A.MỤC TIÊU:
- Hs hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại
+ Nếu a = b thì b = a
- Hs hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế : khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B.PHƯƠNG TIỆN:
- GV: Hình vẽ 50 (SGK - 85) phóng to, bảng phụ.
- HS : Đọc trước bài mới.
18 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 20 - 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Tiết 59. quy tắc chuyển vế.
A.mục tiêu:
- Hs hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại
+ Nếu a = b thì b = a
- Hs hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế : khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B.phương tiện:
- GV: Hình vẽ 50 (SGK - 85) phóng to, bảng phụ.
- HS : Đọc trước bài mới.
C.các hoạt động trên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” , bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-”.Chữa bài tập 60 a(SGK – 85).
- Chữa bài tập 60 b (SGK – 85)?
Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng, kiểm tra vở bài tập của một số học sinh dưới lớp.
BT 60 (SGK - 85):
a)(27 + 65) + (346 – 27 – 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65
= (27 - 27) + 346 + (65 - 65)
= 0 + 346 + 0
= 346.
b)(42 – 69 + 17) – (42 + 17)
= 42 – 69 + 17 – 42 – 17
= (42 – 42) + (17 – 17 ) – 69
= - 69.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Tính chất của đẳng thức.
Giáo viên treo hình 50 (SGK - 85), giới thiệu:
Rút ra nhận xét?
Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau,rút ra nhận xét?
GV tương tự như ban đầu ta có hai số bằng nhau, kí hiệu a = b ta được một đẳng thức.Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái dấu “=”; vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=”.
Nhận xét: Cân vẫn thăng bằng
Các tính chất của đẳng thức:
+ a = b a+c = b+c
+ a+c=b+c a = b
+ a = b b = a
Hoạt động 2.
2. Ví dụ:
Tìm số nguyên x biết:
x-2 = -3
- Làm thế nào để vế trái chỉ còn x?
Thu gọn các vế?
Gv yêu cầu HS làm ?2
VD: (SGK - 86)
Giải: Thêm 2 vào 2 vế
x – 2 = - 3
x- 2 +2 = -3 +2
x+ 0 = -3 + 2
x = -1
?2.Tìm x biết:
x + 4 = - 2
x + 4- 4 = -2- 4
x + 0 = - 2- 4
x = - 6
Hoạt động 3.
3. Quy tắc chuyển vế.
- Từ phép tính:
x – 2 = - 3
x- 2 +2 = -3 +2 => x = - 3 + 2
- Em có nhận xét gì khi ta chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
Giáo viên giới thiệu quy tắc chuyển vế (SGK - 86). Yêu cầu một vài học sinh đọc quy tắc chuyển vế.
- Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu ví dụ trong sách giáo khoa, có gì thắc mắc thì hỏi giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?3 theo nhóm.
Giáo viên giới thiệu phần nhận xét như sách giáo khoa.
- Khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức ta phảI đổi dấu số hạng đó.
- VD: (SGK - 86).
?3. x + 8 = (- 5) + 4
x + 8 = -1
x = (- 1) – 8
x = - 9.
Nhận xét: SGK – 86.
IV. Củng cố:
- Nhắc lại các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế?
- Bài tập “Đúng hay sai?”:
a) x - 12 = (- 9) - 15
x = - 9 +15 + 12 (Sai)
b) 2- x =17- 5
- x=17- 5 + 2 (Sai)
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
- BTVN: 62, 63,64,65 (SGK - 87).
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 60. Đ10. nhân hai số nguyên khác dấu.
A.mục tiêu:
- Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên : thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau. HS tìm được kết quả phép nhân hai số nguyên khác dấu.
- HS hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu.
- Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
B. chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Nháp, bảng con.
c. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra:
Phát biểu quy tắc chuyển vế?
Chữa bài tập số 96 (SBT – 65)?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
1. Nhận xét mở đầu.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm ?1.Học sinh dưới lớp làm vào vở.
- Tương tự , hãy làm ?2, điền kết quả ra bảng phụ.
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời ?3.
Có thể hướng dẫn học sinh thông qua ví dụ: Nhận xét về và dấu của (- 5).3?
=> Hình thành quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
?1. (- 3).4 = (- 3)+ (- 3)+(- 3)+(- 3) = - 12
?2. (- 5).3 = (- 5) + (- 5) + (- 5) = - 15.
2. (- 6) = (- 6) + (- 6) = - 12.
?3. Học sinh nhận xét.
Hoạt động 2
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Yêu cầu học sinh nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ trong sách giáo khoa – 89.
- Yêu cầu học sinh vận dụng quy tắc làm ?4 điền vào bảng con.
* Quy tắc: SGK – 88
Chú ý: - Khi nhân hai số nguyên khác dấu tích có:
+ giá trị tuyệt đối bằng tích các giá trị tuyệt đối.
+ dấu là dấu “-“.
-Tích của một số nguyên a với số 0 là số 0.
VD: SGK – 89.
?4. a) 5. (- 14) = - (5.14) = - 70.
b) (- 25). 12 = - (25.12)
= - (25.4.3) = - (100.3) = - 300.
IV. Củng cố:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Yêu cầu HS làm bài tập 76 trang 89 SGK
điền vào ô trống:
Giáo viên cho HS làm bài tập:
Đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng?
a) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b) Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm.
c) a.(-5) < 0 với aZ và a0
d) x+x+x+x = 4+x
e) (-5).4 < (-5).0
- Học sinh phát biểu quy tắc.
BT 76 (SGK - 89):
x
5
-18
18
- 25
y
-7
10
-10
40
x.y
- 35
- 180
-180
- 1000
BT:
Sai.Dấu âm.
Đúng.
c) Sai. a.(- 5) 0 với aZ và a0
d) Sai. x+x+x+x = 4.x
e) Đúng.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng các quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
- BTVN 73,74,75,77 (SGK – 89).
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 61 . Đ11. nhân hai số nguyên cùng dấu
A.mục tiêu:
- Học sinh hiểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số nguyên âm.
- Biết vận dụng quy tắc để tìm tích hai số nguyên, biết cách đổi dấu tích .
- Biết dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của các hiện tượng,của các số.
B.chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, thước thẳng.
HS:nháp, thước thẳng.
C. các hoạt động trên lớp:
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Hs1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Chữa bài tập 77 (SGK – 89).
- HS 2: Chữa bài tập 115 (SBT - 68)?
Điền vào ô trống:
m
4
- 13
- 5
m
- 6
20
- 20
m.n
- 260
- 100
- Nếu tích 2 số nguyên là số âm thì 2 thừa số đó có dấu như thế nào?
- HS 1: Phát biểu quy tắc.
BT 77 (SGK - 89):
Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là:
a) 250.3 = 750 (dm)
b) 250.(-2) = -500 (dm) nghĩa là giảm 500 dm.
- HS 2:
BT 115 (SBT - 68):
m
4
- 13
13
- 5
m
- 6
20
- 20
20
m.n
- 24
- 260
- 260
- 100
- Nếu tích của 2 số nguyên là số âm thì 2 thừa số đó khác dấu nhau.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Nhân hai số nguyên dương.
GV giới thiệu: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
- Yêu cầu học sinh làm ?1 trả lời ra bảng con.
- Vậy khi nhân hai số nguyên dương tích là một số như thế nào?
?1.a) 12.3 = 36
5.120 = 600.
- Nhận xét: Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Hoạt động 2.
2. Nhân hai số nguyên âm.
- Giáo viên cho HS làm ?2
Hãy quan sát kết quả 4 phép tính đầu rồi rút ra nhận xét, dự đoán kết quả hai tích cuối.
- Trong 4 tích này ta giữ nguyên thừa số (-4) còn thừa số thứ nhất giảm đi 1 đơn vị, em thấy các tích thay đổi như thế nào?
Theo quy luật đó em hãy dự đoán kết quả 2 tích cuối.
- Vậy muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào ?
- Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta làm thế nào?
Hs điền kết quả 4 dòng đầu
3.(- 4) = - 12
2.(- 4) = - 8
1.(- 4) = - 4
0.(- 4) = 0
(-1).(- 4) = 4
(-2).(- 4) = 8
Quy tắc: Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng
Ví dụ: SGk – 90.
Nhận xét : Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
Kết luận: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau.
?3. a) 5.17 = 85.
b) (- 15).(- 6) = 15.6 = 90.
Hoạt động 3.
3.Kết luận.
Giáo viên đưa bảng kết luận lên bảng phụ, học sinh ghi chép và ghi nhớ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các chú ý trong sách giáo khoa – 91.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi nhóm làm ?4 ra phiếu học tập, giáo viên thu và nhận xét, chấm điểm.
+ a.0 = 0.a = 0.
+ Nếu a, b cùng dấu thì a.b = .
+ Nếu a, b khác dấu thì a.b = - ().
Chú ý: (SGK - 91).
?4. a) a là một số nguyên dương, nếu a.b là một số nguyên dương thì b là số nguyên dương.
b) a là một số nguyên dương, nếu a.b là một số nguyên âm thì b là số nguyên âm.
IV. Củng cố:
- Nêu quy tắc nhân hai số nguyên?
- Yêu cầu học sinh làm nhanh bài tập 79 (SGK - 91).
- Muốn nhân 2 số nguyên ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, đặt dấu “+” trước kết quả tìm được nếu 2 số nguyên cùng dấu, đặt trước kết quả nhận được dấu “-” nếu hai số nguyên khác dấu.
- HS làm bài tập 79.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc và áp dụng thành thạo nhân hai số nguyên.
- BTVN: 78,80,81,82,83 (SGK – 91,92).
- Giờ sau luyện tập.
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 62. Luyện tập.
A.Mục tiêu :
Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên, chú ý đặc biệt quy tắc dấu ( âm x âm = dương)
Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên,bình phương của một số nguyên, sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực.
B.Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS : Thước thẳng, nháp.
C.Các hoạt động lên lớp:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, nhân với số 0?
Làm bài tập 81 (SGK - 92).
- HS2: So sánh quy tắc dấu của phép nhân và phép cộng số nguyên?
Chữa bài tập 83 trang 92 SGK
- HS 1: Phát biểu quy tắc và làm bài tập 81.
- HS2: So sánh:
+ Phép cộng: (+) + (+) (+)
(-) + (+)(+) hoặc (-)
(-) + (-) (-)
+ Phép nhân : (+).(+)(+)
(-).(-)(+)
(-).(+)(-)
Chữa bài tập 83.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Dạng 1. áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
Điền các dấu “+”, (-) thích hợp vào ô trống:
Gợi ý cột 3 “dấu của ab” trước.
Căn cứ vào cột 2 và 3,điền dấu cột 4 “dấu của ab2”.
Giáo viên thu bài của các nhóm, yêu cầu học sinh nhận xét chéo và chấm điểm.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 86 rồi viết kết quả ra bảng con. Giáo viên chữa bài trên bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm làm bài tập 87 (SGK - 93).
Biết rằng 32 = 9, có số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9?
- Giáo viên yêu cầu một nhóm trình bày, kiểm tra một vài nhóm khác
- Mở rộng: Biểu diễn các số 25 , 36 , 49 , 0 dưới dạng tích hai số nguyên bằng nhau?
Nhận xét gì về bình phương của mọi số?
BT 84 (SGK - 92):
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của a.b
Dấu của a.b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
BT 86 (SGK - 93):
a
- 15
13
- 4
9
- 1
b
6
- 3
- 7
- 4
- 8
a.b
- 90
- 39
28
- 36
8
BT 87 (SGK - 93):
32=(-3)2=9
Ta có: 25 = 5.5 = (- 5).(- 5)
36 = 6.6 = (- 6).(- 6)
49 = 7.7 = (- 7).(- 7)
Hoạt động 2
2. Dạng 2. So sánh các số.
BT 82 (SGK - 92):So sánh:
a) (-7).(-5) với 0
b)(-17).5 với (-5).(-2)
c)(+19).(+6) với (-17).(-10).
BT 88 (SGK - 93):
Cho x Z. So sánh (-5).x với 0.
x có thể nhận những giá trị nào?
BT 82 (SGK - 92):
a) (-7).(-5) > 0
b)(-17).5 < (-5).(-2)
c)(+19).(+6) < (-17).(-10).
BT 88 (SGK - 93):
Nếu x > 0 thì (- 5).x < 0.
Nếu x = 0 thì (- 5).x = 0.
Nếu x 0.
Hoạt động 3.
3. Dạng 3. Sử dụng máy tính bỏ túi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để tìm kết quả của bài tập 85 và 89 (SGK - 93).
BT 85 (SGK - 93):
a
b
c
d
- 200
- 270
150 000
169
BT 89 (SGK - 93):
a
b
c
- 23 052
- 5 928
143 175
IV. Củng cố:
- Khi nào tích hai số nguyên là số dương? Là số 0?
- BT: Đúng hay sai?
a)(-3).(-5) = (-15)
b)62 = (-6)2
c)(+15).(-4) = (-15).(+4)
d)(-12).(+7) = - (12.7)
e)Bình phương của mọi số đều là số dương
- HS: Tích 2 số nguyên là số dương nếu 2 số cùng dấu, là số âm nếu 2 số khác dấu, là số 0 nếu có thừa số bằng 0.
Học sinh hoạt động trao đổi bài tập
a) sai (-5).(-3) =15
b)đúng
c)đúng
d)đúng
e)sai, bình phương mọi số đều không âm
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các quy tắc phép nhân số nguyên
- Ôn lại tính chất phép nhân trong N.
- BTVN: 128,129,131 (SBT - 70).
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 63. Đ12. tính chất của phép nhân
A.mục tiêu:
Hs hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân : giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu thức.
Giáo dục cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
B.chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Nháp, bảng con.
C.các hoạt động trên lớp:
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- HS1: Nêu quy tắc và công thức nhân hai số nguyên? Chữa BT 128 (SBT – 70).Tính:
a) (-16).12 b) 22.(-5)
c) (-2500).(-100) d) (-11)2
- HS2:Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất gì? Nêu dạng tổng quát?
Giáo viên ghi công thức vào góc bảng:
+ a.b=b.a
+ (a.b).c=a.(b.c)
+ a.1=1.a=a
+ a.(b+c)=a.c+b.c
Phép nhân trong Z cũng có tính chất tương tự như phép nhân trong N ghi đề bài.
HS1 lên bảng phát biểu quy tắc và công thức.
BT 128 (SBT – 70):
a) -192 b) -110
c) 250 000 d) 121
- HS2: Phép nhân các số tự nhiên có tính chất giao hoán, kết hợp,nhân với 0, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Tính chất giao hoán.
Hãy tính: 2.(-3)=?; (-3).2=?
(-7).(- 4)=?;(- 4).(-7)=?
Rút ra nhận xét
=> Công thức: a.b = b.a
2.(-3)= (-3).2=- 6
(-7).(-4)= (-4).(-7)=28
Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi
Hoạt động 2.
2. Tính chất kết hợp.
Tính và so sánh : [9.(-5)].2=?; 9.[(-5).2] =?
=> Công thức: (a.b).c = a.(b.c)
Nhờ tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên.
- Giáo viên đưa ra phần chú ý, yêu cầu học sinh theo dõi, giáo viên giải thích nếu học sinh không hiểu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời ?1, ?2?( Có thể lấy ví dụ cụ thể để rút ra kết luận.)
[9.(-5)].2 =(-45).2=-90
9.[(-5).2] = 9.(-10)=-90
=> [9.(-5)]2=9.[(-5).2]
+ Chú ý: SGK – 94.
?1. Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu “+”.
?2. Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu “-”.
+ Nhận xét: SGK – 94.
Hoạt động 3
3. Nhân với 1.
Tính (-5).1 = ?
1.(-5) = ?
(+10).1 = ?
Vậy nhân 1 số nguyên a với 1, kết quả bằng số nào?
Giáo viên ghi: a.1 =1.a = a
Nhân một số nguyên a với -1, kết quả bằng số nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trả lời ?4.
HS: nhân một số nguyên a với 1,kết quả bằng a
Nhân một số nguyên a với -1, kết quả bằng (-a)
?4. Đúng. Vì hai số đối nhau luôn có bình phương bằng nhau.
Hoạt động 4.
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Muốn nhân một số với một tổng, ta làm thế nào?
=> Công thức: a.(b + c) = a.b + a.c.
- Muốn tính a.(b – c) ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm ?5 theo nhóm.
Giáo viên kiểm tra bài của các nhóm, gọi đại diện hai nhóm lên trình bày hai phần.
Giáo viên nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Học sinh trả lời.
+ Chú ý: a.(b – c) = a.b – a.c.
?5.
a) (-8).(5+3) = (-8).8=- 64
(-8).(5+3)=(-8).5+(-8).3
= - 40+(-24) =- 64
b) (-3+3).(-5) = 0.(-5) = 0
(-3+3).(-5) =(-3).(-5)+3.(-5) = 15+(-15) = 0
IV. Củng cố:
Phép nhân trong Z có những tính chất gì? Tích nhiều số mang dấu dương khi nào? Mang dấu âm khi nào? Bằng 0 khi nào?
Hs nhắc lại
Tích nhiều số mang dấu dương nếu số thừa số âm là chẵn, mang dấu âm nếu số thừa số âm là lẻ, bằng 0 khi trong tích có thừa số bằng 0.
- Học sinh làm BT 94 (SGK - 95):
a) (-5)5. b) 63.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững các tính chất của phép nhân: công thức và phát biểu thành lời.
- Học phần nhận xét và chú ý trong bài.
BTVN: 91,92,93 (SGK – 95).
- Giờ sau luyện tập.
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 64. luyện tập
A.mục tiêu:
Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân và nhận xét của phép nhân nhiều số, phép nâng lên lũy thừa.
Biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức, xác định dấu của tích nhiều số.
Giáo dục tính tỉ mỉ, chính xác, khoa học.
B.Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng con.
C.các hoạt động trên lớp:
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Phát biểu tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên? Viết công thức tổng quát?
Làm bài tập 92 a( SGK - 95)?
- Thế nào là lũy thừa bậc n của số nguyên a? Làm bài tập 138 (SBT – 71)?
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1.Dạng 1. Tính giá trị biểu thức.
- Sử dụng tính chất nào để tính nhanh và hợp lí nhất?
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm hai phần.
Học sinh dưới lớp làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức?
- Xác định dấu của biểu thức?
- Yêu cầu học sinh thay số vào rồi tính, viết kết quả ra nháp.
- So sánh một tích với 0, ta chỉ cần quan tâm đến cái gì?
BT 96 (SGK - 95):
a) 237.(-26)+26.137
= 26.137 – 26.237
= 26.(137-237)
= 26.(-100)
= - 2600.
b) 63.(-25) + 25.(-23)
= 25.(-23) - 25.63
= 25. (-23-63)
= 25.(- 86)
= - 2150.
BT 98 (SGK - 96):
a)Với a = 8, ta có:
(- 125). (- 13). (- a) = (- 125). (- 13). (- 8)
= - (125.13.8) = - (125.8.13) = - 13 000.
b)Với b = 20, ta có:
(-1)(-2)(-3)(-4)(-5).b =(-1)(-2)(-3)(-4)(-5).20
=-(2.3.4.5.20) = - (12.10.20) = - 2 400.
BT 100 (SGK - 96):
Kết quả: B. 18
BT 97 (SGK - 96):
a)Tích (- 16). 1253. (- 8). (- 4). (- 3) > 0 vì trong tích có 4 thừa số âm.
a)Tích 13. (- 24). (- 15). (- 8).4 < 0 vì trong tích có 3 thừa số âm.
Hoạt động 2.
2. Dạng 2. Lũy thừa.
- Giải thích tại sao (- 1)3 = (- 1)? Có còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó cũng bằng chính nó không?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 141 SBT.
BT 95 (SGK - 95):
(- 1)3 = (- 1). (- 1). (- 1) = (- 1).
Có: 03 = 0; 13 = 1.
BT 141 (SBT - 72):
a)(- 8). (- 3)3.(+125)
= (- 2)3.(- 3)3.53
= [(-2).(-3).5]. [(-2).(-3).5]. [(-2).(-3).5]
= 30.30.30
= 303.
b)27.(-2)3..(-7).49
= 33.(-2)3.(-7).(-7)2
= [3.(-2).(-7)]. [3.(-2).(-7)]. [3.(-2).(-7)]
= 42.42.42
= 423.
Hoạt động 3.
3.Điền vào ô trống, dãy số.
Giáo viên đưa đề bài lên bảng phụ.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.Giáo viên cho học sinh so sánh đối chiếu kết quả của các nhóm, chốt lại kết quả đúng.
- Tìm hai số tiếp theo của dãy?
Hướng dẫn: Tìm quy luật của dãy số trước.
BT 99 (SGK - 96):
a)(-7).(-13) + 8.(-13) = (-7 + 8). (-13) = - 13.
b) (-5). (-4 – (-14)) = (-5).(-4) – (-5).(-14)
= 20 – 70 = - 50.
BT 147 (SBT - 73):
-2; 4; -8; 16; -32; 64;…..
5; -25; 125; - 625; 3125; - 15 625;……
IV. Củng cố:
Nhắc lại các tính chất cơ bản của phép nhân và các dạng bài tập đã chữa?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các tính chất của phép nhân.
- BTVN: 143 đến 148 (SBT – 72,73).
- Ôn tập Bội và ước của số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.
- Giờ sau học bài “Bội và ước của một số nguyên”
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 65. Đ13.bội và ước của một số nguyên.
A.mục tiêu:
Học sinh biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm “ chia hết cho”
Học sinh hiểu được 3 tính chất liên quan tới khái niệm “chia hết cho”; biết tìm bội và ước của một số nguyên.
Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác.
B.phương tiện:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Bảng con, nháp.
C.các hoạt động trên lớp:
I.Tổ chức:
6A: 6B: 6C:
II. Kiểm tra:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho a,b N, khi nào a là bội của a, b là ước của a.
Tìm các ước trong N của 6?
Tìm 2 bội trong N của 6?
- HS: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì a là bội của a, b là ước của a.
Ước trong N của 6 là: 1;2;3;6
Hai bội trong N của 6 là: 6;12.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Bội và ước của một số nguyên.
Gv yêu cầu hs làm ?1
Viết các số 6,- 6 thành tích của hai số nguyên.
- Ta đã biết, với a,b N, b0 nếu ab thì a là bội của a, b là ước của a.
Vậy khi nào ta nói a chia hết cho b?
Tương tự như vậy:
Cho a,b Z, b0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b .Ta còn nói a là bội của a và b là ước của a.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại định nghĩa trên.
- Căn cứ vào định nghĩa em hãy cho biết 6 là bội của những số nào?
Và -6 là bội của những số nào?
Vậy 6 và -6 cùng là bội của:1; 2; 3;6
Yêu cầu HS làm ?3
Tìm hai bội và hai ước của 6; của -6
Gv gọi một HS đọc phần chú ý trong SGK trang 96.
Tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0?
Tại sao số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào?
Tại sao 1 và (-1) là ước của mọi số nguyên?
- Tìm các ước chung của 6 và (-10).
?1.
6=1.6=(-1)(-6)=2.3=(-2)(-3)
(-6)=(-1).6=1.(-6)=(-2).3=2.(-3)
?2. a chia hết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a = b.q
ĐN: SGK – 96.
Hs nhắc lại định nghĩa bội và ước của một số nguyên.
HS: 6 là bội của: 1;6;(-1);(-6);2;3;(-2);(-3)
-6 là bội của: (-1);6;1;(-6);(-2);3;2;(-3)
?3. Bội của 6 và (-6) có thể là:6; 12..
ước của 6 và -6 có thể là 1; 2..
Chú ý: SGK – 96.
Học sinh đọc phần chú ý và trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 2.
2. Tính chất.
Gv yêu cầu HS tự đọc SGK và lấy ví dụ minh họa cho từng tính chất,GV ghi bảng:
a) ab và bc ac
b)ab và mZamb
c) ac và bc
- Cho học sinh làm lần lượt hai phần của ?4 ra bảng con.
Giáo viên cho học sinh trao đổi bảng và nhận xét bài làm của nhau theo đơn vị bàn học.
Hs nêu 3 tính chất
Lấy ví dụ minh họa.
?4.
a)Tùy học sinh. Có thể là: -15; 10; -35.
b)Các ước của – 10 là: 1; 2; 5; 10.
IV. Củng cố:
- Khi nào ta nói ab? Nhắc lại 3 tính chất liên quan đến khái niệm “chia hết cho”?
Yêu cầu HS làm bài 101 và bài 102 SGK
Sau đó gọi 2 hs lên bảng
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv cho hs hoạt động nhóm bài 105 SGK
a
42
-25
2
-26
0
9
b
-3
-5
-2
7
-1
a:b
-14
5
-1
-2
0
-9
Học sinh trả lời.
Hs hoạt động nhóm trong vòng 4 phút sau đó 1 nhóm lên trình bày
Kiểm tra thêm vài nhóm khác
V. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc định nghĩa ab trong tập Z, nắm vững các chú ý và 3 tính chất liên quan tới khái niệm”chia hết cho”.
BTVN: 103,104, 106 (SGK- 97).
Tiết sau ôn tập chương 2, học sinh làm các câu hỏi ôn tập chương 2 (SGK - 98).
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 66. ôn tập chương ii.
a.mục tiêu:
Ôn tập cho HS khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên.
HS vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về so sánh sô nguyên, thực hiện phép tính, bài tập về giá trị tuyệt đối , số đối của số nguyên.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
B.Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: Các câu hỏi ôn tập chương II, bảng con, thước thẳng, nháp.
C.Các hoạt động dạy học:
I.Tổ chức:
II. Kiểm tra:
Kết hợp trong bài giảng.
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
1. Ôn tập kháI niệm về tập Z, thứ tự trong Z.
1. Hãy viết tập hợp Z các số nguyên? Tập hợp Z gồm các số nào?
2. a) Viết số đối của số nguyên a?
b)Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số 0? Số nguyên âm? Cho ví dụ?
3. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? Nêu quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên?
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ?
Vậy giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số 0? Số nguyên âm?
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài tập 107(SGK - 98).
Xác định trên trục số để trả lời cho câu hỏi phần a và b. Trả lời phần c.
Học sinh trả lời miệng bài tập 109.Nêu cách so sánh 2 số nguyên âm, 2 số nguyên dương, số nguyên âm và số 0 với số nguyên dương.
1. Z = {…-3;-2;-1;0;1;2;3;…}.
Vậy tập hợp Z gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
2. a) Số đối của số nguyên a là (- a).
b) Số đối của số nguyên âm là số nguyên dương,số đối của số 0 là số 0, số đối của số nguyên dương là số nguyên âm.
Học sinh tự lấy ví dụ.
3. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
Quy tắc: + Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương và số 0 là chính nó.
+ Giá trị tuyệ dối của một số nguyên âm là số đối của nó.
Học sinh lấy ví dụ.
- Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a luôn không âm.
BT 107 (SGK - 98):
Học sinh trả lời vào vở và lên bảng điền trên bảng phụ của giáo viên.
BT 109 (SGK - 98):
- 624; - 570; - 287; 1441; 1596; 1777; 1850.
Hoạt động 2.
2. Ôn tập các phép toán trong Z.
- Trong tập Z có những phép toán nào luôn thực hiện được?
- Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác dấu?
- So sánh tính chất của phép cộng và phép nhân các số nguyên? (Giáo viên treo bảng phụ có viết tính chất của phép cộng và phép nhân để học sinh tiện so sánh .)
Học sinh trả lời bài tập 110 ra bảng con.
Gọi 4 học sinh lên bảng làm 4 phần bài tập 111(SGk -
File đính kèm:
- tuan20-22.doc