- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững 4 tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng linh hoạt các tính chất vào tính toán.
- Giáo dục tính cần cù, nhanh nhạy trong tính toán.
8 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 22 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22
Tiết : 64
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững 4 tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng linh hoạt các tính chất vào tính toán.
- Giáo dục tính cần cù, nhanh nhạy trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, phấn màu.
- HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, máy tính bỏ túi.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút)
- H: Viết công thức tổng quát các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên ?
- HS lên bảng viết.
- GV nhận xét và ghi điểm.
- GV lưu lại ở góc bảng Tính chất.
+) Giao hoán: a.b = b .a
+) Kết hợp: (a.b) . c = a.(b.c)
+) Nhân với 1: a.1 = 1.a = a
a.(-1) = (-1).a = - a
+) Phân phối: a (b + c) = a.b + a.c
a.(b-c) = a.b - a.c
Hoạt động 2 : Bài tập. (37 phút)
- GV cho HS làm bài 96.
- GV : áp dụng tính chất phân phối để làm.
- 2HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng làm vào vở.
- GV uốn nắn để đi đến kết quả.
- GV cho HS làm bài 97.
- H: Không cần tính kết quả có so sánh được không ? Vì sao ?
- HS . . . trong tích lẻ lần số âm à KQ : số dương. Trong tích lẻ lần số âm à KQ cho ta một số âm.
- HS đứng tại chỗ trả lời kết quả.
- GV cho HS làm bài 98.
- H: Tính giá trị của biểu thức? với a = 8 ? Ta làm như thế nào ?
- HS . . . ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi tính.
- GV cho 2HS lên bảng thực hiện nhanh.
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét, bổ sung.
- GV uốn nắn để đi đến kết quả.
- GV cho HS thảo luận nhóm bài 99 và 100.
- GV: Dựa vào tính chất, điền vào ô trống số thích hợp để được kết quả đúng ?
- Với bài 100. Ta dùng phương pháp loại trừ.
- H: Với n = -3, có nhận xét gì về số n2 ?
- H: Vậy tích m.n2 là một số như thế nào?
- Các nhóm hoạt động, Tiếp đó đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung.
- GV uốn nắn để đi đến kết quả.
- GV tổng kết bài học.
Bài 96 (SGK/95). Tính:
a) 237. (-26) + 26. 137
= - 26(237 - 137)
= -26 . 100 = - 2600
b) 63.(-25) + 25 .(-23)
= - 25 (63+23)
= -25 . 86 = - 2150
Bài 97 (SGK/95). So sánh với 0
(-16) . 1258.(-8).(-4).(-3)>0
Vì tích chẵn lần số âm.
13.(-24)(-15)(-8).4 < 0
Bài 98 (SGK/96).Tính giá trị của biểu thức:
a) (-125)(-13)(-a) với a = 8
=> (-125)(-13)(-8) = {(-125).(-8)}(-13)
= 1000.(-13) = - 13000
b) (-1)(-2)(-3)(-4)(-5) .b với b = 20
=> (-1)(-2)(-3)(-4)(-5) .20 = -24 . 100
= - 2400
Bài 99 (SGK/96)
Áp dụng tính chất a(b-c) = ab - ac
Điền số thích hợp vào ô trống:
a) -7 .(-13) + 8.(-13) = (-7+8).(-13) = -13
b) (-5).(-4 - -14) = (-5).(-4) - (-5)(-14)
= -50
Bài 100 (SGK/96). Giá trị của tích m.n2 với m = 2; n = -3 là số nào trong bốn đáp số A; B; C; D dưới đây?
A: - 18; B: 18; C: - 36; D: 36
Giải:
Ta có: 2.(-3)2 = 2.9 = 18
Vậy đáp án B đúng.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Về làm bài tập từ bài 121 đến bài 124(SBT/84).
- Đọc trước bài Bội và ước của 1 số nguyên ? Ôn tập bội và ước của 1 số tự nhiên.
- Yêu cầu kẻ vào bảng phụ 105(SGK/97)
Tuần :22
Tiết : 65 §13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm bội và ước của 1 số nguyên, khái niệm chia hết cho và tính chất có liên quan đến khái niệm chia hết cho.
- Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, bảng phụ bài 105(SGK/97).
- HS : Xem trước bài mới ở nhà, SGK.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút)
- H:Viết các số 6 và -6 thành tích 2 số nguyên ?
- GV nhận xét và ghi điểm.
6 = 2.3 = (-2).(-3) = 6.1 = (-6)(-1)
-6 = -2 .3 = +2. (-3) = 6.(-1) =(-6).1
Hoạt động 2 : 1.Bội và ước của 1 số nguyên. (15 phút)
-Từ phần KTBC giáo viên cho HS trả lời ?2.
- GV rút ra định nghĩa.
- GV cho HS đưa ra ví dụ.
- GV cho HS làm ?3.
- GV cho HS trả lời câu hỏi :
Số 0 có là bội của mọi số không?
Số 0 có là ước của mọi số không?
Số nào là ước của mọi số?
Khi nào c là ước chung của a, b?
- Từ đó GV cho HS rút ra chú ý như SGK.
a, b Z; b 0. Nếu có q sao cho a=b.q thì ta nói a chia hết cho b hay a là bội của b và b là ước của a.
Ví dụ 1: -9 là bội của 3.
vì -9 = 3.(-3)
-2 là ước của 6 vì 6 = -2.-3
?3: Tìm 2 bội và 2 ước của 6.
Chú ý: (SGK/96)
Ư(8) = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}
Hoạt động 3 : 2.Tính chất. (10 phút)
- GV trình bày tính chất như SGK.
- GV cho ví dụ.
- HS quan sát và vận dụng.
- GV cho HS làm ?4.
- 2HS lên bảng làm 2 ý, HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
- GV uốn nắn để đi đến kết quả.
+) a b và b c => a c
+) a b => a.m b (m Z)
+) và (a - b) c
Ví dụ 3:
- 16 8; 8 4 => - 16 4
- 3 3 nên 2. -3 3
(-2 . -3) 3
12 4; (-8) 4 => [12 + (-8)] 4
(12 - (-8)) 4
?4 . Tìm ba bội của -5
Tìm các ước của -10
Giải:
Ba bội của -5 là : 0; -5; 5.
Ư(-10) = {1; -1; 2; -2; 5; -5; 10; -10}
Hoạt động 4 : Củng cố. (10 phút)
- GV cho HS làm bài 102.
- H: Tìm ước của các số -3; 6; 11 và -1?
- 4HS lên bảng thực hiện 4 ý.
- HS ở dưới cùng thực hiện vào vở và nhận xét.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS thảo luận nhóm điền vào bảng ở bài 105.
- Đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng.
- GV nhận xét và chốt lại.
- GV tổng kết bài học.
Bài 102 (SGK /97).
Ư(-3) = {-3; -1; 1; 3}
Ư(6) = {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6}
Ư(11) = {-11; -1; 1; 11}
Ư(-1) = {-1; 1}
Bài 102 (SGK/97).
Điền vào ô trống cho đúng:
a
42
-25
2
-26
0
9
b
-3
-5
2
13
7
-1
a:b
-14
5
1
-2
0
-9
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
Về học bài, làm bài tập 101; 102; 104; 106 (SGK/97).
Bài 104(SGK/97)
Cho A = {2; 3; 4; 5; 6} ; B = {21; 22; 23}
Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng a + b với a A; b B.
2 + 21; 2 + 22; 2 + 23; 3 + 21; 3 + 22…. có thể lập được 5. 3 = 15 tổng.Trong đó có bảng tổng chia hết cho 2 là 24; 26; 26; 28; 26; 24
Tuần : 22
Tiết : * LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS củng cố lại kiến thức về bội và ước của một số nguyên.
- Rèn luyện kĩ năng tìm bội và ước của một số nguyên vào một số bài tập cụ thể.
- Giáo dục tính cần cù, cẩn thận trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, bảng phụ bài 154 - SBT.
- HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, Máy tính bỏ túi.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút)
- H: Thế nào là bội và ước của một số nguyên ? Tìm năm bội của 2 và -2.
- HS lên bảng trả lời và làm bài tập.
- GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2 : Làm bài tập. (32 phút)
- GV cho HS làm bài 151 SBT.
- H: Muốn tìm ước của một số ta làm như thế nào?
- HS . . . ta lấy số đó chia lần lượt cho các số từ 1 cho đến chính nó. (lấy cả số đối)
- HS1 làm 2 ý đầu, HS2 làm 3 ý còn lại.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 153 SBT.
- GV : Tìm x tương tự như phần số tự nhiên.
- H: |x| = 8 thì x phải nhận những giá trị nào?
- HS . . . 8 hoặc - 8.
- 2HS lên bảng thực hiện 2 ý.
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV treo bảng phụ bài 154.
- HS hoạt động nhóm.
- GV đi uốn nắn các nhóm.
- Đại diện các nhóm lên bảng điền số.
- GV cho HS các nhóm khác nhận xét.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 157 SBT.
- GV : Trong một tích nhiều thừa số chia cho 1 số, nếu một trong các thừa số đó có một thừa số chia hết cho số đó, thì ta lấy kết quả nhân cho các thừa số còn lại.
- H: Ở câu a) ta thực hiện như thế nào?
- HS: ta lấy 5 : 5 được kết quả nhân với -23.
- GV : Tương tự với câu b).
- HS lên bảng thực hiện.
- HS ở dưới cùng làm, nhận xét.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
Bài 151 (SBT/73)
Tìm tất cả các ước của: -2; 4; 13; 15; 1.
Ư(-2) = {± 1; ± 2}
Ư(4) = {± 1; ± 2; ± 4}
Ư(13) = {± 1; ± 13}
Ư(15) = {± 1; ± 3; ± 5; ± 15}
Ư(1) = {± 1}
Bài 153 (SBT/73) Tìm x ÎZ, biết :
a) 12.x = - 36
x = -36 : 12
x = - 3
b) 2. |x| = 16
|x| = 8
=> x = 8 hoặc x = -8
Bài 154 (SBT/73) Điền vào ô trống
a
36
-16
3
0
-8
b
-12
-4
-3
5
1
a:b
-3
4
-1
0
-8
Bài 157 (SBT/74) Tính giá trị của biểu thức.
a) [(-23) . 5] : 5
= -23. (5 : 5)
= -23
b) [32 . (-7)] : 32
= -7. (32 : 32)
= - 7
Hoạt động 3 : Củng cố, Hướng dẫn học ở nhà. (6 phút)
- H: Nêu lại cách tìm bội và ước của một số nguyên?
- HS đứng tại chỗ lần lượt phát biểu.
- GV chốt lại.
- GV cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết” (SBT /74; 75).
- Về nhà xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các câu hỏi ôn tập trang 98 - SGK.
- Ôn lại nội dung chương I, tiết sau ôn tập chương I.
Tuần : 22
Tiết :17 §3. SỐ ĐO GÓC
I. MỤC TIÊU
– Kiến thức : + Công nhận mỗi góc có một số đo xác định . Số đo của góc bẹt là 1800 .
+ Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọc, góc tù .
– Kỹ năng : + Biết đo góc bằng thước đo góc .
+ Biết so sánh hai góc .
– Thái độ : Đo góc cẩn thận, chính xác .
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, thước đo độ, bảng phụ hình 14, 15, 17 (SGK - 78, 79).
- HS : SGK, thước đo độ, thước thẳng.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút)
- HS1: Vẽ 1 góc và đặt tên chỉ rõ đỉnh, cạnh của góc ?
- HS2: Vẽ 1 tia nằm giữa 2 cạnh của góc, đặt tên tia đó ?
Trên hình vẽ có mấy góc.Viết tên các góc đó.
- GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: 1. Đo góc . (10 phút)
- GV: Giới thiệu đặc điểm, công dụng của thước đo góc và hướng dẫn cách sử dụng thước để đo một góc cụ thể.
- Giới thiệu cách đọc, cách ký hiệu số đo góc.
- HS trình bày lại cách đo góc và áp dụng vào BT ?1 => Rút ra nhận xét như sgk tr 77.
- GV giới thiệu chú ý sgk.
Cách đo (sgk : tr 76).
Nhận xét:
- Mỗi góc có một số đo.
- Số đo của góc bẹt là 1800.
- Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800.
* Chú ý : sgk/77.
Hoạt động 3: 2. So sánh hai góc. (15 phút)
- GV treo bảng phụ hình 14, 15 SGK.
- Yêu cầu HS đo các góc ở H.14, 15 sgk
=> Nêu cách so sánh hai góc.
Lưu ý HS dạng ký hiệu khi so sánh hai góc .
- H: Vì sao ở H.15 sgk > ?
- HS làm ?2.
- GV vẽ hình , HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- H: và coù baèng nhau khoâng ?
- Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh các số đo của chúng .
VD: So sánh các góc ở H.14,15sgk ta có các ký hiệu :
= .
> hay < .
?2 .
Hoaït ñoäng 4: 3. Goùc vuoâng, goùc nhoïn, goùc tuø. (8 phuùt)
- GV treo bảng phụ hình 17.
- HS đọc sgk, quan sát H.17 và nêu số đo góc vuông, góc nhọn, góc tù.
- Góc có số đo bằng 900 là góc vuông. Ký hiệu: 1v.
- Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
- Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
Hoạt động 5 : Củng cố. (4 phút)
- Vẽ hình và yêu cầu HS đo các góc trong hình. So sánh các góc đó.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS ở dưới cùng quan sát.
- GV uốn nắn và chốt lại.
A
B C
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- HS nắm vững cách đo góc.
- Phân biệt được góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt.
- Làm BT 12 →17 (SGK/79; 80)
Năm Căn, ngày 16 tháng 01 năm 2010
TỔ TRƯỞNG
Mai Thị Đài
File đính kèm:
- TUAN 22.DOC