I. MỤC TIÊU
- HS thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa khái niệm phân số đã học ở Tiểu học và khái niệm khái niệm phân số học ở lớp 6.
- Viết được các phân số mà tử và mẫu số là các số nguyên.
- Thấy được số nguyên cũng được coi là phân số với mẫu là 1.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, phấn màu.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà, Khái niệm phân số ở lớp 5, SGK.
- Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp.
8 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 24 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24
Tiết : 69
§1. MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
- HS thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa khái niệm phân số đã học ở Tiểu học và khái niệm khái niệm phân số học ở lớp 6.
- Viết được các phân số mà tử và mẫu số là các số nguyên.
- Thấy được số nguyên cũng được coi là phân số với mẫu là 1.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, phấn màu.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà, Khái niệm phân số ở lớp 5, SGK.
- Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : 1. Khái niệm phân số. (15 phút)
- HS cho ví dụ về phân số ?
Vd: 6 cái bánh chia đều cho 2 người, mỗi người được mấy cái ? Tương tự với 1 bánh chia đều cho 4 người ta thực hiện như thế nào ? Kết quả ra sao?
- GV : phân số là thương của phép chia 1 cho 4, tương tự cũng gọi là phân số và là kết quả của phép chia (-1) cho 4.
- HS nêu dạng tổng quát phân số ở tiểu học ?
- Tương tự với phân số ở lớp 6 ta có thể nêu dạng tổng quát như thế nào ?
- H: Khái niệm phân số đã được mở rộng như thế nào ?
GV: Nhấn mạnh khái niệm tổng quát về phân số: tử và mẫu là số nguyên, mẫu phải khác 0.
– Người ta gọi với a, bZ, b0 là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số .
Hoạt động 2 : Ví dụ. (19 phút)
- GV cho VD những phân số.
- H: Cho một vài ví dụ về phân số và xác định tử và mẫu của phân số ?
- HS thực hiện ?1.
- GV cho HS thực hịên ?2 .
- H: Xác định trong các cách viết đã cho, cách viết nào cho ta phân số ?
- HS dựa vào khái niệm để xác định.
- H: Mọi số nguyên có thể viết dưới dạng phân số được không ? Cho ví dụ ? (BT ?3).
- H: Số nguyên a có thể viết dưới dạng phân số là gì ?
- GV nhận xét và chốt lại.
2. Ví dụ :
* ; …… là những phân số .
?2. Cách viết nào cho ta phân số.
a. là phân số
b.không phải là phân số.
* Số nguyên a có thể viết là .
Vd : ; …..
Hoạt động 3 : Củng cố. (10 phút)
- GV cho HS làm bài 1.
- H: Tương tự như hình 1 hãy lên bảng thực hiện tô màu hình 2 và 3?
- 2HS lên bảng thực hiện.
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
- GV chốt lại.
- GV cho HS làm bài 3.
- GV cho 2HS lên bảng thực hiện nhanh.
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét, bổ sung.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
-GV cho HS làm bài 4.
-H: Viết các phép chia dưới dạng phân số?
2HS lên bảng làm 2 ý a và c.
-2 ý còn lại về nhà làm.
- GV tổng kết bài học.
Bài 1 (SGK/5).
hình tròn ; hình vuông; hcn
Bài 3 (SGK /6). Viết các phân số:
a) Hai phần bảy:
b) Âm năm phần mười:
c) Mười một phần mười ba:
d) Mười bốn phần năm:
Bài 4 (SGK /6).
Viết các phép chia dưới dạng phân số:
3 : 11 =
5 :(-13) =
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
– Học bài. Làm các bài tập 1đến bài 6 SBT trang 3; 4 bằng cách vận dụng khái niệm phân số.
– Xem phần “Có thể em chưa biết” HS khá, giỏi: Làm thêm bài tập7; 8 SBT trang 4.
– Chuẩn bị bài 2 “ Phân số bằng nhau”. HS : xem lại quy tắc nhân hai số nguyên.
Tuần 24
Tiết :70
§2. PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
- HS biết được thế nào là hai phân số bằng nhau .
- Nhận dạng được các phân số bằng nhau và không bằng nhau .
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, phấn màu.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà, SGK.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : 1. Định nghĩa. (10 phút)
- HS cho ví dụ hai phân số bằng nhau ở Tiểu học.
- H: Hãy so sánh các tích của tử của phân số này với mẫu của phân số kia ?
* Củng cố tương tự với H.5 (sgk : tr 7) , minh hoạ phần hình thể hiện hai phân số bằng nhau.
- H: Kiểm tra xem hai phân số và có bằng nhau không ?
-H: Vậy hai phân số và baèng nhau khi naøo ?
- GV chốt lại định nghĩa.
– Hai phân số và gọi là bằng nhau nếu a.d = b .c
Hoạt động 2 : Các ví dụ. (20 phút)
- H: Hãy tìm ví dụ hai phân số bằng nhau và giải thích tại sao ?
- Hướng dẫn bài tập ?1. Xác định trong các cặp phân số cho trước, cặp phân số nào bằng nhau ?
- Hướng dẫn ?2 . Giải thích các cặp phân số có bằng nhau mà không cần thực hiện phép tính ?
- Tiếp tục củng cố hai phân số bằng nhau trong bài toán tìm “một số” chưa biết khi biết hai phân số bằng nhau .
GV : Chú ý nên chuyển sang dạng đẳng thức và áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x .
Ví dụ 1 :
vì (-2) . 6 = (-4) . 3 = -12
vì 3. 7 5 . (-6).
Ví dụ 2 :
Tìm x Z, biết :
.
Suy ra: x.21 = 7.6
x =
x = 2
Hoạt động 3 : Củng cố. (14 phút)
-GV cho HS hoạt động nhóm bài 7.
-GV : Dựa vào định nghĩa hai phân số bằng nhau để thực hiện.
-Đại diện các nhóm lên điền.
-GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
-GV cho HS làm bài 8.
-H: Chứng tỏ rằng các cặp phân số đó luôn bằng nhau?
-HS đứng tại chỗ phát biểu.
-2HS lên bảng thực hiện 2 ý.
-GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
-GV tổng kết bài học.
Bài 7 (SGK/8). Điền số thích hợp vào ô vuông.
a) b)
c) d)
Bài 8 (SGK /8). a, b Î Z, b ≠ 0.
a) ta có
b) ta có
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học thuộc định nghĩa hai phân số bằng nhau và vận dụng hoàn thành phần bài tập còn lại ở sgk . SBT: bài 9 đến bài 13 trang 4; 5. HS khá giỏi: bài 14 đến bài16 SBT trang 4; 5.
- Chuẩn bị bài 3“ Tính chất cơ bản của phân số”. Xem lại quy tắc nhân hai số nguyên.
Tuần 24
Tiết : 71
§3. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
- Nắm vững tính chất cơ bản của phân số .
- Vận dụng được tính chất cơ bản của phân số để giải một số bài tập đơn giản , để viết một phân số có mẫu âm thành thành phân số bằng nó có mẫu dương .
- Bước đầu có khái niệm về số hữu tỉ .
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, Máy tính bỏ túi, phấn màu.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà, SGK, Máy tính bỏ túi.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
- Phát biểu định nghĩa 2 phân số bằng nhau ?
- Tìm các số nguyên x , biết : . Giải thích vì sao : .
- GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2 : 1. Nhận xét. (8 phút)
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa tử và mẫu của các phân số bằng nhau ở phần KTBC.
- HS làm ?2.
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 3 : Tính chất cơ bản của phân số . (20 phút)
- GV: Dựa vào phần nhận xét trên yêu cầu HS rút ra nhận xét. Nếu nhân cả tử và mẫu của phân số với cùng một số nguyên khác 0, ta được kết quả như thế nào ?
- GV : Ghi dạng tổng quát trên bảng .
- H: Tại sao ta phải nhân cùng một số khác 0?
- Hoạt động tương tự với phần kết luận thứ hai.
- H: Chú ý : Tại sao nƯC(a, b) ?
GV : Khẳng định các cách biến đổi trên là dựa vào tính chất cơ bản của phân số .
- Chú ý ?3 , (a, bZ, b < 0) .
- Vậy (–b) có là số dương không ?
GV : Giới thiệu khái quát số hữu tỉ như sgk . Khẳng định lại vấn đề đặt ra ở đầu bài .
với mZ và m 0 .
với nƯC(a, b) .
Vd : .
.
?3
* Chú ý: Mỗi phân số có vô số phân số bằng với nó.
VD:
Hoạt động 4 : Củng cố. (9 phút)
– GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 11.
– Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
– GV uốn nắn và chốt lại.
– GV cho HS làm bài 12.
– HS đứng tại chỗ trả lời nhanh ý a, b.
– H: Ở câuc tử số phải chia cho mấy?
– HS . . . mẫu số chia cho 5 thì tử số phải chia cho 5.
– H: tương tự ở câu d ?
– HS ở dưới nhận xét trả lời.
– GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
– GV tổng kết bài học.
Bài 11 (SGK/11) Điền số thích hợp vào ô vuông.
Bài 12 (SGK/11) Điền số thích hợp vào ô vuông.
a) b)
c) d)
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
– Học bài . Hoàn thành phần bài tập còn lại ở SGK tương tự . SBT: từ bài 17 đến bài 21 trang 5; 6.
Bài tập 13a, b (SGK : tr 11) .
15 phút = .
– Chuẩn bị bài 4 “ Rút gọn phân số”.
Tuần : 24
Tiết :19
LUYỆN TẬP + KIỂM TRA 15 PHÚT
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và thành thạo trong việc tính số đo của góc dựa vào các yếu tố đặc biệt của hai góc .
- Rèn luyện kỹ năng tính toán về góc, kiểm tra việc nắm lại kiến thức về góc.
- Giáo dục tính cần cù cẩn thận trong khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, phấn màu, thước đo độ, đề kiểm tra 15 phút.
- HS : Xem trước các bài tập còn lại, thước đo độ, SGK.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Bài tập. (29 phút)
- GV cho HS làm bài 21.
- GV cho HS hoạt động nhóm, 2 em cùng bàn 1 nhóm, thực hiện đo góc ở hình 28a, b và cho biết các cặp góc phụ nhau ở hình 28b?
- GV đi uốn nắn các nhóm.
- Đại diện nhóm đứng tại chỗ phát biểu.
- GV uốn nắn và chốt lại.
- GV cho HS làm bài 23.
- GV vẽ hình 31 như SGK.
- H: Để tính được số đo của ta làm như thế nào?
- HS . . . ta phải tính được góc PAN.
- H: và là hai góc như thế nào?
- HS . . là hai góc kề bù.
- H: Tính được ta làm gì tiếp để tính ra góc PAQ?
- HS . . . do AQ nằm giữa hai tia AN và AP nên , dựa vào đó ta tính được góc PAQ.
- HS lên bảng thực hiện, ở dưới cùng làm vào vở.
- GV uốn nắn và chốt lại.
Bài 21 (SGK/82).
b) Hình 28b. Các cặp góc phụ nhau :
và ; và
Bài 23 (SGK /82) . Tính số đo x của ?
Q
P
M
A
N
330
580
x
Do và kề bù
Nên + = 180o
= 180o – 33o
= 147o
Mặt khác tia AQ nằm giữa hai tia AN và AP, do đó :
x = = 890
Hoạt động 2 : Kiểm tra 15 phút.
- GV phát đề kiểm tra 15 phút.
Câu 1 : (4 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1.Cho trước một góc như hình vẽ, cách viết kí hiệu góc này là :
A. x
B. A
C. y
D. Cả ba cách trên đều đúng.
2. Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì :
A. .
B. + = .
C. + =
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
3. Nếu + = thì :
A. Tia Ox nằm giữa hai tia Oy và Oz.
B. Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
C. Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. D. Cả 3 câu trên đều đúng.
4. Số đo của trong hình vẽ ở câu 1 là:
A. 1500 B. 280
C. 350 D. 450
Câu 2 : (6 điểm) Cho biết hai góc kề bù AOB và BOC,
Tính .
O
A
B
C
63o
ĐÁP ÁN.
Câu 1 : Khoanh tròn mỗi ý được 1 điểm.
1 - C ; 2 - A ; 3 - C ; 4 - B
Câu 2 : Lý luận và tính đúng được = 117o được 6 điểm.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
– GV thu bài, kiểm số bài.
– Về nhà xem lại các bài tập đã chữa.
– Làm bài 22 SGK trang 82, làm tương tự như bài 21.
–Đọc trước bài “Vẽ góc biết số đo”.
Năm Căn, ngày 30 tháng 01 năm 2010
TỔ TRƯỞNG
Mai Thị Đài
File đính kèm:
- TUAN 24.DOC