- Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a = b thì b = a.
- Rèn luyện kỹ năng hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế phát triển tư duy linh hoạt sáng tạo.
8 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 20 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20
Tiết: 59
§9. QUI TẮC CHUYỂN VẾ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu và vận dụng đúng các tính chất nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a = b thì b = a.
- Rèn luyện kỹ năng hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế phát triển tư duy linh hoạt sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án.
- HS : SGK, Xem trước bài ở nhà.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra . (5 phút)
- H: Phát biểu qui tắc dấu ngoặc? Bỏ dấu ngoặc rồi tính (27 + 65) - (346 + 27 + 65) ?
- HS lên bảng phát biểu rồi tính.
- GV nhận xét và ghi điểm.
(27 + 65) - (346 + 27 + 65)
= 27 + 65 – 346 – 27 – 65
= (27 – 27) + (65 – 65) – 346
= - 346
Hoạt động 2 : 1. Tính chất của đẳng thức. (10 phút)
- Giáo viên đưa cân bàn lên để 2 đĩa cân bằng lần 1 bỏ mỗi bên 1 quả cân => cân thăng bằng ?
Lần 2: bỏ 2 vật có cùng khối lượng lên => cân vẫn thăng bằng
- H: Rút ra nhận xét gì qua thí nghiệm trên?
- GV giới thiệu tính chất.
Tính chất đẳng thức:
NÕu a = b th× a + c = b + c
a = b th× a - c = b - c
NÕu a + c = b + c th× a = b
NÕu a = b th× b = a
Hoạt động 3 : 2.Ví dụ ( 9 phút)
- GV giới thiệu ví dụ.
- HS quan sát theo HD của GV.
- Vận dụng, hãy làm ?1 ?
-1HS lên bảng thực hiện, ở dưới HS cùng làm vào vở.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
Tìm x, biết : x - 2 = -3
Giải: x - 2 + 2 = -3 + 2
=> x = - 3 + 2
x = -1
?1 . Tìm x biết x + 4 = -2
=> x = - 2 - 4
=> x = -6
Hoạt động 4 : 3. Quy tắc chuyển vế. (10 phút)
- GV giới thiệu qui tắc.
- HS đứng tại chỗ phát biểu.
- GV cho HS làm ví dụ SGK.
- GV làm mẫu câu a.
- 2HS lên bảng vận dụng làm ý b, c.
- HS ở dưới cùng thực hiện vào vở, nhận xét bài trên bảng.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV đưa ra nhận xét.
Ví dụ : Tìm x, biết:
a) x - 2 = - 6 b) x - (-4) = 1
=> x = - 6 + 2 => x = 1 - 4
x = -4 x = - 3
c) x + 8 = (-5) + 4
=> x = (-5) + 4 - 8
x = - 1 - 8
x = -9
Nhận xét:
a - b = a + (-b)
=> (a-b) + b = a + [- b + b] = a + 0 = a
Nếu x + b = a => x = a - b
- Phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
Hoạt động 5 : Củng cố (10 phút)
- GV cho HS làm bài 61.
- H: Phát biểu qui tắc chuyển vế?
- HS đứng tại chỗ phát biểu.
- 2HS lên bảng vận dụng làm 2 ý.
- HS ở dưới cùng làm vào vở và nhận xét.
- GV nhận xét chung và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 65.
- GV : Vận dụng qui tắc để chuyển vế.
- HS lên bảng thực hiện nhanh.
- GV nhận xét chung và chốt lại kết quả.
- GV tổng kết bài học.
Bài 61 (SGK/87). Tìm x, biết :
a) 7 -x = 8 -(-7)
7 -x = 15
x = 7 - 15
x = -8
b) x - 8 = (-3) -8
x = (-3) - 8 + 8
x = -3 + 0
x = -3
Bài 65 (SGK/87)
Cho a, b Î Z. Tìm x Î Z, biết:
a) a + x = b => x = b - a
b) a - x = b => x = a - b
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Về học thuộc quy tắc, làm bài tập, chuẩn bị các bài tập phần luyện tập.
Tuần: 20
Tiết: *
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc bỏ dấu ngoặc vào giải bài tập.
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận trong quá trình thực hiện phép tính tránh nhầm dấu.
- Giáo dục tính kiên trì, nhẫn nại trong quá trình giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án.
- HS : SGK, Xem trước các bài tập phần luyện tập.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra . (5 phút)
- H: Phát biểu quy tắc chuyển vế? Nêu các tính chất của đẳng thức? (SGK/86)
Vận dụng giải 64 ( SGK/87).
- GV nhận xét và ghi điểm.
Lời giải: a) a + x = 5 => x = 5 - a
b) a - x = 2 => x = a - 2
Hoạt động 2 : Bài tập (38 phút)
- GV cho HS làm bài 66.
- H: Để tìm được x ta làm như thế nào?
- HS . . . ta tính hai vế rồi áp dụng qui tắc để chuyển vế.
- HS lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét chung và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 67.
- GV cho 4 HS lên bảng làm nhanh 4 ý.
- GV uốn nắn cách làm.
- HS ở dưới nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- GV cho HS đọc bài 68.
- H: Hiệu số bàn thắng, bàn thua của mùa giải năm ngoái là bao nhiêu? Hiệu số bàn thắng, bàn thua của mùa giải năm nay là bao nhiêu?
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- 1HS lên bảng giải nhanh.
- GV nhận xét chung và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 70.
- H: Để tính tổng hợp lí ta làm như thế nào?
- GV cho HS hoạt động nhóm.
- GV đi uốn nắn các nhóm.
- Đại diện 2 nhóm thực hiện nhanh 2 ý.
- Các nhóm khác ở dưới nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- GV cho HS làm bài 71.
- H: Để tính nhanh ta làm như thế nào?
- HS . . . ta nhóm các số hạng để thực hiện tính nhanh.
- 2HS lên bảng thực hiện.
-HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
- GV nhận xét chung và chốt lại kết quả.
- GV tổng kết bài học.
Bài 66 (SGK/87).Tìm x Î Z, biết:
4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)
- 20 = x - 9
x = - 20 + 9
x = -11
Bài 67 (SGK/87). Tính:
a) (-37) + (-112) = - 149
b) (-42) + 52 = 10
c) 13 - 31 = -18
d) 14 - 24 - 12 = - 22
Bài 68 (SGK/87) Tính hiệu số bàn thắng, bàn thua của mùa giải năm ngoái là:
27 - 48 = - 21(bàn)
Hiệu số bàn thắng bàn thua năm nay là:
39 - 24 = 15 (bàn)
Bài 70 (SGK /88)
Tính tổng một cách hợp lý:
a) 3784 + 23 - 3785 - 15
= (3784 - 3785) + (23 - 15)
= - 1 + 8 = -7
b) 21 + 22 + 23 + 24 - 11 - 12 - 13 - 14
= (21 - 11)+(22-12)+(23-13)+(24 - 14)
= 10 + 10 + 10 + 10 = 40
Bài 71 (SGK/88). Tính nhanh
a) -2001 + (1999 + 2001)
= (-2001 + 2001) + 1999
= 1999
b) (43 - 863) - (137 - 57)
= 43 - 863 - 137 + 57
= -820 - 80
= -900
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Về học bài làm bài 69; 72 (SGK/88).
Bài 72 : Tính tổng các số trên bìa rồi chia đều bằng 3 phần => 1 phần = ?
=> cách chuyển phù hợp.
Tuần: 20
Tiết: 60
§10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu và nắm được quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu, biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng liên tiếp. Hiểu và tính đúng tích của 2 số nguyên khác dấu.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác, cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra . (6 phút)
- H: an = ?
- HS . . .
- H: a.n = ?
- HS . . .
- H: 3. 4 = ?
- GV nhận xét và vào bài mới.
an = a. a. a. . . a
n thừa số a
a.n = a + a + . . . + a
n số hạng a
3. 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
Hoạt động 2 : 1. Nhận xét mở đầu. (8 phút)
- Từ phần kiểm tra GV cho HS làm ví dụ.
- H: Hoàn thành phép tính (-3) . 4 =?
(-5).3 =?
- H: Rút ra nhận xét gì khi nhân 2 số nguyên khác dấu?
- GV nhận xét chung.
a. Ví dụ 1: Hoàn thành phép tính:
(-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = - 12
b. Ví dụ 2: tính:
(-5) . 3 = (-5) +(-5) +(-5) = -15
2. (-6) = (-6) + (-6) = -12
c. Nhận xét: Tích của 2 số nguyên trái dấu bằng tích 2 giá trị tuyệt đối mang dấu chung là dấu âm.
Hoạt động 3 : 2. Quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu. (15 phút)
- H: Nhân 2 số nguyên khác dấu ta làm ntn?
- HS nhắc lại quy tắc SGK (88).
- GV đưa ra qui tắc.
- Vận dụng, GV cho HS làm ví dụ SGK.
- H: Đọc đề và xác định yêu cầu bài toán?
- HS đứng ở dưới đọc đề và nêu yêu cầu.
- H: Muốn tính tiền lương của mỗi người ta làm ntn?
- H: Họ được trả bao nhiêu tiền làm đúng quy cách? Số tiền họ bị phạt là bao nhiêu?
Số tiền họ được lĩnh là bao nhiêu?
- HS lên bảng tính, HS ở dưới nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- GV cho HS vận dụng làm ?4 .
- 2HS lên bảng thực hiện nhanh.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
* Qui tắc : (SGK/88)
* Chú ý: a.0 = 0.a = 0
Tích của số nguyên a với 0 bằng 0.
* Ví dụ:
Làm đúng: 20000 đồng/1 sp
Làm sai phạt: 10000 đồng/1 sp
Làm đúng: 40 sp
Làm sai: 20 sp
H: Được bao nhiêu tiền?
Giải: Số tiền làm đúng: 40.20000=800 000 đ
Số tiền phạt: 20.10000 = 200 000 đồng
Số tiền được lĩnh:
800 000 đ - 200 000 đ = 600 000 đồng
?4 Tính :
a) 5 . (- 14) = - 70
b) (-25) . 12 = - 300
Hoạt động 4 : Củng cố. (15 phút)
- Vận dụng qui tắc, GV cho HS làm bài 73.
- H: Nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
- 2HS đứng tại chỗ lần lượt nhắc lại.
- 4HS lên bảng thực hiện 4 ý.
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 75.
- H: Muốn so sánh được ta phảI làm như thế nào?
- HS . . . ta đi tính phép nhân rồi so sánh .
- HS lên bảng thực hiện nhanh.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- Các nhóm cùng nhìn lên bảng phụ và điền kết quả thích hợp vào ô trống?
- 1 nhóm lên báo cáo kết quả ? Các nhóm khác bổ sung?
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV tổng kết bài học
Bài 73 (SGK/89) Thực hiện phép tính:
a) -5 . 6 =- 30
b) 9 .(-3) = - 27
c) -10 . 11 = - 110
d) 150 . (-4) = - 600
Bài 75 (SGK/89) So sánh.
a) (-67).8 < 0
b) 15 .(-3) < 15
c) (-7) . 2 < - 7
Bài 76 (SGK/89) Điền vào ô trống:
x
5
- 18
18
- 25
y
- 7
10
- 10
40
x.y
- 35
- 180
- 180
- 1000
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Về học bài, làm bài tập 74; 77 (SGK/89).
- Đọc trước bài 62 “nhân 2 số nguyên cùng dấu”.
Hướng dẫn bài 77(SGK/89).
a) x = 3 ta thay vào rồi tính giá trị của biểu thức.
250 . x = 250 . 3 = 750 dm = 75 m
b) x = -2 => 250 .(-2) = - 500 dm = ?
Tuần: 20
Tiết: 15
§1. NỬA MẶT PHẲNG
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu về mặt phẳng , khái niệm nửa mặt phẳng , cách gọi tên nửa mặt phẳng bờ đã cho.
- HS hiểu về tia nằm giữa 2 tia khác .
- Nhận biết nửa mặt phẳng : Biết vẽ , nhận biết tia nằm giữa 2 tia khác.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án , bảng phụ bài tập 2; 3/73 , thước thẳng , phấn màu .
- HS : Thước thẳng , phấn màu
- Phương pháp : Thuyết trình, Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : 1.Mặt phẳng (10 phút)
- GV giới thiệu sơ lược về chương II.
- Giới thiệu về mặt phẳng như SGK.
- H : Mặt phẳng có giới hạn không ? Yêu cầu HS lấy VD trong thực tế về mặt phẳng.
- HS . . . mp không có giới hạn.
Mặt bàn, mặt nước hồ yên lặng . . .
- Mặt bảng, mặt gương soi, mặt trang giấy ... là hình ảnh của mặt phẳng.
HOẠT ĐỘNG 2: 2.Nửa mặt phẳng bờ a. (10phút)
- GV vẽ đường thẳng a trên mặt phẳng bảng.
- Giới thiệu khái niệm nửa mặt phẳng bờ a.
- HS nghe, sau đó nhắc lại KN nửa mặt phẳng bờ a.
- Chỉ rõ nửa mặt phẳng bờ a trên hình .
- GV cho HS thực hành: Vẽ lấy 1 đường thẳnh xy , chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ xy trên hình.
- HS lên bảng thực hiện . Cả lớp cùng làm ở bảng con .
x y
- GV nêu khái niệm 2 nửa mặt phẳng đối nhau .
- GV vẽ hình .
( I ) M
a
( II ) P
N
- Hướng dẫn HS gọi tên nửa mặt phẳng, điểm thuộc nửa mặt phẳng.
( I )
( II )
a
- Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau .
- Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau .
HOẠT ĐỘNG 3 : 3.Tia nằm giữa hai tia . (15phút)
- GV yêu cầu .
- Vẽ 3 tia Ox , Oy , Oz chung gốc .
- Lấy 2 điểm M , N .
M Î tia Oy , M ≠ O .
N Î tia Ox , N ≠ O . Vẽ đoạn thẳng MN. Quan sát hình rồi cho biết tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không ?
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- H : Ở hình 2, 3, 4 tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox, Oy không ? Vì sao ?
- H: Hình 3, 4 tia Ox không nằm giữa 2 tia Ox,Oy.
- GV chốt lại vấn đề .
N x x z
O
z N
M
O
y u M y
y
M v
z
O
N y
x w
M
O
z
x
N
x
- Ở hình 1, 2: Tia Oz cắt đoạn MN ta nói tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy .
- Ở hình3, 4 : Tia Oz không cắt đoạn thẳng MN, ta nói Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy.
HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố, dặn dò . (7 phút)
- Cho HS làm BT 2 SGK /73; BT 3/73 ( GV viết đề sẵn ra bảng phụ )
- Học kĩ lý thuyết : Nắm được nửa mặt phẳng và nhận biết được tia nằm giữa 2 tia
- Làm BT 4; 5 /73 SGK; bài 1; 4; 5/52 SBT
- BT bổ sung :
1/ Vẽ 4 tia chung gốc rồi chỉ ra các tia nằm giữa 2 tia khác .
2/ Vẽ đthẳng xy, lấy 2 điểm E, F thuộc 2 nửa mặt phẳng đối nhau bờ xy, đọc tên các nửa mặt phẳng trên hình.
Naêm Caên, ngaøy 02 thaùng 01 naêm 2010
TOÅ TRÖÔÛNG
Mai Thò Ñaøi
File đính kèm:
- TUAN 20.DOC