Giáo án Toán 6 Tuần 13 - Vũ Trọng Triều

- Rèn luyện kỹ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số.

- Học sinh biết tìm BC qua BCNN của 2 hay nhiều số.

- Học sinh phân biệt được sự giống và khác nhau giữa 2 quy tắc tìm ƯCLN và BCNN.

- Học sinh biết cẩn thận, kiên trì tính toán.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 13 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Tiết : 35 LUYỆN TẬP 1 I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số. - Học sinh biết tìm BC qua BCNN của 2 hay nhiều số. - Học sinh phân biệt được sự giống và khác nhau giữa 2 quy tắc tìm ƯCLN và BCNN. - Học sinh biết cẩn thận, kiên trì tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu. - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, phấn màu. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. ( 5 phút) - Phát biểu quy tắc tìm UCLN và BCNN của 2 hay nhiều số? So sánh 2 quy tắc này? - GV uốn nắn và chốt lại, ghi điểm. Hoạt động 2 : Bài tập ( 35 phút) - GV cho HS làm bài 150. - GV cho 3 HS lên bảng thực hiện 3 ý. - HS ở dưới cùng làm việc cá nhân vào vở. - GV uốn nắn để đi đến kết luận. - GV cho HS làm bài 152. - H: a phải là số như thế nào? - HS . . . phải là BCNN của 15 và 18. -1HS lên bảng làm, HS ở dưới cùng làm vào vở. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 153. - H: Ta tìm như thế nào? - HS . . . ta tìm BC của 30 và 45 trước sau đó tìm các số nhỏ hơn 500. - 1HS lên bảng thực hiện. - GV uốn nắn để đi đến kết quả. - GV cho HS hoạt động nhóm bài 154. - HS đọc đề và cả lớp cùng thảo luận. - H: Số học sinh lớp 6C là x thì x thỏa mãn những điều kiện nào? - HS . . . x phải là bội chung của 2, 3, 4 ,8 và phải lớn hơn 35 và nhỏ hơn 60. - Tiếp đó đại diện nhóm lên bảng, các nhóm ở dưới nhận xét bổ sung. - GV chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 150(SGK /59) Tìm BCNN . a. BCNN(10,12,15) = 60 b. BCNN(8,9,11) = 8.9.11 = 792 c. BCNN(24,40,168) = 840 Bài 152(SGK /59) Tìm a N, a nhỏ nhất khác 0 biết a 15 và a 18 BCNN(15,18) = 90 => a = 90 Bài153(SGK/59) Tìm BC của 30, 45 và nhỏ hơn 500 BC(30,45) = {0; 90; 180; 270} => x BC (30,45); x < 500 => x ={0; 90; 180; 270} Bài 154(SGK/59) Lớp 6 C có thể xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều đủ. Và số học sinh là 1 số lớn hơn 35 nhỏ hơn 60. Hỏi lớp 6C có bao nhiêu học sinh? Giải: Số học sinh lớp 6C là x mà x 2, x 3; x 4; x 8; 35 < x < 60 => BCNN(2,3,4,8) = 24 => x = 48 Lớp 6C có 48 học sinh. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (5 phút) Về học bài, làm bài 190 - 197 (SBT) Gợi ý học sinh đọc bài đọc thêm. - Hướng dẫn Bài 156(SGK/60) Bài 156(SGK/60) Tìm x N biết x 12; x 21; x28 và 150 < x <300 x 12; x21; x28 => x BC(12,21,28); Ta tìm BC(12,21,28) = ? BCNN(12,21,28) = 84. Tuần 13 Tiết :36 LUYỆN TẬP 2 I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số 1 cách nhanh nhất, chính xác nhất. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng tìm BCNN và bội chung vào các bài toán thực tế đơn giản. - Giáo dục tính cần cù, cẩn thận trong tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu. - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, SGK. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. ( 5 phút) Muốn tìm BC của 2 hay nhiều số ta làm như thế nào ? Có mấy cách tìm như thế ? C1: BC(a,b) = B(a) B(b) C2: Tìm BCNN(a,b) = m => BC(a,b) = B(m) - GV nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 2 : Bài tập (39 phút) - GV cho HS làm bài 156. - H: Muốn tìm x ta làm như thế nào? - HS . . . ta tìm BCNN của 12, 21, 28 và số đó phải thoả mãn 150 < x <300. - 1HS lên bảng thực hiện. - HS ở dưới cùng làm và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 157. - HS đọc đề, xác định yêu cầu bài toán? - H: Muốn tìm lần cả 2 bạn cùng trực ta làm như thế nào ? - HS . . . ta phải đi tìm BCNN của 10 và 12. - HS lên bảng thực hiện. - HS ở dưới cùng giải vào vở. Tiếp đó nhận xét, bổ sung bài trên bảng. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS thảo luận nhóm bài 158. - HS đọc đề, xác định yêu cầu của bài toán? (Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ?) - H: Muốn tìm số cây mỗi đội trồng ta làm ntn? - GV : Tương tự như bài tập ở trên. - Tiếp đó đại diện nhóm lên bảng thực hiện, các nhóm khác ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. GV Hướng dẫn đọc bài đọc thêm. Dòng: 10 can, 12 chi ghép lại với nhau. BCNN(10,12) = 60 Do vậy cứ 60 năm sau thì 1 can và chi ghép lần đầu được lặp lại lần sau. Bài 156(SGK /60) Tìm x N biết x 12; x 21; x28 và 150 < x <300 Giải : x 12; x21; x28 => x BC(12,21,28) mà BCNN(12,21,28) = 84. => BC(12,21,28) = B(84) ={0; 84; 168; 252; 336. . .} => x {168; 252; 336} Bài 157(SGK /60) An 10 ngày trực 1 lần. Bách 12 ngày trực 1 lần. Lần đầu 2 bạn cùng trực 1 ngày thì sau bao nhiêu ngày nữa 2 bạn cùng trực lần 2 ? Giải: BCNN(10,12) = 60. Vậy sau 60 ngày 2 bạn mới cùng trực lần 2. Đáp số: 60 ngày. Bài158(SGK /60) 1 người đội 1 trồng 8 cây. 1 người đội 2 trồng 9 cây. Tính số cây 2 đội phải trồng biết rằng số cây phải trồng như nhau lớn hơn 100 và nhỏ hơn 200. Giải : BCNN(8,9) = 72. =>BC(8,9) = B(72) = {0; 72; 144; 216…} Vì số cây là x mà x B(8,9) và 100 < x < 200. => x = 144 cây. Vậy cả 2 đội trồng là 144 cây. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về ôn tập chương trả lời các câu hỏi ôn tập (SGK/60) - Làm bài tập chương I. Tuần :13 Tiết : 37 ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Ôn tập cho HS các kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa. - HS vận dụng thành thạo các kiến thức vào bài tập thực hiện phép tính, tìm số chưa biết. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, bảng phụ về các phép tính. - HS : Xem trước nội dung phần ôn tập, SGK. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Ôn tập lí thuyết. (15 phút) - Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: - H: Định nghĩa phép cộng, điều kiện thực hiện được phép cộng? - H: Phép cộng có mấy tính chất đó là những tính chất nào? Định nghĩa phép trừ? Điều kiện thực hiện phép trừ? Định nghĩa phép nhân? Điều kiện thực hiện được phép nhân? Định nghĩa lũy thừa? Các công thức tính tích thương 2 lũy thừa cùng cơ số? Viết dạng tổng quát phép chia có dư. - HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - GV dựa vào bảng phụ tóm tắt tổng quát. A. Lý thuyết: Hoạt động 2 : Ôn tập bài tập. (25 phút) - GV cho HS làm bài 159. - GV : Dựa vào bảng tóm tắt trên, vận dụng vào làm bài tập. - HS đứng tại chỗ phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài tập 160. - H: Thứ tự thực hiện các phép tính ntn? - HS trả lời . - GV : Dựa vào đó làm bài tập 160. - GV cho 4 HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng làm cá nhân vào vở. - Tiếp đó nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. - GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 161. - GV đi uốn nắn các nhóm. - Đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện. - Các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 159(SGK/63) Tìm kết quả các phép tính: a. n - n = 0 b. n : n = 1 (n 0) c. n + 0 = n d. n - 0 = n e. n.0 = 0 g. n .1 = n h. n: 1 = n. Bài 160(SGK/63) Thực hiện các phép tính: a. 204 - 84 : 12 = 204 - 7 = 197 b. 15.23 + 4. 32 - 5.7 = 15.8 + 36 - 35 = 120 + 1 = 121 c. 56 : 53 + 23 . 22 = 53 + 25 = 125 + 32 = 157 d. 164 . 53 + 47. 164 = 164 ( 53 + 47) = 164 . 100 = 16400. Bài 161( SGK/63) Tìm số tự nhiên x, biết: a. 219 - 7(x + 1) = 100. 219 - 7x - 7 = 100 7x = 219 - 100 + 7 7x = 126 x = 126 : 7 x = 18 b. (3x - 6) .3 = 34 3x - 6 = 34 : 3 = 33 = 27 3x = 27 + 6 = 33 x = 33 : 3 x = 11 Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (5 phút) - Về học bài, làm bài 162; 163; 164; 165 (SGK/63). - Hướng dẫn bài 162: Tìm x biết (x - 3) : 8 = 12 => x = 99 Tìm x biết (3x - 8) : 4 = 7 => 3x - 8 = ? => 3x = ?; x = ? Tuần :13 Tiết : * LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Điểm nằm giữa hai điểm, trung điểm của đoạn thẳng. - Vẽ đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng, bài toán cộng đoạn thẳng. - Tính cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu. - HS : Xem trước nội dung luyện tập SGK. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra ( 5 phút) Điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB khi nào ? Vẽ hình minh họa. Hoạt động 2 : Luyện tập (37 phút) - GV gọi HS đọc đề bài 60/125 - HS cả lớp vẽ hình, GV kiểm tra nhắc nhở. - GV gọi HS vẽ hình trên bảng với: OA = 20cm, OB = 40 cm. - H : Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? Vì sao ? - HS : Điểm A ......., GV ghi bảng. - H: Muốn so sánh OA và AB ta làm như thế nào ? - HS : Tính AB - GV Gọi HS tính AB, yêu cầu HS dưới lớp làm bài. - H : So sánh OA và AB ? - GV gọi HS nhận xét, HS nhận xét. - GV nhận xét cho điểm. - H : Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao ? - HS : Điểm A là ....., GV ghi bảng. - GV gọi HS đọc đề bài 61/126. - GV yêu cầu HS vẽ hai tia Ox, Ox’ đối nhau, trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA=2cm, trên tia Ox’ vẽ điểm B sao cho OB= 2cm. - H: O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không ? Vì sao ? - HS : O là trung điểm ......... Vì .......... - GV gọi HS trình bày trên bảng, kiểm tra hướng dẫn HS dưới lớp làm bài. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét cho điểm. - GV gọi HS đọc đề bài 64/126 - GV yêu cầu HS vẽ hình vào sổ, cho 1 HS vẽ hình trên bảng với : AB = 60cm, AD = BE = 2cm. - H: C có là trung điểm của đoạn thẳng DE không ? Vì sao ? - GV: Để xác định C có là trung điểm của DE ta cần chứng tỏ điều gì ? - HS : C nằm giữa hai điểm D, E và DC=CE. - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài 63( SGK/126) . - HS : Thảo luận nhóm, đại diện nhóm ghi kết quả, Nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại nội dung bài học. Bài 60 ( SGK/125) O A B x a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và B, vì OA<OB. b) Vì điểm A nằm giữa hai điểm O và B. Nên : OA + AB = OB Mà : OA = 2 cm, OB = 4 cm. Ta có : 2 + AB = 4 => AB = 2 cm. Vậy : OA = AB = 2 cm. c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB. Vì OA + AB = OB và OA = AB. Bài 61(SGK/126) x A O B x’ Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Vì hai điểm A, B nằm khác phía so với điểm O nên AO + OB = AB, OA = OB = 2 cm. Bài 64 ( SGK/126) A D C E B Vì C là trung điểm của AB =>AC=CB=3cm. Mà : AD = 2cm, AE = AD + DE = 4cm. Suy ra : Điểm C nằm giữa hai điểm D, E. Ta có : DC = CE = 1cm. Vậy C có là trung điểm của đoạn thẳng DE. Bài 63(SGK/126). I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi : c) AI + IB = AB và IA = IB. d) IA = IB = Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà ( 3 phút) - Học và xem lại bài tập đã làm. - Hệ thống kiến thức trọng tâm trong chương để tiết sau ôn tập. - Làm các bài tập 1 => 5 (SGK/127) Năm Căn, ngày 14 tháng 11 năm 2009 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 13.DOC
Giáo án liên quan