4 chữ số, trong đó 2 chữ số cuối giống nhau, hai chữ số đầu giống nhau
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
H Đ 2 : Luyện tập (35phút)
BT 21/14 SGK
-GV: Yêu cầu HS đọc đề
-Hỏi : Nhận xét các phần tử của tập hợp A?
-HS: Là các số tự nhiên liên tiếp.
- GV: Hướng dẫn HS cách tính số phần tử của tập hợp A. Từ đó dẫn đến dạng tổng quát tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b như SGK.
- GV: Gọi 1 HS lên bảng giải .
-GV: Cho cả lớp nhận xét, đánh giá .
BT 22/14 SGK
-GV: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Ôn lại số chẵn, số lẻ, hai số chẵn (lẻ) liên tiếp.
- Cho HS hoạt động theo nhóm.( 3phút)
Nhóm 1, 3 câu a, c
Nhóm 2, 4 câu b, d
-Đại diên nhóm trình bày lời giải
-GV nhận xét và sửa sai.
BT23/14 SGK
-Hỏi: Nhận xét các phần tử của tập hợp C?
- HS: Là các số chẵn liên tiếp.
-GV: Hướng dẫn HS cách tính số phần tử của tập hợp C. Từ đó dẫn đến dạng tổng quát tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn (lẻ) liên tiếp từ số chẵn (lẻ) a đến số chẵn (lẻ) b như SGK.
BT24/14 SGK
Em hăy viết tất cả các tập hợp A, B, N, N* bằng cách liệt kê các phần tử
BT 25/14 SGK
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài và lên bảng giải.
BT 21/14 SGK
Tổng quát:
Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b có :
b - a + 1 (Phần tử)
B = {10; 11; 12; ….; 99} có:
99 - 10 + 1 = 90 (Phần tử)
BT22 /14 SGK
a/ C = {0; 2; 4; 6; 8}
b/ L = {11; 13; 15; 17; 19}
c/ A = {18; 20; 22}
d/ B = {25; 27; 29; 31}
BT 23 /14 SGK
Tổng quát :
Tập hợp các số tự nhiên chẵn (lẻ) liên tiếp từ số chẵn (lẻ) a đến số chẵn (lẻ) b có :
(b - a) : 2 + 1 (Phần tử)
D = {21; 23; 25; ….; 99} có
( 99 - 21 ): 2 + 1 = 40 (phần tử)
E = {32; 34; 35; ….; 96} có :
(96 - 32 ): 2 + 1 = 33 (phần tử)
BT24/14 SGK
A =
B =
N*=
N =
AN, BN, N*N
BT 25/14 SGK
A = {In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái lan, việt nam}
B = {Xin-ga-bo, Bru-nây, Cam-pu-chia}
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 5 phút)
b - a + 1 (Phần tử)
-GV nhắc lại :
Tập hợp các số tự nhiên liên tiếp từ a đến b có :
Tập hợp các số tự nhiên chẵn (lẻ) liên tiếp từ số chẵn (lẻ) a đến số chẵn (lẻ) b có :
(b - a) : 2 + 1 (Phần tử)
-Xem lại các bài tập trên
-Nắm vững công thức tính số phần tử của một tập hợp
- Làm bài tập 35, 36 SBT.
- Chuẩn bị bài “Phép cộng và phép nhân “
Ngày dạy: 30 /8/2012
Tuần 2
Tiết 6 PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I./Mục tiêu cần đạt :
*Về kiến thức
Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
*Về kỹ năng
HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
*Về thái độ
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
II./Chuẩn bị của GV và HS :
GV: Bảng phụ kẻ khung ghi các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
Phương pháp đàm thoại, gợi mở, luyện tập, hoạt động nhóm .
HS: - Làm bài tập 35, 36 SBT.
- Chuẩn bị bài “Phép cộng và phép nhân “
III/Tổ chức hoạt động dạy và học
H Đ 1/Kiểm tra bài cũ (4 phút): :
Sửa bài tập 36/8 SBT.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
H Đ 2:Tổng và tích hai số tự nhiên (12 phút)
-GV: Giới thiệu phép cộng và phép nhân, các thành phần của nó như SGK.
- GV: Giới thiệu qui ước: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta viết không cần ghi dấu nhân giữa các thừa số.
- GV cho HS làm ?1 :
a
21
1
0
b
5
0
48
15
a + b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
-GV cho HS làm ?2
a) Tích của một số với 0 thì bằng 0.
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất 1 thừa số bằng 0.
H Đ 3:Các tính chất(15 phút)
- GV treo bảng phụ các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
-GV : Phép cộng số tự nhiên có những tính chất nào ?
-HS : Giao hoán , kết hợp, cộng với số 0
- Hãy phát biểu các tính chất đó?
- GV :Phép nhân số tự nhiên có những tính chất nào ?
HS : Giao hoán , kết hợp, nhân với số 1
- Hãy phàt biểu các tính chất đó?
- Tính chất nào liên quan đến cả hai phép tính trên ?
GV cho hs làm ?3 SGK
Gọi 3HS lên bảng thực hiện
H Đ 4: Luyện tập ( 10 Phút)
BT 26/16 SGK
-Gọi 1 HS lên bảng giải
BT 27/16 SGk
GVchia nhóm cho HS làm theo nhóm (3 phút)
Nhóm 1, 3 câu a, b
Nhóm 2, 4 câu c, d
-Đại diện nhóm trình bày lời giải
-GV cho HS nhận xét và sửa sai .
BT 30 / 17 SGK
2 HS lên bảng thực hiện
Lưu ý HS
-Tích bằng 0 có ít nhất 1 thừa số bằng 0
1./ Tổng và tích hai số tự nhiên
a + b = c
( Số hạng ) + ( Số hạng ) = ( Tổng)
a . b = d
( Thừa số ) . (Thừa số ) = ( Tích )
2./ Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên : SGK/16
* Áp dụng :
?3 a) 46 +17 +54 = (46 +54 ) +17
= 100 + 17
= 117
b) 4. 37 . 25 = (4 .25 ).37
= 100 .37 = 3700
c) 87 .36 + 87 . 64
= 87 .( 36 + 64 )
= 87 . 100 = 8700
Bài 26/16 SGK:
Quãng đường ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái:
54 + 19 + 82 = 155 (km. )
BT 27/16 SGK:
a./ 86 +357 + 14
= ( 86 + 14 ) + 357
= 100 + 357 = 457
b./ 72 + 69 +128
= ( 72 + 128 ) + 69
= 200 + 69 = 269
c./ 25 .5 .4. 27. 2
= (25 . 4 ) . (5.2 ) .27
= 100 . 10 .27
= 27000
d./ 28. 64 + 28 .36
= 28. (64 + 36 )
= 28. 100 = 2800
BT 30 / 17 SGK
a./ (x - 34 ) .15 = 0
x - 34 = 0
x = 34
b./ 18 .(x - 16 ) =18
x - 16 =1
x = 17
.
IV/ Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 4 phút)
-Phép nhân , phép cộng số tự nhiên có những tính chất nào giống nhau?
- Ôn lại các tính chất
-BTVN 28; 29/16 SGK.
-Chuẩn bị bài tập 31; 32 ;33 / 17 SGK
-Xem hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi
- Đọc có thể em chưa biết
-Chuẩn bị bài “Luyện tập”
Ngày dạy:
Tuần 3
Tiết 7: LUYỆN TẬP 1
I./Mục tiêu cần đạt :
* Về kiến thức: Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
* Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
*Về thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
II./Chuẩn bị của GV và HS :
GV: Phấn màu ,bảng phụ , máy tính
Phương pháp đàm thoại, gợi mở, luyện tập, hoạt động nhóm .
HS: - Làm bài tập 31; 32 ;33 / 17 SGK
- Chuẩn bị bài “Luyện tập 1 “
III/Tổ chức hoạt động dạy và học
H Đ1 : Kiểm tra bài cũ:(5 phút):
Nêu tính chất cơ bản của phép cộng phân số
Tính nhanh: 12.65+ 12.35
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
H Đ 2 : Luyện tập (36 phút)
* Dạng tính nhẩm
Bài tập 31/17 SGK:
-GV cho HS nhắc lại các tính chất của phép cộng
-Để tính nhanh ở bài tập 31 ta làm như thế nào?
HS : Dùng tính kết hợp , giao hoán
-Gọi 3 HS lên bảng thực hiện
-GV nhận xét và sửa sai
Bài tập 32/17 SGK:
-Hãy cho biết câu a cần tách số nào thành tổng của hai số ? Vì sao ?
-HS : 45 = 4 + 41 vì 996 thiếu 4 nữa thì tròn chục
-Cho biết câu b cần tách số nào thành tổng của hai số ? Vì sao ?
- HS : 37 = 2 + 35 vì 198 thiếu 2 nữa thì tròn chục
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- GV cho HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó nhấn mạnh lại cách tính nhanh
* Dạng tìm qui luật của dãy số
BT 33/17 SGK
GV: Cho HS đọc đề bài.
- Phân tích và hướng dẫn cho HS cách giải.
2 = 1 + 1 ; 3 = 2 + 1 ; 5 = 3 + 2 …..
Bài 34/17 SGK :
Treo bảng phụ hình vẽ máy tính bỏ túi
- Giới thiệu các nút trên máy tính
- Hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi như (SGK / 18)
* Dạng toán nâng cao.
GV: giới thiệu về tiểu sử của ông Gau -xơ.
- Giới thiệu cách tính tổng nhiều số hạng theo qui luật như SGK.
Tổng = (Số đầu + số cuối ) x Số số hạng : 2
Số số hạng = ( Số cuối – số đầu) : khoảng cách hai số tự nhiên liên tiếp + 1
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập sau : ( 3 phút
File đính kèm:
- Giao an so hoc 6 HK1.doc