Giáo án Toán 6 Tuần 23 - Vũ Trọng Triều

- Hệ thống hóa kiến thức Chương II về số nguyên Z.

- Các phép toán cộng, trừ, nhân 2 số nguyên. Cách so sánh 2 số nguyên, tính giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên.

- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính 1 cách chính xác và hợp lý.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 23 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23 Tiết : 66 ÔN TẬP CHƯƠNG II (Tiết 1) I. MỤC TIÊU - Hệ thống hóa kiến thức Chương II về số nguyên Z. - Các phép toán cộng, trừ, nhân 2 số nguyên. Cách so sánh 2 số nguyên, tính giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính 1 cách chính xác và hợp lý. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, bảng phụ trục số. - HS : SGK. Máy tính bỏ túi. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Lý thuyết. (15 phút) - H: Viết tập Z các số nguyên ? - H: Biểu diễn trục số nguyên Z ? - HS lên bảng thực hiện. - H: Số đối của số nguyên a là gì ? - H: Giá trị tuyệt đối của 1 số là gì ? - H: Giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên a có thể là số dương, số âm, bằng 0 được không ? - H: Phát biểu quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên ? - HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi của GV. - GV lần lượt chốt lại các nội dung trọng tâm. A. Lý thuyết: (15’) 1. Tập hợp Z = {….; -2; -1; 0; 1; 2; …} 2. Số đối của số nguyên a là -a - Số đối của số nguyên có thể là số dương, có thể là số âm, hoặc số 0. - Số 0 có số đối bằng chính nó. 3. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ a đến 0 trên trục số. 4. Nêu quy tắc cộng, trừ, nhân 2 số nguyên: SGK. Hoạt động 2 : Bài tập. (29 phút) - GV cho HS làm bài 107. - GV treo bảng phụ trục số. - H: a =? ; b=? => -a =? -b=? - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV cho 1HS lên bảng biểu diễn trên trục số. - GV uốn nắn kết quả. - H: So sánh a; | a|; |-a|; -a với 0? So sánh b; -b; |-b|; |b| với 0? - HS dựa vào trục số để so sánh. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 108. - HS thảo luận nhóm, tiếp đó đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 111. - H: Cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu ta thực hiện như thế nào? - HS đứng tại chỗ phát biểu. - 4HS lên bảng thực hiện 4 ý . - HS ở dưới cùng làm và nhận xét. - GV uốn nắn và chốt lại kểt quả. - GV tổng kết bài học. Bài 107 (SGK/98). Trên trục số cho 2 điểm a, b. 0 b a -b -a a) a = -4 => - a = 4 b = 3 => - b = -3 b) Biểu diễn trên trục số. c) So sánh: b = |b| = |-b| > 0 , -b < 0 -a = |a| = |-a| >0 , a < 0 Bài 108 (SGK/98). Cho a Z, a ≠0. * Khi a -a > a a>0 => -a < a * Khi a -a > 0 a > 0 => -a < 0 Bài 111 (SGK/99) . Tính tổng. a) [-13 + (-15)] + (-8) = -28 + (-8) = -36 b) 500 -(-200) - 210 - 100 = (500 + 200 -100) - 210 = 600 - 210 = 390 c) -(-129) + (-119) - 301 + 12 = 10 - 301 + 12 = -301 + 22 = - 279 d) 777 - (-111) - (-222) + 20 = 1110 + 20 = 1130 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về học bài, làm bài tập 110 đến 115 (SGK/99). Bài 110(SGK/99) a) Tổng 2 số nguyên âm là 1 số nguyên âm. Đúng VD: (-2) + (-4) = -6 b) Tổng 2 số nguyên dương là 1 số nguyên dương đúng. VD: 3 + 5 = 8 c) Tích 2 số nguyên âm là 1 số nguyên âm. Sai VD: (-2).(-3) = 6 d) Tích 2 số nguyên dương là 1 số nguyên dương. Đúng VD: 2.3 = 6 - Tiết sau ôn tập tiếp. Tuần :23 Tiết :67 ÔN TẬP CHƯƠNG II (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, tính giá trị tuyệt đối, lũy thừa của số nguyên và loại toán tìm x. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng tính chất các phép tóan vào thực hiện phép tính. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi. - HS : SGK. Máy tính bỏ túi. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Lý thuyết. (15 phút) - Viết dưới dạng công thức các tính chất của phép cộng, nhân các số nguyên ? - 2HS lên bảng viết công thức tổng quát. - GV nhân xét và chốt ý. - H: Thế nào là bội và ước của một số nguyên ? - Cách tìm bội và ước của một số ? - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV uốn nắn và chốt lại. 1. Tính chất của phép cộng, nhân các số nguyên. 2. Bội và ước của một số nguyên. Hoạt động 2 : Bµi tËp. (29 phót) - GV cho HS làm bài 115. - H: Giá trị tuyệt đối của một số có thể bằng 0 hay không? vì sao? - HS đứng tại chỗ trả lời. - 4HS lên bảng thực hiện 4 ý. - HS ở dưới cuàng thực hiện và nhận xét. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 116. - H: Nhân hai số nguyên cùng, khác dấu ta làm như thế nào? - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV cho 2 HS lên bảng làm 2 ý. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 117. - GV : Lưu ý có thể tính nhiều cách. - GV đi uốn nắn các nhóm. - Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày. - Các nhóm ở dưới cùng nhận xét, bổ sung. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 118. - H: Đối với bài toán tìm x, khi thực hiện ta cần chú ý điều gì? - HS . . . ta cần chú ý đến qui trình chuyển vế. - GV cho 3 HS lên bảng thực hiện 3 ý. - HS ở dưới cùng thực hiện vào vở, và nhận xét bài trên bảng. - GV uốn nắn và chốt lại kết quả. - GV tổng kết bài học. Bài 115 (SGK/99). Tìm a ÎZ, biết : a) |a| = 5 => a = 5 hoặc a = -5 b) |a| = 0 => a = 0 c) |a| = -3 Không có giá trị nào của a thoả mãn d) |a| = |-5| = 5 => a = 5 hoặc a = -5 e) -11. |a| = -22 |a| = 2 => a = 2 hoặc a = -2 Bài 116 (SGK/99). Tính: a) (-4)(-5)(-6) = 20.(-6)= -120 b) (-3 + 6) (-4) = 3.(- 4) =-12 Bài 117 (SGK/99). Tính : a) (-7)3.24 = - 343 . 16 = - 5488 b) 54 .(-4)2 = (25.4) . (25.4) = 100 . 100 = 10000 Bài 118 (SGK/99). Tìm x Z, biết: a) 2x - 35 = 15 2 x = 50 x = 25 b) 3x + 17 = 2 3x = 2 - 17 3x = - 15 x = - 5 c) |x - 1| = 0 => x - 1 = 0 x = 1 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) Về ôn tập lại toàn bộ nội dung 2 tiết. Tiết sau kiểm tra . Tuần :23 Tiết : 68 KIỂM TRA CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU - Kiểm tra kiến thức Chương II về số nguyên và các phép tính trên tập hợp số nguyên. - Kiểm tra kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, giá trị tuyệt đối, tìm bội và ước của số nguyên. - Giáo dục tính cẩn thận, cần cù trong khi thực hiện tính toán. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề + đáp. - HS : Thước, viết. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Nội dung chính Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Thứ tự trong Z 2 1,0 2 1,0 Cộng hai số nguyên 1 1,0 1 0,5 1 1,0 3 2,5 Nhân hai số nguyên 1 0,5 1 1,0 1 0,5 1 1,0 4 3,0 Dấu ngoặc, chuyển vế. 1 0,5 2 2,0 3 2,5 Bội và ước của số nguyên 1 1,0 1 1,0 TỔNG 3 2,5 5 4,0 3 3,5 12 10,0 IV. ĐỀ BÀI. Câu 1 : (2 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1) Trong tập hợp các số nguyên sau, tập hợp nào có các số nguyên được xếp theo thứ tự tăng dần ? A. {2; -17; 5; 1; -2; 0} C. {0; 1; -2; 2; 5; -17} B. {-2; -17; 0; 1; 2; 5} D. {-17; -2; 0; 1; 2; 5} 2) So sánh : A. | 3 | > | 5 | B. | - 3 | | - 2 | 3) Kết quả đúng của phép tính 3 - (-2 - 3) là : A. 2 B. -2 C. 8 D. 4 4) Bỏ dấu ngoặc ( a – b ) – ( c – d ) đúng là : A. a – b – c – d B. a + b – c + d C. a – b – c + d D. a + b + c - d 5) Cho biết -12 . x < 0. Số x có thể là : A. -2 B. 2 C. -1 D. 0 6) Kết quả của phép tính (-5) . |-4| là : A. -20 B. 20 C. -9 D. -1 Câu 2 : (4 điểm) Thực hiện phép tính. a) - 233 + 211 c) (-1) . (-2) . (-7) . 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) |-8| - (-7) d) 97 . (-356) + 356 . 87 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 3 : (2 điểm) Tìm số tự nhiên x, biết : a) 7x + 73 = 24 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) 15 - 2x = 79 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 4 : (1 điểm) a) Tìm 5 bội của -4. b) Tìm ước của -16. V. ĐÁP ÁN. Câu 1 : (3 điểm) Khoanh tròn đúng mỗi ý được 0,5 điểm. 1 - D ; 2 - B ; 3 - C ; 4 - C ; 5 - B ; 6 - A Câu 2 : (4 điểm) Thứ tự tính điểm như sau : a) - 233 + 211 = -22 1 điểm b) |-8| - (-7) = 8 + 7 = 15 1 điểm c) (-1).(-2).(-7).5 = - 70 1 điểm d) 97.(-356) + 356. 87 = -356(97 - 87) 0,5 điểm = -356.10 = -3560 0,5 điểm Câu 3 : (2 điểm) Thứ tự tính điểm như sau : b) 15 - 2x = 79 a) 7x + 73 = 24 2x=-64 0,5đ 7x = -49 0,5đ x = -32 0,5đ x = -7 0,5đ Câu 4 : (1 điểm) Thứ tự tính điểm như sau. a) B(-4) = {0; ±4; ±8} (0,5 điểm) b) Ư(-16) = {±1; ±2; ±4; ±16} (0,5 điểm) VI. DẶN DÒ. - GV thu bài, kiểm số lượng bài kiểm tra. - Về nhà xem trước bài “Làm quen với số nguyên âm” Tuần :23 Tiết :18 §4. Khi nào thì ? I. MỤC TIÊU * Kiến thức cơ bản : Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì . Biết định nghĩa hai góc phụ nhau, bù nhau, kề nhau, kề bù . * Kỹ năng cơ bản : Nhận biết hai góc phụ nhau, bù nhau, kề nhau, kề bù . Biết cộng số đo hai góc kề nhau có cạnh chung nằm giữa hai cạnh còn lại. * Thái độ : Vẽ, đo cẩn thận, chính xác . II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu, bảng phụ hình 24 (SGK - 81) - HS : SGK , vở ghi , thước thẳng. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (7 phút) - Vẽ góc xOz, vẽ tia Oy nằm giữa 2 cạnh của góc xOz. - Dùng thước đo góc, đo các góc có trong hình. - GV nhận xét và ghi điểm. x y O Z So sánh : Hoạt động 2: 1. Khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz ? (18 phút) GV : Sử dụng H23(sgk/81) hướng dẫn thực hiện ?1 theo trình tự của đề bài . HS : Đo các góc xOy , yOz , xOz . - So sánh : với . - Rút ra kết luận : = . GV : Khẳng định lại nhận xét sgk. - HS ghi vào vở. - GV cho HS làm bài 18. - H: Vẽ 3 tia chung gốc Ox, Oy , Oz sao cho Oy nằm giữa hai tia còn lại . Phải làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được số đo 3 góc xOy , yOz và xOz ? Có mấy cách thực hiện như thế ? - HS1 lên bảng tính BÔC. - HS2 lên bảng sử dụng thức đo để kiểm tra kết quả. - GV uốn nắn và chốt lại. x z y a) O H.23 z b) O x y – Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì . – Ngược lại nếu thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Bài 18 (SGK/82). = 45o + 32o = 77o Hoạt động 3 : 2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. (18 phút) - GV treo bảng phụ hình vẽ 24 SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm các khái niệm SGK. - H: Thế nào là hai góc kề nhau ? Vẽ hai góc kề nhau ? - GV : Chú ý xác định cạnh chung với hai góc kề nhau . - H: Thế nào là hai góc phụ nhau ? Tính số đo của góc phụ với góc 300 . - H: Thế nào là hai góc bù nhau ? Tính số đo của góc bù với góc 600 ? - HS. . . 120o - H: Vẽ hai góc kề bù ? - HS lên bảng vẽ. - H: Hai góc kề bù có tổng số đo bằng bao nhiêu độ ? - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV nhận xét và chốt lại. - GV cho HS làm bài 19. - HS quan sát hình 26. -HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng làm, nhận xét bổ sung. - GV tổng kết bài học. 330 1470 b) H.24 O z x y a) – Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung . – Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 900 . – Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 1800 . – Hai góc vừa kề nhau , vừa bù nhau là hai góc kề bù . ?2 . Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180o Bài 19 (SGK/82). yÔy’ = 180o - xÔy = 180o - 120o = 60o Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) Học thuộc bài, luyện vẽ hình. Làm bt 20 đến bài 23 sgk 82; 83 Năm Căn, ngày 23 tháng 01 năm 2010 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 23.DOC
Giáo án liên quan