Giáo án Toán 6 Tuần 16 - Vũ Trọng Triều

- Học sinh biết cộng hai số nguyên cùng dấu.

- Học sinh hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng.

- Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn.

- Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 16 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Tiết: 44 §4. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU I. MỤC TIÊU - Học sinh biết cộng hai số nguyên cùng dấu. - Học sinh hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hoặc giảm của một đại lượng. - Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn. - Bước đầu biết diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, bảng phụ trục số hình 44 (SGK - 74) . - HS : Xem trước bài mới ở nhà. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra . (7 phút) Bài 29 (SBT): Tính giá trị của biểu thức: a. |-6| - |-2| b. |5| . |-4| c. |20| : |5| d. |247| + |- 47| a. |-6| - |-2| = 6 - 2 = 4 b. |5| . |-4| = 5.4 =20 c. |20| : |5| = 20 : 5 = 4 d. |247| + |- 47| = 247 + 47 = 294 Hoạt động 2 : Cộng hai số nguyên cùng dấu (20 phút) - H: Tính (+ 4) + (+ 2) =? - GV treo bảng phụ giới thiệu trên trục số biểu diễn phép cộng 2 + 4 = 6? - GV chuyển mục 2. - HS đứng tại chỗ đọc ví dụ SGK. - H: Nhiệt độ buổi trưa ở Matxcơva là -3oC. Buổi chiều nhiệt độ là bao nhiêu nếu nó giảm -2oC? - HS dựa vào trục số để trả lời. - GV : Tương tự với số thì sao? - GV cho HS làm ?1 - GV : Từ đó, muốn cộng hai số nguyên cùng dấu ta làm như thế nào? - HS trả lời và rút ra qui tắc. - GV chốt lại. - GV cho HS làm ?2 . - GV : Dựa vào qui tắc tính nhanh. - GV cho 2HS lên bảng làm. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. 1. Cộng 2 số nguyên dương . Ví dụ: Tính. (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6 2. Cộng 2 số nguyên âm. VD: Giải: (-3oC) + ( -2oC) = -5 C. Nhiệt độ buổi chiều là -5 C. ?1 Tính và nhận xét kết quả: (-4) + (-5) = -9 |-4| + |-5| = 4 + 5 = 9 Quy tắc: (SGK -75) ?2 Thực hiện phép tính. a) (+ 37) + (+ 81) = + 118 b) (-23) + (- 17) = - 40 Hoạt động 3 : Củng cố . (16 phút) - GV cho HS làm bài 23. - H: Nhắc lại qui tắc cộng hai số nguyên cùng dấu? - HS đứng tại chỗ nhắc lại. - 4HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng thực hiện vào vở. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 24. - H: Muốn tính tổng 2 giá trị tuyệt đối ta làm ntn? - HS thảo luận nhóm nhỏ để làm. - Tiếp đó, đại diện lên bảng trình bày. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 23(SGK/75) Tính: a. 2763 + 152 = 2915 b. (-7) + (-14) = - 21 c. (-35) + (- 9) = - 44 d. (-43) + (-82) = - 125 Bài 24(SGK/75) Tính: a. (-5) + (-248) = - 253 b. 17 + |-33| = 17 + 33 = 50 c. |- 37 | + |+15| = 37 + 15 = 52 d. |-21| + |- 13| = 21 + 13 = 34 e. |- 6| + |- 3| +| -2| = 6 + 3 + 2 = 11 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) Về nhà học thuộc quy tắc vận dụng Làm bài tập 25; 26 (SGK - 75). Bài 25 : Chú ý, ta phải tính trước, rồi dựa vào kết quả để điền dấu cho phù hợp. Tuần: 16 Tiết : 45 ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Hệ thống hoá kiến thức về tập hợp, các kí hiệu về tập hợp và số nguyên, dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, hợp số, cách tìm ƯCLN, BCNN. - Có kĩ năng vận dụng kiến thức vào một số bài tập cụ thể. - Giáo dục tính cẩn thận, chịu khó trong tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, đề cương, bảng phụ các bài tập. - HS : Xem trước nội dung ôn tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : 1.Cách viết, kí hiệu tập hợp. (10 phút) - H: Có mấy cách viết ? Cho ví dụ. - GV:Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Hãy viết tập hợp A bằng 2 cách. HS: A = {0;1;2;3} A = {xÎ N/ x <4} - H: Số phần tử của 1 tập hợp? - GV : Tập hợp con. Ký hiệu ⊂ . Giao của 2 tập hợp. Ký hiệu A ⋂ B. * Để viết 1 tập hợp có 2 cách. - Liệt kê các phần tử của tập hợp. -Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. * 1 tập hợp có thể có 1 phần tử,2 phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào. Hoạt động 2 : 2. Khái niệm tập hợp N, Z. (15 phút) - H: Viết tập hợp N, N*, Z ? Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện mối quan hệ giữa ba tập hợp số ? -HS lên bảng viết, HS ở dưới cùng làm vào vở. -H: Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9? - HS lần lượt đứng tại chỗ phát biểu. - H: Số nguyên tố là gì? Hợp số là gì? Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? - H: ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm? - HS thảo luận nhóm nhỏ rồi đại diện đứng tại chỗ trả lời. N = {0;1;2;3……} N* = { 1;2;3;4…} Z = {. . . -2;-1;0;1;2. . .} Vậy N* ⊂ N ⊂ Z Hoạt động 3 : Vận dụng. (19 phút) - GV treo bảng phụ bài tập, HS quan sát. - GV cho 4 HS lên bảng áp dụng để làm. - GV đi uốn nắn. - HS ở dưới cùng thực hiện vào vở và nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung và chốt lại. - GV treo bảng phụ bài 2. - H: Nêu cách tìm BCNN của hai hay nhiều số? - HS đứng tại chỗ phát biểu. - HS lên bảng thực hiện nhanh. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV treo bảng phụ bài 3. - H: Để tìm được BC của hai số đó ta làm ntn? - HS . . . ta tìm BC thông qua BCNN sau đó tìm những số thoả mãn điều kiện. - HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng làm và nhận xét, bổ sung. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 1 : Tìm ƯCLN của : a) 42 và 58 b) 18; 30 và 42 c) 26; 39 và 48 d) 85 và 161 Giải a) 42 = 2.3.7 58 = 2.29 ƯCLN (42, 58) = 2 b) 18 = 2.32 30 = 2.3.5 42 = 2. 3 .7 ƯCLN(18, 30, 42) = 2. 3 = 6 Bài 2 : Tìm BCNN của : a) 56; 70 và 126 b) 28; 20 và 40 Giải a) 56 = 23.7 70 = 2. 5.7 126 = 2.32.7 BCNN(56, 70, 126) = 23.32.5. 7 = 2520 b) 28 = 22.7 20 = 22.5 40 = 23. 5 BCNN(28, 20, 40) = 23. 5. 7 = 280 Bài 3 : Tìm BC của 34 và 85 mà lớn hơn 500 nhưng nhỏ hơn 1000. Giải Ta có BCNN(34, 85) = 2.5.17 = 170 BC(34, 85) = B(170) = {0; 170; 340; 510; 680; 850; 1020 …} Vậy số cần tìm là 510; 680; 850 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) Về nhà ôn lại phần lý thuyết và các bài tập đã chữa. Chuẩn bị các câu hỏi lí thuyết và bài tập ở đề cương. Tiết sau ôn tập tiếp. Tuần: 16 Tiết: 46 ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Hệ thống hoá kiến thức thứ tự thực hiện các phép tính, các bài toán về ƯCLN, BCNN, các bài toán tìm x. - Có kĩ năng vận dụng kiến thức vào một số bài tập cụ thể. - Giáo dục tính cẩn thận, chịu khó trong tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, đề cương, bảng phụ các bài tập. - HS : Xem trước nội dung ôn tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Ôn lại các phép tính. (15 phút) - H: Nêu thứ tự thực hiện các phép tính? Nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào? - HS đứng tại chỗ phát biểu. - GV treo bảng phụ bài tập cho HS vận dụng. - 4HS lên bảng thực hiện 4 ý. - HS ở dưới cùng làm và nhận xét. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. Bài 1 : Thực hiện phép tính. a) 75 - (3.52 - 4.23) = 75 - (3.25 - 4.8) = 75 - (75 - 32) = 75 - 75 + 32 = 32 b) 465 + [(-38) + (-465)] - [12-(42)] = [465 + (-465)] + [(-38) -12 + 42] = 0 + (-50) + 42 = - 8 c) 27. 76 + 24. 27 + 260 = 27(76 + 24) + 260 = 27.100 + 260 = 2960 d) 57 : 54 - 2(26.2 - 40.92) = 53 - 2(27 - 92) = 125 - 2(128 - 81) = 125 - 2. 47 = 125 - 94 = 31 Hoạt động 2 : Bài toán tìm x. (10 phút) - GV treo bảng phụ bài 2. - H: |x| = 5 => x = ? - HS . . . x = 5 hoặc x = -5 - H: Để tìm x được ở câu b, ta phải làm ntn? - HS . . . ta phải tìm được |x|. - GV cho 2 HS lên bảng thực hiện. - HS ở dưới cùng làm và nhận xét. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. Bài 2 : Tìm x, biết : a) 100 - x = 42 - (15 -7) 100 - x = 42 - 8 100 - x = 34 x = 100 - 34 = 66 b) 10 + 2|x| = 2(32 - 1) 10 + 2|x| = 2. 8 10 + 2|x| = 16 2|x| = 16 - 10 = 6 |x| = 6 : 2 = 3 Vậy x = 3 hoặc x = - 3 Hoạt động 3 : Bài toán ƯCLN, BCNN. 19 phút) - GV treo bảng phụ bài toán 1. - HS đứng tại chỗ đọc đề bài và suy nghĩ . - H: Để chia đều 60 nam và 70 nữ cho các tổ, thì số người và số tổ có mối quan hệ với nhau như thế nào? - HS . . . số tổ chính là ƯC (60, 70). - H: Có thể chia nhiều nhất thành bao nhiêu tổ ta thực hiện như thế nào? - HS . . . chính là ƯCLN (60, 70). - H: Muốn biết số nam, số nữ trong mỗi tổ ta làm như thế nào? - HS đứng tại chỗ trả lời. 1HS lên bảng thực hiện nhanh, ở dưới cùng làm vào vở. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. - GV treo bảng phụ bài toán 2. - HS đọc đề bài. - H: Lần thứ 2 cả ba bạn trực vào 1 ngày, thì số ngày đó với số ngày trực của mỗi bạn trực như thế nào? - HS . . . chính là BCNN (5, 10, 8). - H: Muốn biết mỗi bạn đã trực được mấy ngày ta làm như thế nào? - HS . . . lấy BCNN chia cho số ngày mà mỗi bạn trực theo chu kì. - GV cho HS lên bảng thực hiện, ở dưới HS cùng thực hiện vào vở. - GV nhận xét chung và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 3 : Bài toán 1) Đội văn nghệ của một trường gồm 60 nam và 70 nữ về một huyện để biểu diễn. Muốn phục vụ được nhiều xã hơn, đội dự định chia thành tổ và phân phối nam nữ cho đều vào các tổ. Hỏi có thể chia nhiều nhất thành bao nhiêu tổ? Khi đó mỗi tổ có mấy nam, mấy nữ? Giải Ta có ƯCLN(60, 70) = 10 Có thể chia nhiều nhất 10 tổ. Mỗi tổ có số nam là 60 : 10 = 6 (nam) Mỗi tổ có số nữ là 70 : 10 = 7 (nữ) 2) Ba bạn An, Bình, Cường cùng học một trường nhưng ở 3 lớp khác nhau, An cứ 5 ngày trực nhật một lần, Bình 10 ngày một lần và Cường 8 ngày một lần. Lần đầu cả 3 bạn cùng trực vào 1 ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày thì 3 bạn lại cùng trực vào 1 ngày? Đến ngày đó mỗt bạn đã trực mấy lần? Giải Ta có BCNN(5, 10, 8) = 40 Ít nhất 40 ngày thì 3 bạn lại cùng trực vào 1 ngày. Đến ngày đó : + Bạn An trực được 40 : 5 = 8 (ngày) + Bạn Bình trực được 40 : 10 = 4 (ngày) + Bạn Cường trực được 40 : 8 = 5 (ngày) Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) Về nhà học và làm hết bài tập ở đề cương. Ôn tập kĩ để thi học kì 1. Tuần: 16 Tiết: * ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I. MỤC TIÊU - Hệ thống hoá kiến thức điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng... - Có kĩ năng vẽ hình qua diễn đạt bằng lời, giải bài toán cộng đoạn thẳng. - Giáo dục tính cẩn thận, chịu khó trong làm việc. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, đề cương, bảng phụ các bài tập. - HS : Xem trước nội dung ôn tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Ôn tập lí thuyết. (10 phút) - H: Nêu tính chất 3 điểm thẳng hàng ? - H: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt ? - H: Như thế nào là một tia gốc O, hai tia đối nhau ? - H: Đoạn thẳng AB là gì ? - H: Khi nào thì AM + MB = AB ? - H: Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì ? Cho HS đứng tại chổ trả lời GV: Nhận xét, đánh giá Hoạt động 2 : Vẽ hình . ( 20 phút) Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau : - Điểm C nằm trên đường thẳng a. - Điểm B nằm ngoài đường thẳng b. - Ba điểm M, N, P thẳng hàng sao cho điểm P nằm giữa hai điểm M, N. - Ba điểm T, Q, R không thẳng hàng. - Điểm B nằm giữa hai điểm A và N; điểm M nằm giữa hai điểm A vàB. - Lấy 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, kẻ đường thẳng đi qua các cặp điểm. - Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A, đường thẳng p cắt n tại B và cắt m tại C. - Đường thẳng MN và PQ cắt nhau tại O. Vẽ hình theo các kí hiệu : - A Îp; B Ï Q ( HS vẽ hình trên bảng, GV sữa, nhận xét ) . a C . b . . . B M P N Hoạt động 3 : Bài toán cộng đoạn thẳng . (14 phút) Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm. a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A, B không ? Vì sao ? b) So sánh AM và MB. c) M có là trung điểm của AB không ? - GV: Hướng dẫn, kiểm tra HS vẽ hình. - HS: Vẽ hình trên bảng. - HS, GV nhận xét đánh giá. - GV: Gọi HS đứng tại chổ trả lời câu a. - GV: Nhận xét, ghi bảng. - H: Để so sánh AM với MB ta cần tính đoạn thẳng nào ? - HS: Tính MB - GV: hướng dẫn, kiểm tra. - HS, GV nhận xét, đánh giá. - HS: sữa bài - GV gọi HS đứng tại chổ trả lời câu c. - HS, GV nhận xét, đánh giá. - HS: sữa bài. GV: Tổng kết bài học. Bài toán : Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm. a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A, B không ? Vì sao ? b) So sánh AM và MB. c) M có là trung điểm của AB không ? . . . Giải : A M B a) Điểm M nằm giữa hai điểm A, B vì AM < AB ( AM = 3cm, AB = 6 cm) b) Vì M nằm giữa hai điểm A, B Nên : AM + MB = AB Thay : AM = 3cm, AB = 6cm Ta có : 3 + MB = 6 => MB = 3cm Vậy : AM = MB = 3cm. c) M là trung điểm của AB vì AM = MB = = 3cm. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về nhà học và làm hết bài tập ở đề cương. - Ôn tập kĩ để thi học kì 1. Năm Căn, ngày 05 tháng 12 năm 2009 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 16.DOC
Giáo án liên quan