Giáo án Toán 6 - Tuần 7 đến tuần 10

I. MỤC TIÊU

- Biết định nghĩa đoạn thẳng.

- Biết vẽ đoạn thẳng. Biết nhân dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia. Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.

- Giáo dục tính cẩn thận , chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng.

- HS: Bút chì, thước thẳng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 7 đến tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ………………….. TUẦN 7 Tiết 7 §6. ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU - Biết định nghĩa đoạn thẳng. - Biết vẽ đoạn thẳng. Biết nhân dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia. Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau. - Giáo dục tính cẩn thận , chính xác. II. CHUẨN BỊ: - GV: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng. - HS: Bút chì, thước thẳng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Tiếp cận định nghĩa đoạn thẳng ( 15 phút) 1, Vẽ hai điểm A; B. 2, Đặt mép thước thẳng đi qua hai điểm A; B. Dùng phấn (trên bảng), bút chì (vở) vạch theo mép thước thẳng từ A đến B. Ta được một hình, hình này gồm bao nhiêu điểm? là những điểm như thế nào? - Đó là đoạn thẳng AB. - Đoạn thẳng AB là hình như thế nào? - Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA. - Hai điểm A,B là hai mút (hai đầu) của đoạn thẳng AB. -Hs lên bảng vẽ hình +Cả lớp vẽ hình vào vở -Hs có thể tlời 1.Đoạn thẳng AB là gì? - Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A,điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. Hoạt động 2: Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng ( 13 phút) -Gv treo bảng phụ hình 33; 34; 35 để hiểu hình biểu diễn hai đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng? +Yêu cầu nhận dạng hai đoạn thẳng cắt nhau, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng? +Yêu cầu hs mô tả từng trường hợp? - Gv treo bảng phụ với nội dung sau: Nhận dạng một số trường hợp khác, giao điểm có thể trùng với đầu mút của đoạn thẳng hoặc trùng với gốc của tia: - Hs mô tả từng trường hợp: a, Hai đoạn thẳng AB và CD có một điểm chung duy nhất. - Hs khác mô tả những trường hợp còn lại. - Hs nhận xét. 2.Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng: a, Hai đoạn thẳng cắt nhau: b, Đoạn thẳng cắt tia: c, Đoạn thẳng cắt đường thẳng: 4. Củng cố ( 15 phút) Bài 33/115. Yêu cầu hs trả lời miệng? Bài 34. Trên đường thẳng a lấy ba điểm A,B,C. Hỏi có mấy đoạn thẳng tất cả? Hãy gọi tên các đoạn thẳng đó? Bài 35. Treo bảng phụ: Bài tập 37/116 (SGK) Yêu cầu HS vẽ hình. - Hs vẽ hình ra nhấp và trả lời. +Câu d đúng. HS lên bảng vẽ hình Bài 34/116 Có ba đoạn thẳng là: AB; AC; BC. Bài tập 37/116 (SGK) 5.Hướng dẫn về nhà (2phút): - Thuộc và hiểu định nghĩa đoạn thẳng? Biết vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng. - BTVN: 36; 38; 39/116 (sgk) - Đọc trước bài 7: Độ dài đoạn thẳng. RÚT KINH NGHIỆM . Ngày dạy: ………………… TUẦN 8 Tiết 8 §7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU - Hs biết độ dài đoạn thẳng là gì? - Hs biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai doạn thẳng. - Giáo dục tính cẩn thận khi đo. II.CHUẨN BỊ - GV: Thước thẳng có chia khoảng. - HS: Thước thẳng có chia khoảng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CUẢ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Đo đoạn thẳng ( 15 phút) GV: a, Dụng cụ: - Dụng cụ đo đoạn thẳng? - Gv giới thiệu một vài loại thước. b, Đo đoạn thẳng AB: - Cho đoạn thẳng AB, đo độ dài của nó? - Nêu rõ cách đo? *Cho 2 điểm A;B ta có thể xác định ngay khoảng cách AB. Nếu Aº B ta nói khoảng cách AB=0. *Khi có một đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? Độ dài đó là số dương hay số âm? -Gv nhấn mạnh: +Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. - Dụng cụ đo thường là thước thẳng có chia khoảng. -Hs nêu rõ cách đo. -Hoặc “ khoảng cách giữa hai điểm A;B bằng 3cm” -Hoặc “ A cách B một khoảng bằng 3cm” -Hs đọc nhận xét: (sgk/117) -Độ dài đoạn thẳng là số dương khoảng cách có thể bằng 0. -Đoạn thẳng được coi là một hình. 1.Đo đoạn thẳng: a, Dụng cụ: Thước thẳng, thước cuộn, thước gấp, thước dây… b, Cách đo: - Đặt cạnh của thước đi qua 2 điểm A;B sao cho vạch số 0 trùng với điểm A. - Điểm B trùng với vạch nào đó trên thước. *Kí hiệu: AB = 3cm *Nhận xét: (sgk/117) Hoạt động 2: So sánh hai đoạn thẳng ( 15 phút) -Thực hiện đo độ dài của chiếc bút chì và bút bi của em. Cho biết hai vật này có độ dài bằng nhau không? -Để so sánh 2 đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng. - Cả lớp thực hiện yêu cầu như sau: +Đọc sgk (trong 3 phút) và cho biết thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau? Đoạn thẳng này dài hơn (hay ngắn hơn) đoạn thẳng kia? Cho vd và thể hiện bằng kí hiệu? - Gv vẽ hình 40 lên bảng. *Cho hs làm(?1) *Làm (?2) sgk và nhận dạng một số thước? *Làm (?3) sgk kiểm tra xem 1 inh sơ bằng bao nhiêu mm? -Hs thực hiện đo và đọc kết quả. -Cả lớp đọc sgk sau đó trả lời câu hỏi. -Cả lớp làm (?1) và (?2). -Một hs đọc kết quả: 1 inh sơ = 2,54cm =25,4mm 2.So sánh hai đoạn thẳng: - Kí hiệu: AB = CD EG > CD hay AB < EG *(?1): *(?2): 4. Củng cố ( 12 phút) *Bài 42. So sánh AB và AC rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau. *Bài 43.Quan sát hình vẽ hãy sắp xép các đoạn thẳng AB;BC;CA theo thứ tự tăng dần? - Hs đo và so sánh. -Hs đo trên hình và sắp sếp. Bài 42/119 AB = AC Bài 43/119 AC ;AB ; BC. 5. Hướng dẫn về nhà ( 3 phút): - Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, cách so sánh hai đoạn thẳng. - BTVN: 40,44,45/119 (sgk). - Đọc trước bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB ? RÚT KINH NGHIỆM: Ngày dạy: ……………………… TUẦN 9 Tiết 9 §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? I. MỤC TIÊU: - Hs hiểu nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB =AB. - Hs nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác . + Bước đầu tập suy luận dạng: “ Nếu có a+b =c và biết hai trong số a;b;c thì suy ra số thứ ba” - Giáo dục tính cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. II. CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng, bảng phụ. - HS: thước thẳng. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm mới ( 18 phút) *Yêu cầu kiểm tra: 1, Vẽ ba điểm A;B;C với B nằm giữa A;C. Giải thích cách vẽ? 2,Trên hình có những đoạn thẳng nào? Kể tên? 3,Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ? 4,So sánh độ dài AB + BC với AC ? Rút ra nhận xét? *Gv đưa ra một thước thẳng có biểu diễn độ dài. Trên thước có hai điểm A;B cố định và một điểm C nằm giữa A;B ( C có thể di động được ở các vị trí). Gv đưa hai vị trí của C, Yêu cầu hs đọc trên thước các độ dài: AC =…; CB =…; AB =… AC + CB =… ? -Gv nêu câu hỏi khắc sâu kiến thức: Cho điểm K nằm giữa hai điểm M; N thì ta có đẳng thức nào? -Gv nêu yêu cầu: 1)Vẽ ba điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B. Đo AM; MB; AB ? 2) So sánh AM + MB với AB. Nêu nhận xét? *Kiểm tra bài làm của hs và nhận xét (đối với cả hai trường hợp về vị trí của điểm M) ==> Rút ra nhận xét? *Gv củng cố nhận xét bằng vd (sgk/120). Treo bảng phụ ghi VD sgk /120. Giới thiệu cách giải (xem như bài mẫu.) -Hs lên bảng chữa bài tập. -Hs khác nhận xét. - Hs đọc trên thước các độ dài ( tương ứng với hai vị trí của C) AC=…; AB=…; BC=… AC + BC =… => AC+ BC = AB +Nhận xét: Nếu điểm K nằm giữa hai điểm M; N ta có : MK+ KN = MN -Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB ¹ AB -Hs khác đọc nhận xét. 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB: *(?1): -Nhận xét: Điểm M nằm giữa hai điểm A và B Û AM + MB = AB *VD: Vì M nằm giữa A và B nên: AM + MB = AB Thay AM = 3cm; AB = 8cm Ta có: 3+ MB = 8 MB = 8 - 3 Vậy: MB = 5 (cm) Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ đo ( 2 phút) -Yêu cầu hs tự đọc sgk và nêu các loại thước.Chỉ ra các dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm. -Hs đọc sgk và trả lời câu hỏi. 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất: 4. Củng cố – Luyện tập ( 8 phút) -Khi nào thì AM + MB = AB? Bài 46/121. -Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ hình. -Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? -Khi đó ta có công thức như thế nào? -Ta tính đoạn thẳng nào? -Theo đề bài ta có số đo của những đoạn thẳng nào và bằng bào nhiêu? -Ta thay các giá trị đó vào công thức ta sẽ tính được NK. -Phát biểu nhận xét -Đọc đề bài và vẽ hình. -Điểm N nằm giữa hai điểm I và K. - IN + NK = IK. -Tính NK. -IN = 3cm và IK = 6cm. -HS lên bảng trình bày bài giải. Bài 46/121 Vì N nằm giữa I và K, nên: IN + NK = IK Thay: IN = 3cm và IK = 6cm, ta có: 3 + NK = 6 NK = 6 – 3 NK = 3 (cm) 5. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút): -BTVN: 48 ; 51; 52 /121,122 (sgk) -Nắm vững kết luận khi nào AM+MB=AB và ngược lại. 6. Kiểm tra 15 phút: Đề : Câu 1: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: (4đ) Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O trên đường thẳng xy. Vẽ đoạn thẳng AB có số đo bằng 5cm. Câu 2: (6 đ) Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 6cm, lấy điểm M sao cho AM = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày dạy: ………………….. TUẦN 10: Tiết 10 LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Củng cố và khắc sâu kiến thức “Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” qua một số bài tập. - Rèn kĩ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Bước đầu tập suy luận và rèn kĩ năng tính toán. - Cẩn thận ,trung thực. II.CHUẨN BỊ: - GV: Thước thẳng, bảng phụ. - HS: Thước thẳng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (sữa bài tập 48 SGK) (8 phút) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Dạng 1: Nếu M nằm giữa hai điểm A và B Û AM+MB =AB (30 phút) Bài 47/121 -Yêu cầu HS đọc đề bài và vẽ hình. -Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? -Khi đó ta có công thức như thế nào? -Ta tính đoạn thẳng nào? -Theo đề bài ta có số đo của những đoạn thẳng nào và bằng bào nhiêu? -Ta thay các giá trị đó vào công thức ta sẽ tính được MF. Bài 49. -Đầu bài cho biết gì? hỏi gì? +Gv dùng phấn gạch chân những ý đầu bài cho, những ý đầu bài hỏi trên bảng phụ. -Gv cùng hs chấm chữa ý a. -Gọi hs khá chữa ý b. -Gv nhận xét chung. Bài 51. -Yêu cầu hs đọc đề bài, làm bài tập. +Các nhóm trình bày cách làm. -Đọc đề bài và vẽ hình. -Điểm M nằm giữa hai điểm E và F. - EM + MF = EF. -So sánh EM và MF. -EM = 4cm và EF = 8cm. -HS lên bảng trình bày bài giải. -Hs phân tích đề bài +Nửa lớp làm ý a trước, ý b sau. +Nửa lớp làm ý b trước ý a sau -Hs nhận xét và tự chấm chữa ý b -Hs chia nhóm làm bài tập. -Hs trả lời miệng Bài 47/121 Vì M nằm giữa E và F, nên: EM + MF = EF. Thay: EM = 4cm và EF = 8cm, ta có: 4 + NK = 8 NK = 8 – 4 NK = 4 (cm) Vậy: EM = MF Bài 49/121 a) A M N B · · - M nằm giữa A và B nên: AM + MB = AB =>AM = AB - BM (1) -N nằm giữa A và B nên: AN + NB = AB => NB = AB - AN (2) mà AN=BM (3) Từ (1),(2),(3) =>AM = NB b) A M N B · · -N nằm giữa A và M nên: AN + NM = AM => AN = AM - NM (1) -M nằm giữa B và N nên: BM + MN = BN => BM = BN - MN (2) mà AN = BM Từ (1),(2),(3) => AM = NB Bài 51/122 Ta thấy TA + AV = TV ( vì 1+2=3) nên ba điểm T; A; V thẳng hàng => Điểm A nằm giữa hai điểm T và V. Hoạt động 2: Dạng 2: Vẽ hình: (5 phút) Bài tập 30/100 SBT Theo hình vẽ: các em nhận ra được điều gì? Bài Tập 31/100 SBT: Đọc đề bài: Theo yêu cầu của GV HS vẽ hình và trả lời các câu hỏi trong bài tập. Câu a), b), c) e) :Hs vẽ hình Câu e), g): Hs trả lời. HS vẽ hình theo yêu cầu của GV. HS trả lời: 4 hs vẽ hình 2 HS đứng tại chổ trả lời câu e) g). 30/100 SBT Bài Tập 31/100 SBT: 4. Hướng dẫn về nhà (2 phút): -BTVN: 44-->49 (SBT). - Đọc trước bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài. - Chuẩn bị giờ sau mang compa, thước thẳng. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTUẦN 7 - TUẦN 10.doc