Giáo án Toán 6 Tuần 10 - Vũ Trọng Triều

 

I. MỤC TIÊU

- HS củng cố về số nguyên tố, hợp số.

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết khi nào một số là số nguyên tố khi nào là hợp số?

- Giúp học sinh phân biệt một cách nhanh nhất số nguyên tố hay là hợp số?

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, Giáo án, bảng phụ bài 122 (SGK/47).

- HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập.

- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 10 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :10 Tiết : 26 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS củng cố về số nguyên tố, hợp số. - Rèn luyện kỹ năng nhận biết khi nào một số là số nguyên tố khi nào là hợp số? - Giúp học sinh phân biệt một cách nhanh nhất số nguyên tố hay là hợp số? II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, bảng phụ bài 122 (SGK/47). - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút) - HS1: Nêu định nghĩa số nguyên tố, hợp số? Kể ra 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100? - GV nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 2 : Bài tập. (35 phút) - 1 học sinh giải 117(SGK/47) - Xem bảng số nguyên tố cuối SGK? - GV cho HS nhận xét và chốt lại. - GV cho HS hoạt động nhóm giải 119; 120 ở dưới cùng giải và so sánh kết quả ? - GV đi uốn nắn bài làm ở các nhóm. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, ở dưới các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung và chốt lại. - GV cho các nhóm cùng giải 121, 122 rồi báo cáo kết quả? - H: Tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố (k= 1)? - GV uốn nắn nhanh kết quả bài 121. - GV đưa bảng phụ đề bài 122 yêu cầu các nhóm thảo luận 2 phút và cho biết kết quả? - Có 3 số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố không? - Theo em câu này sửa như thế nào thì đúng? (thêm ĐK > 2) - Theo em câu này sửa như thế nào thì đúng? (thêm ĐK > 5) - GV uốn nắn để đi đến kết luận. - GV cho HS làm bài 124. - H: Máy bay có động cơ ra đời năm nào? - GV HD : a là số có đúng 1 ước. Vậy a là số nào? b là hợp số lẻ nhỏ nhất ? => b = ? c không phải là số nguyên tố? không phải là hợp số? d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất => d là số nào? Máy bay ra đời năm nào? - HS suy nghĩ và trả lời. - GV chốt lại kết quả, tổng kết bài học. Bài 117 (SGK/47) Trong các số: 117; 131; 313; 469; 677. Số nguyên tố là: 131; 313; 677. Bài 119 (SGK/47) Thay chữ thích hợp vào dấu * để được một hợp số. 1* => * {0; 2; 4; 5; 6; 8} 3* => * {0; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9} Bài 120 (SGK/47) Thay chữ số vào dấu * để được một hợp số. 5* => * {3; 9} 9* => * {7} Bài 121 (SGK/47) a. Tìm số tự nhiên k để 3k là số nguyên tố =>k =1 b. Tìm số tự nhiên k để 7k là số nguyên tố, k = 1. Bài 122 (SGK/47) a. Có 2 số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố: Đúng. VD 2 và 3 đều là nguyên tố. b. Có 3 số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố: Đúng. VD: 3; 5; 7. c. Mọi số nguyên tố đều là số lẻ. Sai. Vì 2 là số chẵn. d. Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là 1 trong các chữ số: 1; 3; 7; 9. Sai. VD: 2 và 5 là số nguyên tố. Bài 124 (SGK/47) Máy bay có động cơ ra đời năm nào? abcd. Trong đó: a là số có đúng 1 ước =>a =1 b là hợp số lẻ nhỏ nhất => b = 9 c không phải số nguyên tố, không phải hợp số => c = 0 d là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất => d=3 Vậy máy bay có động cơ ra đời năm 1903 Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (3 phút) - Về học bài, làm bài tập 148; 149 =>155 SBT. - Đọc trước bài phân tích một số ra thừa số nguyên tố. - Xem lại bảng các số nguyên tố nhỏ hơn 100. Tuần :10 Tiết : 27 §15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ I. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. - Học sinh biết phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp học sinh biết dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu. - HS : Xem bài ở nhà. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (5 phút) - HS1: Phát biểu định nghĩa số nguyên tố, hợp số? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9? - GV nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2 : 1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. (10 phút) - GV cho HS đứng tại chỗ phân tích. - H: Có còn cách phân tích nào khác không? - GV giới thiệu cách phân tích như trên gọi là phân tích ra thừa số nguyên tố. - HS nhắc lại. - GV chốt lại định nghĩa. - 2 HS nhắc lại nội dung định nghĩa (49) SGK. - H: Số nguyên tố phân tích bằng tích số nào? - H: Có hợp số nào không phân tích ra thừa số nguyên tố hay không? - HS đứng tại chỗ trả lời, GV chốt lại. a. Ví dụ: Viết số 300 dưới dạng một tích của nhiều thừa số lớn hơn 1. 300 = 6.50 = 2.3.5.10 = 2.3.5.2.5 = 22.3.52 Ta nói phân tích số 300 thành tích các thừa số nguyên tố hay phân tích 300 ra thừa số nguyên tố. b. Định nghĩa SGK(49) c. Chú ý: 7 = 7; 13 = 13; 5 = 5 + Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của số nguyên tố là chính nó. + Mọi hợp số đều phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố. Hoạt động 3 : Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. (10 phút) - H: Phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố? - GV uốn nắn cách phân tích rồi GV chốt lại. - H: Muốn phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố ta làm như thế nào? - HS trả lời. - H: Tương tự phân tích số 1035 ? Các nhóm rút ra nhận xét ? - 2 học sinh nhắc lại nội dung nhận xét ? - 3 học sinh lên bảng phân tích các số 420, 235 và 1400 ra thừa số nguyên tố ? * Ví dụ 1: * Nhận xét: Dù phân tích 1 số ra thừa số bằng cách nào thì cuối cùng có duy nhất 1 kết quả. Hoạt động 4 : Củng cố . (15 phút) Yêu cầu HS làm bài 125; 126; 128 SGK/50 Lớp chia nhóm cùng giải ? Có nhóm nào ra kết quả khác không ? So sánh kết quả rút ra kết luận? Xét xem 3 cách phân tích sau đúng chưa sửa lại cho đúng ? Vì sao sai? (các thừa số chưa phải là số nguyên tố?) -1 học sinh giải 128/50 SGK? - GV cho học sinh nhận xét ? Tìm kết quả đúng ? - GV tổng kết bài học. Bài 125(SGK/50) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố. 420 = 22.3.5.7 285 = 3.5.19 1400 = 23.52.7 Bài 126(SGK/50) 120 = 2.3.4.5 (Sai) = 23.3.5 306 = 2.3.51 (Sai) = 2.32.17 567 = 92.7 (Sai) = 34.7 Bài 128(SGK/50) Cho a = 23.52.11 Xét các số 4; 8; 16; 11; 20 khi đó 4; 8; 11; 20 đều là ước của a. Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (5 phút) - Về học bài, làm bài 127; 129; 130; 131(SGK/50). - Hướng dẫn bài 129(SGK/50) a.b = 42 => a = 1; b = 42 => a = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42} b = {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42} Tuần :10 Tiết :28 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố. - Rèn luyện khả năng vận dụng linh họat khi phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố. Học sinh có thể ứng dụng phép này lên lũy thừa để tìm được kết quả nhanh nhất. - Giáo dục tính cẩn thận trong khi tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu. - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút) - HS1: Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố là gì? Muốn phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố ta làm ntn? - GV nhận xét, tổng hợp và ghi điểm. Hoạt động 2 : Làm bài tập. (33 phút) - H: Phân tích 225 ra thừa số rồi xét xem 225 chia hết cho các số nguyên tố nào? - HS thảo luận nhóm 2 ý, tiếp đó đại diện lên bảng thực hiện, các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV uốn nắn và chốt lại. - GV cho HS làm bài 131. - Các nhóm cùng tính và so sánh kết quả? a.b = 42 -> a, b nhận những giá trị nào? - H: Tìm a, b biết a.b = 30 và a<b? - H: a và b có thể nhận những giá trị nào? - HS dựa vào cách phân tích để tìm a và b. 2 HS lên bảng thực hiện, GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 133. - H: Phân tích 111 ra thừa số rồi tìm Ư(111)? - H: Ư(111) gồm mấy phần tử đó là những phần tử nào? - H: Thay dấu * bằng số thích hợp để được kết quả đúng? - HS thảo luận, tiếp đó 2HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới nhận xét. - GV nhận xét chung và chốt lại. Bài 127(SGK/50) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết số đó chia hết cho số nguyên tố nào? 225 = 32.52 chia hết cho 45, 3, 5, 9, 15, 75, 225 1800 = 32.23.52 chia hết cho 3, 2, 5, 4, 6, 8, 12, 24, 56, 10, 20… Bài 131(SGK/50) a) a.b = 42 => a = 1, b = 42 => a {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42} b {1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42} b) a.b = 30. Tìm a, b biết a < b. Ta có: 30 = 1.30 = 2.15 = 3.10 = 5.6 => a = 1; 2; 3; 5. b = 30; 15; 10; 6. Bài 133(SGK/51) a. Phân tích số 111 ra thừa số rồi tìm Ư(111) = ? 111 = 3.37 => Ư(111) = {1; 3;37;111} b. Phân tích thay dấu * bằng số nào để ** . * = 111 => 37 .3 = 111 Hoạt động 4 : Bài đọc thêm . (4 phút) Muốn xác định số lượng các ước của 1 số ta làm ntn? Muốn tìm số ước của 1 số ta làm ntn? Tìm xem 32 có bao nhiêu ước? Tìm xem 81 có bao nhiêu ước số? áp dụng tính xem 250 có bao nhiêu ước số? Cách xác định số lượng các ước của 1 số Nếu: m = ax có x + 1 ước Nếu = ax . by có (x +1)(y +1) ước VD: 32 = 25 => 32 có 5 + 1 ước = 6 ước 63 = 32.7 => 63 có (2+1)(1+1) = 6 ước 60 = 22.3.5 => 60 có số ước là (2+1)(1+1)(1+1) = 12 ước áp dụng: 81 = 34 => có số ước là 5 250 = 2.53 có số ước là: 8 126 = 2.32.7 có số ước là 12 Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về học bài, làm bài 159; 160 – 168 SBT - Xem lại cách tìm số ước. Cách xác định số lượng các ước của 1 số Nếu: m = ax có x + 1 ước Nếu m = ax . by có (x + 1)(y + 1) ước VD: 32 = 25 => 32 có 5 + 1 ước = 6 ước 63 = 32.7 => 63 có (2+1)(1+1) = 6 ước Tuần :10 Tiết : 10 LUYỆN TẬP + KIỂM TRA 15 PHÚT I. MỤC TIÊU - Cũng cố kiến thức cho hs “ Nếu điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB ” qua một số bài tập cụ thể. - Rèn luyện kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác . - Bước đầu tập suy luận và rèn luyện kỹ năng tính toán . II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, bảng phụ hình vẽ 52 (SGK/121). - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, thước thẳng có chia độ. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1 : Kiểm tra 15 phút Câu 1 : (3 điểm) Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau : a) Đường thẳng AB. b) Tia AB. c) Đoạn thẳng AB. d) Điểm M thuộc đường thẳng a. e) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. f) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với điểm A . . . Câu 2 : (2 điểm) Cho hình vẽ sau, hãy điền “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai. x A B y a) Tia AB và tia Ay trùng nhau. b) Tia AB và tia BA đối nhau. c) Tia Bx và tia By đối nhau. d) Tia Ay và tia By trùng nhau. Câu 3 : (5 điểm) Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM = 5 cm, EF =13 cm . Vẽ hình và Tính độ dài đoạn thẳng MF ? Hướng dẫn chấm : Câu 1: 0,5 x 6 hình = 3 điểm. Câu 2 : a) Đ. b) S. c) Đ. d) S. 0,5 x 4 câu = 2 điểm. Câu 3 : Vẽ hình ( 2 điểm ) Vì điểm M nằm giữa hai điểm E và F nên : (0,5đ) EM + MF = EF (1đ) 5 + MF = 13 (0,5đ) MF = 13 – 5 (0,5đ) MF = 8 (cm) (0,5đ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 2 : Luyện tập. (28 phút) - GV vẽ hình 52 và ghi đề BT 49 SGK/121 - H : Đề bài cho gì ? Hỏi gì ? - GV : Có hai trường hợp như h.52a và 52b. - GV cho 2 hs lên bảng giải cho mỗi trường hợp. - GV uốn nắn học sinh thực hiện. - HS ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung và chốt lại. - GV cho HS làm bài 51. -1HS lên bảng vẽ hình. - H: Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? - HS trả lời. - 1HS lên bảng trình bày lời giải. - GV uốn nắn và chốt lại. - GV treo bảng phụ bài tập. Cho ba điểm A, B, M , biết AM = 3,7cm, MB = 2,3cm, AB = 5cm. Chứng tỏ : a) Trong ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. b) Ba điểm A, B, M không thẳng hàng. - H: Để biết điểm A nằm giữa hai điểm B và M ta làm thế nào? - H: tương tự với 2 trường hợp còn lại? - HS dựa vào bài học để nhạn biết. - H: Ba điểm thẳng hàng khi nào? - HS . . . khi ba điểm đó cùng nằm trên 1 đường thẳng. - GV uốn nắn để làm bài 48. - GV tổng kết bài học. Bài 49 (SGK/121) a) A M N B Ta có : AM + MB = AB ( vì M nằm giữa A và B ). Þ AM = AB –MB Mặc khác : AN + NB = AB ( vì N nằm giữa A và B ). Þ BN = AB – AN mà AN =BM ( gt ). Nên : AM = BN b) A N M B Ta có : AN = BM ( gt ) Nên từ 2 đẳng thức : AM = AN + NM BN = BM + MN Suy ra : AM = BN . Bài 51 (SGK/121) T A V Ta có : TA + AV = TV ( Vì 1 + 2 = 3) Nên 3 điểm T,A,V thì A nằm giữa 2 điểm T và V . Bài 48 (SBT/121) a) Ta có AM + MB = 3,7 + 2,3 = 6 (cm) mà AB = 5cm suy ra AM + MB ≠ AB, vậy điểm M không nằm giữa A và B. -Tương tự : AB + BM ≠ AM, điểm B không nằm giữa A và M. MA + AB ≠ MB, điểm A không nằm giữa M và B. b) Trong ba điểm A, M, B không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, vạy ba điểm A, M, B không thẳng hàng. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) + Xem lại BT đã giải Loại điểm nằm giữa 2 điểm . Điểm không nằm giữa 2 điểm còn lại + Làm BT 52 sgk. Bài 50; 51 sbt. Năm Căn, ngày 24 tháng 10 năm 2009 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 10.DOC
Giáo án liên quan