Giáo án Toán 6 Tuần 11 - Vũ Trọng Triều

I. MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.

- Học sinh biết tìm ước chung và bội chung của 2 hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của 2 tập hợp biết sử dụng ký hiệu giao của 2 tập hợp.

- Giáo dục tính cần thận trong tính toán.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, Giáo án, phấn màu, bảng phụ bài 134 (SGK /53).

- HS : Xem trước bài ở nhà.

 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 11 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết :29 §16. ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp. - Học sinh biết tìm ước chung và bội chung của 2 hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của 2 tập hợp biết sử dụng ký hiệu giao của 2 tập hợp. - Giáo dục tính cần thận trong tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, bảng phụ bài 134 (SGK /53). - HS : Xem trước bài ở nhà. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (5 phút) Tìm Ư(4) =? ; Ư(6) = ?; B(2) =?; B(3)=? - GV nhận xét và ghi điểm. Ư(4) = {1;2;4} B(2) = {0;2;4;6;8;12…} Ư(6) = {1;2;3;6} B(3) = {0;3;6;9;12…} Hoạt động 2 : 1.Ước chung. (15 phút) - H: Định nghĩa ước chung của 2 hay nhiều số là gì? - GV đưa ra ký hiệu ước chung của a và b . - H: Khi nào x là ước chung của a,b,c? - HS trả lời. - GV nhận xét chung. - H: 8 có là ước chung của 16 và 40? - H: 8 có là ước chung của 32 và 28 không? Vì sao? - GV nhận xét, uốn nắn và chốt lại. a. Ví dụ: Ư(4) = {1;2;4} Ư(6) = {1;2;3;6} Các số 1, 2 là ước chung của 4; 6. b. Định nghĩa: Ước chung của 2 hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. Ký hiệu tập hợp ước chung của a,b là: ƯC(a,b) = {x/x Ư(a); x Ư(b)} x ƯC(a,b) nếu a x; b x c. Ví dụ: Khẳng định sau đúng hay sai? 8 ƯC (16, 40) đúng vì ƯC (16, 40) = {1;2;4;8} 8 ƯC (32,28) sai vì ƯC (32,28) = {1;2;4} Hoạt động 3 : 2.Bội chung. (10 phút) - H: Xét xem số nào vừa là bội của 4 vừa là bội của 6? - GV đưa ra ký hiệu bội chung của 2 số . - 2 học sinh nhắc lại định nghĩa SGK (52). - H : Khi nào x BC(a,b,c)? - GV đưa ra tỏng quát. - H: Điền số vào ô vuông để được kết quả đúng? - GV chốt lại. a. Ví dụ: B(4)= {0;4;8;12;16; 24…} B(6) = {0;6;12;18;24…} Các số: 0,12,24…gọi là bội chung của 4 và 6 Ký hiệu: BC(4,6) = {0,12,24…} b. Định nghĩa: Bội chung của 2 hay nhiều số là bội của tất cả các số đó. x BC(a,b) nếu x a và x b. x BC(a,b,c) nếu x a và x b,x c. c.Ví dụ: Điền số vào ô vuông để được khẳng định đúng: 6 BC(3,2) Hoạt động 4 : 3.Chú ý. (5 phút) - GV giới thiệu kí hiệu giao của hai tập hợp. - HS áp dụng tìm giao của 2 tập hợp A và B? Giao của 2 tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của 2 tập hợp đó. Ký hiệu: Giao của 2 tập hợp A và B là: A B. Ví dụ: A = {3; 4; 6}; B = {4; 6}=> A B = {4; 6} X= {a, b}; Y = {c}=> X Y = Æ Hoạt động 5 : Củng cố . (9 phút) 1 học sinh giải 134 trên bảng phụ, các nhóm cùng làm và so sánh kết quả? - GV cho HS làm bài 135. Tìm Ư(6)? Ư(9)? -> ƯC(6,9) =? Tìm ƯC(7,8) =? - 2HS lên bảng thực hiện, ở dưới HS làm vào vở. - GV uốn nắn và chốt lại. - GV cho HS làm bài 137. - H : Tìm A B = ? -1HS lên bảng thực hiện nhanh. - GV uốn nắn kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 134 (SGK /53). Bài135(SGK/53) Viết các tập hợp: a. Ư(6) = {1;2;3;6}; Ư(9) = {1;3;9} => ƯC(6,9) = {1;3} b. Ư(7) = {1;7}; Ư(8) = 1;2;4;8} => ƯC(7,8) = {1} Bài 137(SGK/53) Tìm giao của 2 tập hợp A và B biết: a. A = {cam, táo, chanh} B = {cam, chanh, quýt} A B = {cam, chanh} Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về học bài, làm bài 136; 137; 138 (SGK/53; 54), làm thêm trong SBT. - Hướng dẫn bài 136(SGK/53) Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 40 và là bội của 6? A = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36} B là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 40 và là bội của 9? Tuần 11 Tiết : 30 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng tìm ƯC và BC của 2 hay nhiều số. - Học sinh biết tìm giao của 2 tập hợp. Biết viết giao của hai tập hợp. - Học sinh biết tìm ƯC và BC của 1 số bài toán thực tế. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ bài 138 (SGK/54). - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút) - 2 học sinh phát biểu định nghĩa ước chung, bội chung và giao của 2 tập hợp. Viết dạng tổng quát của 2 hay nhiều số. - HS ở dưới nhận xét. - GV nhận xét chung và ghi điểm. Hoạt động 2 : Làm bài tập (36 phút) - GV cho 2HS lên bảng viết 2 tập hợp. - HS ở dưới cùng làm vào vở. - H: Tập hợp A và B có các phần tử nào chung? - HS . . . 0; 18 và 36. - H: Viết Tập hợp M là giao của A và B? - 1HS lên bảng làm nhanh. - GV uốn nắn để rút ra kết quả. - GV cho HS làm bài 137 ý b, c, d. - GV cho 3HS lên bảng làm 3 ý. - GVHD : Viết hai tập hợp thoả mãn điều kiện, rồi tìm giao của hai tập hợp đó. - HS ở dưới cùng thực hiện cá nhân vào vở. - Tiếp đó HS ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung và chốt lại. - GV cho HS hoạt động nhóm bài 138. -GV : Hãy điền vào ô trống trong mỗi trường hợp chia được? - H: Nếu chia 4 phần thì số phần thưởng mỗi loại = ? - H: Chia được thành 6 phần bằng nhau không? - HS . . . không được vì 32 6. - GV tương tự với các câu tiếp theo. - Đại diện nhóm lên bảng điền và trình bày. - Các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV uốn nắn và chốt lại. - GV cho HS làm bài 169 - SBT - 2 HS lên bảng trình bày. - GV uốn nắn kết quả. - HS ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 172. - H: Tìm giao của hai tập hợp ở các trường hợp? - 3HS lên bảng thực hiện, cá nhân HS cùng làm vào vở. - GV cho HS nhận xét, và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 136(SGK/53) Viết tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 40 và là bội của 6? A = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36} B là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 40 và là bội của 9? B = {0; 9; 18; 27; 36} => M = A B = {0; 18; 36} Vậy M A ; M B Bài 137(SGK/53) b. Tìm giao của 2 tập hợp: A = { học sinh giỏi môn văn} B = { học sinh giỏi môn toán} A B = Æ c. A = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30…} B = {0; 10; 20; 30; 40…} => A B = {0; 10; 20; 30; 40…} d. A = {0; 2; 4; 6; 8; 10…} B = {1; 3; 5; 7; 9; 11…} => A B = Æ Bài 138(SGK/53) Có 24 bút chì, 32 quyển vở. Điền vào ô trống. Cách chia Số phần thưởng Số bút ở mỗi phần thưởng Số vở ở mỗi phần thưởng a 4 6 8 b 6 4 6 c 8 3 4 Bài 169(SBT/22) a. Số 8 không là ước chung của 24 và 30. Vì ƯC(24,30) = {1;2;3;4;6} b. Số 240 có là bội chung của 30 và 40. Vì 240 30 và 240 40. Bài 172(SGK/23) a. Tìm giao của 2 tập hợp A và B. A = {mèo, chó}; B = {mèo, hổ, voi} A B = {mèo} b. A = {1;4}; B = {1;2;3;4} A B = {1;4} A B c. A = {0;2;4;6;8…} B = {1;3;5;7;9;11…} A B = Æ Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Về học bài, làm bài 170,171 (SBT/23) - Áp dụng tương tự bài tập đã chữa để làm 2 bài tập đó. - Xem trước bài “ước chung lớn nhất”. Tuần :11 Tiết : 31 §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT I. MỤC TIÊU - Học sinh hiểu thế nào là ƯCLN của 2 hay nhiều số, thế nào là 2 số nguyên tố cùng nhau, 3 số nguyên tố cùng nhau. - Học sinh biết cách tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Từ đó biết cách tìm các ƯC của 2 hay nhiều số. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, bảng phụ ghi qui tắc. - HS : Xem trước bài mới ở nhà, SGK. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, vấn đáp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (5 phút) - HS1 : Tìm ƯC(30,12) =? - GV cho HS ở dưới nhận xét và ghi điểm. Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30} Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} =>ƯC (30, 12) = {1; 2; 3; 6} Hoạt động 2 : 1.Ước chung lớn nhất (10 phút) - Từ phần kiểm tra bài cũ GV vào bài. - H: Xét xem ƯC (12, 30) số lớn nhất là số nào? - HS . . . số 6. - GV giới thiệu ƯCLN. Ký hiệu ƯCLN của 2 hay nhiều số là gì? - 2 học sinh nhắc lại nội dung định nghĩa? Tìm UCLN(5,1) = ? ƯCLN(a,b,1) = ? - GV cho HS ghi phần chú ý. a. Ví dụ 1: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30} ƯC(12,30) = {1; 2; 3; 6} => Ước chung lớn nhất của 12; 30 là 6 Ký hiệu: ƯCLN(12, 30) = 6. b. Định nghĩa: (SGK) c. Nhận xét: ƯC(12,30) = {1; 2; 3; 6} => ƯCLN(12,30) = 6 ƯCLN(5,1) = 1 d. Chú ý: (SGK) Số 1 chỉ có 1 ước là 1 => ƯCLN (a,1) = a ƯCLN(a,b,1) = ƯCLN(a,b) Hoạt động 3 : 2.Cách tìm UCLN. (15 phút) - H: Phân tích các số 36; 84; 168 ra thừa số nguyên tố? - 1HS đứng tại chỗ phân tích nhanh. - GV: Tìm UCLN của 3 số ta làm ntn? - GV HD cách tìm UCLN của 3 số đó. - H:Nêu các bước tìm ƯCLN của 2 hay nhiều số? - 2 học sinh nhắc lại nội dung quy tắc. - H: Vận dụng tìm UCLN(12, 30)? - 1HS lên bảng thực hiện nhanh. - H: Tìm ƯCLN (8 , 9)? ƯCLN(8,12,15)? ƯCLN(24,16,8)? - HS thực hiện, GV nhận xét chung. - GV đưa ra phần chú ý. Yêu cầu HS trả lời bài 141 ( SGK/56) a. Ví dụ 2: Tìm ƯCLN(36,84,168) 36 = 22.32 84 = 22.3.7 168 = 23.3.7 ƯCLN (36,84,168) = 22.3 = 12 b. Quy tắc: (SGK) c. Ví dụ 3: Tìm ƯCLN(12,30) 12 = 22.3 30 = 2.3.5 => ƯCLN(12,30) = 2.3 Tìm ƯCLN (8,9) = 1 ƯCLN(8,12,150) = 1 ƯCLN(24,16,8) = 8 Chú ý: (SGK/55) Hoạt động 4 : 3.Cách tìm ƯC thông qua ƯCLN. ( 5 phút) - GV HD HS thực hiện. Tìm ƯCLN(12,30) = ? Tìm Ư(6) = ? - 2 học sinh nhắc lại quy tắc SGK. ƯCLN(12,30) = 6 ƯC(12,30) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6} *Quy tắc: (SGK) Hoạt động 5 : Củng cố . (8 phút) - GV cho HS làm bài 139. - 2HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng thực hiện và nhận xét. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 139(SGK/56) TìmƯCLN của: a. 56 và 140 56 = 23.7 140 = 22.5.7 => ƯCLN(56,140) = 22.7 = 28 b. 24, 84, 180 24 = 23.3 84 = 22.3.7 180 = 22.32.5 => ƯCLN(24, 84, 180) = 22.3 = 12 Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Về học bài, làm bài 140; 141; 142; 143 (SGK/56) - Hướng dẫn bài 140 (SGK/56). Tìm ƯCLN (16,80,176) = ? Trước hết phân tích các số ra thừa số nguyên tố. 16 = 24; 80 = 24.5; 176 = 24 .11 => ƯCLN (16,80,176) = 24 = 16. Tuần 11 Tiết : 11 § 9. VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI I. MỤC TIÊU - HS biết vẽ 1 đoạn thẳng khi đã biết độ dài bằng thước có chia khoảng hay bằng compa . trên tia đã cho . - HS biết nhận ra điểm nằm giữa 2 điểm còn lại khi biết độ dài của hai đoạn thẳng có chung 2 đầu mút . - Có kỹ năng vẽ 1 đoạn hoặc 2 đoạn thẳng trên tia bằng thước và compa . II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, thước thẳng có chia độ, compa. - HS : Xem trước bài mới, thước thẳng có chia độ, compa. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (5 phút) + HS1: Giải BT 50 sbt + HS2: Giải BT 51 sbt Gọi 2 hs lên bảng GV nhận xét và ghi điểm. HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ đoạn thẳng trên tia (15 phút) - GV ghi ví dụ 1 trên bảng : Trên tia Ox , hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2cm . - HS vẽ tia Ox , suy nghĩ cách vẽ đoạn OM = 2cm. - GV nêu cách vẽ. như SGK. - GV Yêu cầu hs đọc nhận xét SGK. - GV đưa ví dụ 2 : Cho đoạn thẳng AB , Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB A B - H: Em nào nêu được cách vẽ ? - HS đọc kỹ bài toán – Suy nghĩ cách vẽ đoạn thẳng CD. - GV chốt lại cách vẽ : + Vẽ một tia Cy bất kỳ khi đó, ta đã biết mút C của đoạn thẳng CD. + Đặt Compa sao cho mũi nhọn trùng với mút A, Mũi kia trùng với mút B của đoạn thẳng AB cho trước. Ví dụ 1. O M x 0 1 2 3 4 * Nhận xét : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài) Ví dụ 2. HOẠT ĐỘNG 3: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia (15 phút) VD : Trên tia o x, hãy vẽ 2 đoạn OM và ON Biết OM = 2cm, ON = 3cm. trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại? - Gọi 1 hs lên vẽ hai đoạn thẳng OM, ON biết độ dài OM =2cm , ON =3cm. - H: Tong 3 điểm O, M, N điểm nào ở giữa 2 điểm còn lại? - HS . . . Sau khi vẽ hai điểm M vàN như hình vẽ, ta thấy điểm M nằm giữa hai điểm O và N - GV đưa ra nhận xét. - HS quan sát hình vẽ và ghi vào vở. Ví dụ 3 O M N x * Nhận xét : Trên tia Ox, OM =a, ON = b, nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. O a M N x B HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP (9 phút) - GV cho HS làm BT 53/124 SGK - HS vẽ hình. - GV kiểm tra hình của HS - H : Để so sánh OM và MN ta phải làm gì? - HS suy nghĩ 1 à 2 phút. - 1HS lên bảng thực hiện. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 53 (SGK/124) O M N x Vì OM < ON ( 3< 6) Nên M nằm giữa O và N , do đó : OM + MN = ON 3+ MN =6 N = 6 -3 = 3 ( cm) Vậy OM = MN ( = 3 cm ) Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Học thuộc cách vẽ đoạn thẳng ( biết độ dài ) trên tia cho thước. - Học thuộc cách nhận ra1điểm nằm giữa 2 điểm khác - Làm BT 54, 55, 56, 57 ( SGK /124) Năm Căn, ngày 31 tháng 10 năm 200 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 11.DOC