Giáo án Toán 6 Tuần 14 - Vũ Trọng Triều

- Ôn tập kiến thức về tính chất chia hết của 1 tổng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. Số nguyên tố, hợp số ước chung và bội chung, ƯNLN và BCNN.

- Học sinh vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.

- Giáo dục tính cần cù, cẩn thận trong tính toán.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 14 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tiết :38 ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Ôn tập kiến thức về tính chất chia hết của 1 tổng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. Số nguyên tố, hợp số ước chung và bội chung, ƯNLN và BCNN. - Học sinh vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế. - Giáo dục tính cần cù, cẩn thận trong tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, Bảng phụ tóm tắt kiến thức. - HS : Xem trước phần tiếp theo, SGK, làm các bài tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Ôn lí thuyết. (10 phút) - H: Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9? - HS đứng tại chỗ lần lượt trả lời . - H : Phát biểu qui tắc tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số? - HS đứng tại chỗ phát biểu. - GV treo bảng phụ tóm tắt kiến thức rồi tổng quát lại. A. LÍ THUYEÁT. Hoạt động 2 : Bài tập (34 phút) -GV cho HS vận dụng làm bài tập 164 . - H: Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố? - HS lên bảng thực hiện. - HS ở dưới cùng thực hiện cá nhân vào vở. - GV đi uốn nắn bài làm. - HS ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 165. - GV : Điền ký hiệu Î hoặc Ï vào ô trống? - H : 747 có phải là số nguyên tố không? 235 có phải là số nguyên tố không? a,b,c có phải là số nguyên tố không? - HS thảo luận nhóm nhỏ để thực hiện. - Tiếp đó cho HS đứng tại chỗ điền. - GV nhận xét chung và chốt lại. - GV cho HS làm bài 166. - H: Em có nhận xét gì về x trong các trường hợp trên? - HS . . . ở trường hợp a) x là ƯC của 84,180 và x>6. ở trường hợp b) x là BC của 12, 15, 18 và 0 < x < 300. - HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng thực hiện cá nhân vào vở. - Tiếp đó nhận xét, bổ sung bài trên bảng. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. B. BAØI TAÄP. Bài 164(SGK/63) Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố: a. (1000 + 1) : 11 = 1001 : 11 = 91 => 91 = 7.13 b. 142 + 52 + 22 = 196 + 25 + 4 = 225 => 225 = 32 . 52 c. 29 . 31 + 144 : 122 = 899 + 1 = 900 = 32.22.52 Bài165(SGK/63) Gọi P là số nguyên tố. Điền ký hiệu Ï hoặc thích hợp vào ô trống. a. 747 Ï P ; 235 Ï P ; 97 P b. a = 835.123 + 318 ; a Ï P c. b = 5.7.11 + 13 . 17 ; b Ï P d. c = 2.5.6 - 2.29 ; c Î P Bài166(SGK/63) Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử? a. A = {x N; 84 x; 180 x và x > 6} UCLN(84, 180) = 12 ƯC (84, 180) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} Vậy A = {12} b. B = {x N; x 12; x 15; x18; 0<x< 30} x BC(12,15,18) và 0< x < 300 BC(12,15,18) = {0;180;360, . . .} Vậy B = {180} Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về học bài, làm bài 168;169;170 SGK/63. - Xem lại các kiến thức vừa ôn - Chuẩn bị giấy kiểm tra tiết sau kiểm tra 1 tiết. Tuần 14 Tiết :39 KIỂM TRA I. MỤC TIÊU - Kiểm tra kiến thức Chương I về tập hợp N và kỹ năng thực hiện các phép toán trên N từ đó đánh giá được việc nắm bắt kiến thức của học sinh . - Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, tính độc lập, khả năng tư duy của học sinh. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề – Đáp. - HS : Bút, thước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Tập hợp 1 0,5 1 0,5 Nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số. 1 0,5 1 1,5 1 1,5 3 3,5 Thứ tự thực hiện các phép tính 1 1,5 1 1,5 2 3,0 Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 1 0,5 1 0,5 Phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 1 0,5 1 0,5 BCNN 1 2 1 2,0 TỔNG 2 1,0 3 3,5 4 5,5 9 10 Hoạt động của giáo viên và học sinh Hướng dẫn chấm Hoạt động 1 : Phát đề kiểm tra ( 01 phút) Câu 1 : (2 điểm) Khoanh tròn đúng mỗi ý được 0,5 điểm. 1 - D ; 2 - B ; 3 - A ; 4 - C Câu 2 : (3 điểm) Thứ tự tính điểm như sau : a) 32 . 5 + = 32 . 5 + [210 - 100] 0,5đ = 9.5 + 110 0,5đ = 155 0,5đ b) 36 : 33 + 23 . 22 – 42 . 3 = 33 + 25 - 16.3 0,5đ = 27 + 32 - 48 0,5đ = 11 0,5đ Câu 3 : (3 điểm) Thứ tự tính điểm như sau : a) 210 - 2(x - 3) = 110 2(x - 3) = 100 1,0đ ( x + 1) . 2 = 23 0,5đ x = 53 0,5đ b) (x +1) . 2 = 28:25 x + 1 = 4 1,0đ x = 3 0,5đ Câu 4 : (2 điểm) Thứ tự tính điểm như sau. Tìm được BCNN (3, 5, 9) = 45 ( 1,0 đ ) (1,0 điểm) Lập luận để tìm được số HS lớp 6A là 45. (1,0 điểm) ( 1,0 đ ) - GV phát đề đến từng học sinh. - HS nhận đề làm bài. Hoạt động 2 : Kiểm tra ( 43 phút ) Đề bài : Câu 1 : (2 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1) Cho 2 tập hợp : M = {3; 4; 5; 6} H = {3; 5}, ta có : A. 4 M B. 4 Î H C. 6 Î H D. H M 2) Kết quả phép tính : 53 . 5 bằng: A. 53 B. 54 C. 254 D. 52 3) Số 2340. A. Chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9. C. Chỉ chia hết cho 2 và 5. B. Chỉ chia hết cho 2; 3 và 5. C. Chỉ chia hết cho 3 D. Chỉ chia hết cho 2. 4) Cách nào được gọi là phân tích 120 ra thừa số nguyên tố : A. 120 = 2.3.4.5 B. 120 = 1.8.15 C. 120 = 23.3.5 D. 120 = 2.60 Câu 2 : (3 điểm) Thực hiện phép tính. a) 32 . 5 + b) 36 : 33 + 23 . 22 – 42 . 3 Câu 3 : (3 điểm) Tìm số tự nhiên x, biết : a) 210 - 2(x - 3) = 110 b) ( x + 1) . 2 = 28 : 25 Câu 4 : (2 điểm) Học sinh lớp 6A xếp 3 hàng, 5 hàng, 9 hàng đều vừa đủ hàng. Biết rằng số học sinh trong lớp đó trong khoảng từ 35 đến 50. Tính số học sinh lớp 6A. Hoạt động 3 : Thu bài, dặn dò ( 1 phút ) - GV thu bài, kiểm số lượng bài kiểm tra. - Về nhà xem trước bài “Làm quen với số nguyên âm” Tuần :14 Tiết : 40 §1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được nhu cầu, cần thiết phải mở rộng tập N. - Học sinh nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. - Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. II. CHUẨN BỊ - SGK, Giáo án, Nhiệt kế, bảng phụ ?1, bảng phụ vẽ trục số. - HS : Nhiệt kế, đọc trước bài ở nhà. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. ( 7 phút) - H: Thực hiện phép tính : 13 + 127 = ? => a + b thực hiện được khi nào ? 15 - 8 = ? 8 - 15 = ? - GV : Làm thế nào để phép tính a - b luôn luôn thực hiện được? - GV nhận xét , từ đó vào bài mới. 13 + 127 = 140 a + b luôn thực hiện được. 15 - 8 = 7 8 - 15 = (không tìm được) Hoạt động 2 : Các ví dụ (15 phút) - H: Đọc các ký hiệu sau? - H: Số nguyên âm có gì giống và khác nhau với số tự nhiên? - GV chốt lại. - H: Nhìn vào nhiệt kế đọc xem khí hậu hôm nay bao nhiêu độ C? - HS trả lời. - H: Em hiểu -3oC là gì? Nó lớn hơn hay thấp hơn so với 0oC? - HS đọc nhiệt độ các nơi trong ?1 (SGK/66) - H: Để so sánh độ cao các nơi trên trái đất ta làm ntn? - HS dựa vào ví dụ 2 để trả lời. - H: Em hiểu cao nguyên Đắc Lắc cao 600m so với đâu? Thềm lục địa Việt Nam cao bao nhiêu mét? Bằng mực nước biển chưa? - GV chốt lại. - H: Đọc độ cao các địa danh sau? - HS đứng tại chỗ đọc độ cao ở ?2. - GV chốt lại. - H: Khi viết số có và số nợ có điều gì giống và khác nhau? - GV giải thích và cho HS vận dụng làm ?3. - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV nhận xét chung và chốt lại. 1. Các ví dụ: -1; -2 ; -3; -4; … đọc là : trừ 1; trừ 2; trừ 3, trừ 4… Các số đó gọi là số nguyên âm. * Ví dụ 1: Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. Nhiệt độ nước đang sôi là 100oC. Nhiệt độ trong phòng lạnh là -3oC. -3oC là 3oC dưới 0oC. * Ví dụ 2: Quy ước mực nước biển làm chuẩn là 0m. Cao nguyên đắc lắc cao trung bình hơn mực nước biển là 600 m. Thềm lục địa Việt Nam cao trung bình là - 65m. (Tức thấp hơn mực nước biển 65m) ?2 Đọc độ cao các địa điểm dưới đây: Độ cao núi Phanxipăng là 3143m. Độ cao đáy vịnh Cam Ranh: -30m. * Ví dụ 3: Ông Bảy có 1000đ. Ông Bảy nợ 1000đ viết -1000đ. Hoạt động 3 : Trục số (6 phút) - GV treo bảng phụ trục số và giới thiệu. - HS quan sát. - 1 học sinh vẽ trục số. Cả lớp cùng vẽ và biểu diễn a = -3; b = 6. - GV chốt lại : Ta cũng có thể vẽ trục số như hình 34 - SGK. 2. Trục số: Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số, Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, ngược lại là chiều âm. Hoạt động 4 : Củng cố. (15 phút) - HS thảo luận nhóm bài 1. - Tiếp đó đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 2. - 2 HS đứng tại chỗ đọc . - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 4. - H: Muốn ghi điểm gốc 0 ta làm ntn? - HS dựa vào bài học vận dụng làm. - 2HS lên bảng thực hiện 2 ý. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. 3. Bài tập: Bài 1 ( SGK/68) a) -3oC ; b) -2oC ; c) 0oC ; d) 2oC. b) b cao hơn a. Bài 2 ( SGK/68) Bài 4 ( SGK/68) Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) Về học bài, làm bài 3; 5 (SGK/68); bài 158 đến bài 167 SBT. Hướng dẫn bài 5(SGK/68) : Trước tiên cần phải vẽ trục số trước sau đó chọn điểm cách 0 3 đơn vị. Tiếp theo tìm các cặp điểm cách đều điểm 0 tức là những điểm nằm về hai phía của điểm 0. Tuần :14 Tiết : 13 ÔN TẬP CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU Hệ thống hóa kiến thức về điểm, đường thẳng, tia ,đoạn thẳng, trung điểm đoạn thẳng . Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành thạo thước thẳng, thước có chia khoảng, compa để đo, vẽ đoạn thẳng . II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, thước thẳng, bảng phụ hình vẽ ở phần I, bảng phụ bài tập. - HS : Xem trước phần ôn tập, thước thẳng có chia độ. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: Củng cố kiến thức (15 phút) - GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình . - HS quan sát hình vẽ. a B A (1) A B C ( 2) A A B (3) a I b ( 4) m n (5) x O (6) y A B C (7) B A (8) A M B (9) A I B (10) - GV cho HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm đứng tại chỗ trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp kết quả. - GV chốt lại . H1 : Điểm B thuộc đường thẳng a . Điểm A không thuộc a BÎ a ; AÏ a . H2: Ba điểm A , B , C thẳng hàng . H3 : Có duy nhất một đường thẳng đi qua 2 điểm A, B. 3 điểm A,C,B không thẳng hàng. H4 : Hai đường thẳng cắt nhau tại I . H5 : Hai đường thẳng m , n song song với nhau . m//n . H6:Hai tia Ox và Oy đối nhau . H7 : Hai tia AB , AC trùng nhau . H8 : Đoạn thẳng AB H9 : Điểm M nằm giữa 2 điểm A vàB thì AM + MB =AB. H10 : Điểm I là trung điểm của đoạn AB HOẠT ĐỘNG 2: Củng cố kiến thức. (14 phút) - GV lần lượt treo bảng phụ hai bài tập. - HS thảo luận để điền vào chỗ trống. - GV uốn nắn và chốt lại. - Đối với bài đúng - sai , GV cho HS đứng tại chỗ trả lời. - GV nhận xét chung. 1. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (. . .) a) Trong 3 điểm thẳng hàng . . . điểm nằm giữa 2 điểm còn lại. b) Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua . . . c) Mỗi điểm trên 1 là …………… của hai tia số đối nhau. d) Nếu M …………… thì MA + AB = AB e) Nếu MA = MB = thì ………… 2. Đúng hay sai a ) Đoạn thẳng AB là hình gồm các điểm nằm giữa 2 diểm A ,B. b ) Nếu M là trung điểm của AB thì M cách đều 2 điểm A , B . c ) Trung điểm của AB là điểm nằm giữa và cách đều A và B . d ) Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song . HOẠT ĐỘNG 3 : Rèn luyện kĩ năng vẽ hình . (15 phút) GV treo bảng phụ bài tập. 1/ Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng, vẽ đoạn thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC. Lấy điểm M nằm giữa B, C. 2/ Cho 2 tia phân biệt chung gốc Ox, Oy không đối nhau. Vẽ đường thẳng aa’ cắt 2 tia đó tại A, B khác O. Lấy điểm M nằm giữa A, B. Vẽ tia OM. Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) Học thuộc lý thuyết . Tập vẽ hình, viết ký hiệu cho đúng . Về nhà làm bài tập 6; 8 trang 127. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. Năm Căn, ngày 21 tháng 11 năm 2009 Tổ trưởng Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 14.DOC