I. MỤC TIÊU:
- HS so sánh thành thạo hai số nguyên, biết nhận ra các số thuộc tập hợp các số nguyên, các số nguyên dương, các số nguyên âm. Làm các bài tập về giá trị tuyệt đối một cách thành thạo.
- Biết vận dụng các nhận xét vào giải toán thành thạo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
GV : SGK, SBT; Phấn màu; bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập.
HS : SBT,SGK,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
+ HS1: Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào?
- Làm bài 13/ 73 SGK
+ HS2: Thế nào là giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
- Làm bài 21/ 57 SBT
3. Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/11/2012
Ngày dạy:
Tuần 15
Tiết 43:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS so sánh thành thạo hai số nguyên, biết nhận ra các số thuộc tập hợp các số nguyên, các số nguyên dương, các số nguyên âm. Làm các bài tập về giá trị tuyệt đối một cách thành thạo.
- Biết vận dụng các nhận xét vào giải toán thành thạo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
GV : SGK, SBT; Phấn màu; bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập.
HS : SBT,SGK,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
+ HS1: Trên trục số nằm ngang, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào?
- Làm bài 13/ 73 SGK
+ HS2: Thế nào là giá trị tuyệt đối của số nguyên a?
- Làm bài 21/ 57 SBT
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống: 8’
GV: Treo bảng phụ đã ghi sẵn đề bài.
Bài 16/73 SGK
GV: Cho HS đọc đề và lên bảng điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho cả lớp nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2:Dạng 2: So sánh hai số nguyên.7’
Bài 18/73 SGK
GV: Cho HS đọc tên bài và thảo luận nhóm.
Hướng dẫn: Vẽ trục số để HS quan sát trả lời từng câu.
- Nhắc lại nhận xét mục 1/72 SGK
GV: Cho cả lớp nhận xét dựa vào hình vẽ trục số.
Bài 19/73 SGK
GV: Cho HS lên bảng phụ dấu “+” hoặc “-“ vào chỗ trống để được kết quả đúng (chú ý cho HS có thể có nhiều đáp số)
* Hoạt động 3: Tính giá trị của biểu thức 8’
Bài 20/73 SGK
GV: Hướng dẫn:
Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi thành phần trước khi thực hiện phép tính.
HS: lên bảng thực hiện.
- Lưu ý:
Tính giá trị các biểu thức trên thực chất đã thực hiện các phép tính trong tập N.
* Hoạt động 4: Tìm đối số của một số nguyên.7’
Bài 21/73 SGK
GV: Thế nào là hai số đối nhau?
HS: Trả lời
GV Gọi một HS lên bảng trình bày.
Hướng dẫn: Muốn tìm số đối của giá trị tuyệt đối của số nguyên, ta phải tìm giá trị tuyệt đốicủa số nguyên đó trước, rồi tìm số đối.
* Hoạt động 5: Tìm số liền trước, liền sau của một số nguyên.7’
Bài 22/74 SGK
? Số nguyên b gọi là liền sau của số nguyên a khi nào?
HS: trả lời
2 HS đứng tại chố trả lời bài 22/74
Bài 16/73 SGK
Đ
Đ
7 N ; 7 Z
Đ
Đ
0 N ; 0 Z
S
Đ
-9 Z ; -9 N
S
11, 2 Z
Bài 18/73 SGK
a) Số a chắc chắn là số nguyên dương.
Vì: Nó nằm bên phải điểm 2 nên nó cũng nằm bên phải điểm 0 (ta viết a > 2 > 0)
b) Số b không chắc chắn là số nguyên âm, vì b còn có thể là 0, 1, 2.
c) Số c không chắc chắn là số nguyên dương, vì c có thể bằng 0.
d) Số d chắc chắn là số nguyên âm, vì nó nằm bên trái điểm -5 nên nó cũng nằm bên trái điểm 0 (ta viết d < -5 < 0)
Bài 19/73 SGK
a) 0 < + 2 ; b) - 5 < 0
c) -10 < - 6 ; -10 < + 6
d) + 3 < + 9 ; - 3 < + 9
Bài 20/73 SGK
a) - = 8 – 4 = 4
b) . = 7 . 3 = 21
c) :
d) + = 153 + 53
= 206
Tìm đối số của một số nguyên.
Bài 21/73 SGK
a) Số đối của – 4 là 4
b) Số đối của 6 lả - 6
c) Số đối của = 5 là -5
d) Số đối của = 3 là – 3
e) Số đối của 4 là – 4
Bài 22/74 SGK
a) Số liền sau của mỗi số nguyên 2; -8; 0; -1
lần lượt là: 3; -2; 1; 0
b) Số liền trước các số - 4; 0; 1; 25 lần lượt là -5; -1; 0; -26.
e) a = 0
4. Củng cố: Từng phần
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học thuộc các định nghĩa, các nhận xét về so sánh hai nguyên số, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
+Làm bài tập 27-40/SBT
+ Chuẩn bị trước bài “Cộng hai số nguyên”
Ngày soạn: 20/11/2012
Ngày dạy:
Tuần 15
Tiết 44: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu.
- Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
- Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
GV : SGK, SBT; Phấn màu;
HS : SBT,SGK,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Làm bài 29/58 SBT
HS2: Làm bài 30/58/SBT
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Cộng hai số nguyên dương. 17’
GV: Các số như thế nào gọi là số nguyên dương?
HS: Các số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
GV: Từ đó cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
- Từ đó em hãy cho biết (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
HS: (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
GV: Minh họa phép cộng trên qua hình vẽ 44/74 SGK
Vậy: (4) + (+2) = + 6
Hoạt động 2: Cộng hai số nguyên âm: 20’
HS đọc đề và tóm tắt.
GV: Giới thiệu quy ước:
+ Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C. Khi nhiệt độ giảm 50C, ta nói nhiệt độ tăng -50C.
Vậy: nhiệt độ buổi chiều giảm 20C, ta có thể nói nhiệt độ tăng như thế nào?
HS: Ta nói nhiệt độ buổi chiều tăng -20C.
=> Nhận xét SGK.
GV: Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều ở Mat-xcơ-va ta làm như thế nào?
HS: Ta làm phép cộng: (-3) + (-2)
GV: Hướng dẫn HS th ực hi ện
GV: Cho HS đọc đề và làm ?1
Nhận xét: Kết quả của phép tính a bằng -9 là số đổi của của kết quả phép tính b là 9 (hay: kết quả của phép tính a và phép tính b là hai số đối nhau)
GV: Vậy: Để biểu thức a bằng biểu thức b ta làm như thế nào?
HS: Ta thêm dấu trừ vào câu b. Nghĩa là:
- ( + ) = - (-4 + 5) = -9
GV: Kết luận và ghi
(-4) + (-5) = -( + ) = - (4 + 5) = -9
GV: Từ nhận xét trên em hãy rút ra quy tắc cộng hai số nguyên âm?
HS: Phát biểu như quy tắc SGK
GV: Cho HS đọc quy tắc.
HS: Đọc quy tắc SGK
HS : l àm VD
♦ Củng cố: Làm ?2
1. Cộng hai số nguyên dương:
- Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
Ví dụ: (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
+ Minh họa: (H.44)
+6
+7
-1
0
+1
+2
+3
+4
+5
+2
+4
+6
2. Cộng hai số nguyên âm
Ví dụ: (SGK)
Ta nói nhiệt độ buổi chiều tăng -20C
Ta làm phép cộng: (-3) + (-2) = -5
Vậy: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là -50C
Nhận xét: (SGK)
(Vẽ hình 45/74 SGK)
?1
a/ (-4) + (-5) = - 9
b/ + = 4 + 5 = 9
Quy tắc
(SGK)
Ví dụ:
(-17) + (-54) = - (17 + 54) = -71
- Làm ?2
a)(+37)+(+81) =118
b) (- 23)+(-17)=- (23+17)= -40
4. Củng cố:
-Nhắc lại cách cộng 2 số nguyên dương ,cộng 2 số nguyên âm.
- Làm bài 23/75 SGK
- Làm bài 26/75 SGK
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc quy tắc Công hai số nguyên âm
- Làm bài tập 24, 25/75 SGK,BT 54-63/SBT
Ngày soạn: 20/11/2012
Ngày dạy:
Tuần 15
Tiết 45: CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nắm chắc qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Biết so sánh sự khác nhau giữa phép cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Áp dụng qui tắc cộng hai số nguyên khác dấu thành thạo.
- Biết vận dụng các bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
GV : SGK, SBT; Phấn màu;
HS : SBT,SGK,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu qui tắc cộng hai số nguyên âm? Làm bài 25/75 SGK
HS2: Muốn cộng hai số nguyên dương ta làm như thế nào? Làm bài 24/75 SGK
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Ví dụ
HS: Tóm tắt:
GV: Tương tự ví dụ bài học trước.
Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày giảm 50C, ta có thể nói nhiệt độ tăng như thế nào?
HS: Ta có thể nói nhiệt độ tăng - 5
GV: Hướng dẫn HS tìm kết quả phép tính trên dựa vào trục số (h46)
♦ Củng cố: Làm ?1
HS: Thực hiện trên trục số để tìm kết quả
- Làm ?2
HS: Thảo luận nhóm và dựa vào trục số để tìm kết quả phép tính
* Hoạt động 2: Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
GV: Em cho biết hai số hạng của tổng ở bài ?1 là hai số như thế nào?
HS: Là hai số đối nhau.
GV: Tổng của hai số đối nhau thì bằng 0.
GV:t ừ hai phép tính của câu a, b, em hãy rút ra quy tắc cộng hai số nguyên khấc dấu.
HS: Phát biểu ý 2 của quy tắc.
GV: Cho HS đọc quy tắc SGK.
♦ Củng cố: Làm ?3
1. Ví dụ
(SGK)
Nhiệt độ buổi sáng 30C.
+ Buổi chiều nhiệt độ giảm 50C
+ Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều?
Nhận xét: (SGK)
3 + (-5) = -2
Trả lời: Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều là – 20C
(Vẽ hình 46 SGK)
- Làm ?1 (-3) + (+3) = 0
Và (+3) + (-3) = 0
=> Kết quả hai phép tính trên bằng nhau và đều cùng bằng 0.
- Làm ?2
a/ 3 + (-6) = -3
- = 6 – 3 = 3
=> Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu a là hai số đối nhau
b/ (-2) + (+4) = +2
- = 4 – 2 = 2
=> Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu b bằng nhau
2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
+ Quy tắc: (SGK)
Ví dụ: (-273) + 55
= - (273 - 55) (vì 273 > 55)
= - 218
Làm ?3
a)(-38)+27 = -(38-27)= -11
b)273 +(-123) = (273 -123)=150
4. Củng cố:
- Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- Làm 27/76 SGK
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
-Làm bài tập 28-35/SGK,bt 68-71/SBT
Ngày soạn: 20/11/2012
Ngày dạy:
Tuần 15
Tiết 46: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cộng hai số nguyên thành thạo.
- Có ý thức liên hệ các kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Rèn luyện tính cẩn thận, óc tư duy nhanh nhẹn.
II. CHUẨN BỊ:
GV : SGK, SBT; Phấn màu;
HS : SBT,SGK,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ HS1: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu? Làm bài 28/76 (SGK)
+ HS2: Làm bài 29/76 (SGK)
- Nhận xét: a) Đổi dấu các số hạng thì tổng đổi dấu.
b) Tổng là hai số đối nhau nên bằng 0.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Dạng tính giá trị của biểu thức.
Bài 31/77 SGK
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
- Yêu cầu HS lên bảng giải.
- Cho HS cả lớp nhận xét
- Sửa sai và ghi điểm.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV và nêu các bước thực hiện.
GV: Nhắc lại cách giải các câu.
- Đối với biểu thức có giá trị tuyệt đối, trước tiên ta tính giá trị tuyệt đối và áp dụng qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu.
Bài 34/77 SGK
GV: Để tính giá trị của biểu thức ta làm như thế nào?
HS: Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
* Hoạt động 2: Dạng điền số thích hợp vào ô trống. 9’
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn đề bài. Yêu cầu HS lên bảng điền số thích hợp vào ô trống.
HS: Lên bảng điền và nêu các bước thực hiện.
GV: Cho lớp nhận xét và ghi điểm.
* Hoạt động 3: Dạng dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại
Bài 35/77 SGK
GV: Treo đề bài và yêu cầu HS đọc và phân tích đề.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Bài 55/60 SBT:
GV: Treo đề bài lên bảng.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng giải.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
* Hoạt động 4: Viết dãy số theo quy luật.
Bài 48/59 SBT:
a) - 4 ; - 1 ; 2 ...
b) 5 ; 1 ; - 3 ...
GV: Hãy nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số rồi viết tiếp?
HS: Trả lời và viết tiếp hai số của mỗi dãy.
Dạng 1 : tính giá trị của biểu thức.
Bài 31/77 SGK: Tính
a) (-30)+(- 5) = - (30+5) = -35
b) (-7)+(- 13) = - (7+13) = -20
c) (-15)+(-235) = - (15+235)
= -250
Bài 32/77 SGK: Tính
a) 16 + (- 6) = 16 - 6 = 10
b) 14 +(- 6) = 14 - 6 = 8
c) (-8) + 12 = 12 – 8 = 4
Bài 43/59 SBT: Tính
a) 0 + (-36) = -36
b) + (-11) = 29 + (-11)
= 29 – 11 = 18
c) 207 + (-317) = -(317 - 207)
= - 110
Bài 34/77 SGK:
Tính giá trị của biểu thức:
a) x + (-16) biết x – 4
(-4)+(-16) = -(4+16) = -20
b) (-102) + 2 = -(102 - 2) = -100
Dạng 2: điền số thích hợp vào ô trống.
Bài 33/77 SGK:
a
-2
18
12
-2
-5
b
3
-18
-12
6
-5
a+b
1
0
0
4
-10
Dạng 3: dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại
Bài tập:
a) x + (-3) = -11
=> x = (-8) ; (-8)+(-3) = -11
b) -5 + x = 15
=> x = 20 ; -5 + 20 = 15
c) x + (-12) = 2
=> x = 14 ; 14+(-12) = 2
d) x + = -10
=> x = -13 ; -13 +3 = -10
Bài 35/77 SGK:
a) x = 5
b) x = -2
Bài 55/60 SBT:
Thay * bằng chữ số thích hợp
a) (-*6)+ (-24) = -100
(-76) + (-24) = -100
b) 39 + (-1*) = 24
39 + (-15) = 24
c) 296 + (-5*2) = -206
296 + (-502) = -206
Dạng 4: Viết dãy số theo quy luật
Bài 48/59 SBT:
Viết hai số tiếpa theo của dãy số sau:
a) -4 ; -1 ; 2 ; 5 ; 8 ...
* Nhận xét: số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị.
b) 5 ; 1 ; -3 ; -7 ; -11 ...
* Nhận xét: Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị.
4. Củng cố: Theo từng dạng bài
5. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các dạng bài tập đã giải.
- Làm bài tập 53 ; 54 ; 58 ; 59 ; 60 /SBT
Kiểm tra, ngày …. tháng …..năm 2012
File đính kèm:
- tuan 15-sh6.docx