I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS cần phải:
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : - Bảng phụ ghi tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch và bài tập.
- Hai bảng phụ để làm bài tập ?3 và BT13.
HS : - Học thuộc phần 1. Định nghĩa, chuẩn bị các bài tập
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Đại số - Tiết 27: Đại lượng tỉ lệ nghịch (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Soạn ngày 25 tháng 11 năm 2008
Tiết 27
Đại lượng tỉ lệ nghịch (T2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS cần phải:
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch
- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV : - Bảng phụ ghi tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch và bài tập.
- Hai bảng phụ để làm bài tập ?3 và BT13.
HS : - Học thuộc phần 1. Định nghĩa, chuẩn bị các bài tập.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu định nghĩa của hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS lên bảng kiểm tra
Hoạt động 2: 2. Tính chất
GV cho HS làm (GV gợi ý cho HS). Cho biết hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau.
a)Tìm hệ số tỉ lệ.
b)Thay mỗi dấu “?” trong bảng trên bằng một số thích hợp.
c) Có nhận xét gì về tích hai giá trị tơng ứng x1y1, x2y2, x3y3, x4y4 của x và y.
GV : Giới thiệu hai tính chất trong SGK
- So sánh với hai tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
Bài tập :
HS :
Ta có:
a. x1y1 = a ị a = 60
b. y2=20; y3 =15; y4 = 12
c. x1y1= x2y2 = x3y3 = x4y4 =60 (bằng hệ số tỉ lệ).
- Tính chất: (SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
1. Bài 13 (Tr58 SGK)
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau.
GV: Dựa vào cột nào để tính hệ số a?
2. Bài 14 trang 58 SGK.
GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề bài?
Cùng một công việc, giữa số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng quan hệ thế nào?
Theo tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có tỉ lệ thức nào? Tính x?
GV: Nhấn mạnh với HS:
Khi hai đại lượng tỉ lệ thuận
X1 ứng với y1
X2 ứng với y2
Khi hai đại lượng tỉ lệ nghịch
X1ứng với y1
X2 ứng với y2
GV: Có thể đưa cách 2 lên màn hình để HS tham khảo.
GV: Cho học sinh ôn tập và so sánh hai đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch về định nghĩa và tính chất bằng “Phiếu học tập”.
GV: Phát cho nửa lớp phiếu 1 và nửa lớp còn lại phiếu 2.
Phiếu 1:
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống:
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận thì:
a).... hai giá trị tương ứng của chúng là....
b).... hai giá trị bất kì của đại lượng này.... hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
c)Đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức.... (k là hằng số ạ 0).
Sau 3 phút, GV thu phiếu và kiểm tra trên máy chiếu.
HS nhận xét đại diện 2 phiếu học tập. So sánh giữa hai quan hệ tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.
1. Bài 13 SGK
HS :
- Dựa vào cột thứ sáu ta có: a = 1,5.4= 6
2. Bài 14 trang 58 SGK.
Cách 1:Để xây một ngôi nhà:
35 công nhân xây hết 138 ngày
28 công nhân hết x ngày?
Số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Ta có:
Trả lời: 28 công nhân xây ngôi nhà đó hết 210 ngày.
Cách 2: Gọi số công nhân là x và số ngày là y.
Vì năng xuất làm việc của mỗi ngày là như nhau nên số công nhân tỉ lệ nghịch với số ngày.
Do đó: y = ị z=x.y
Thay x=35;y =168 vào ta có:
A=35; y =168.
Do đó, x = 28 thì:
y=
Phiếu 2:
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống:
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch thì:
a).... hai giá trị tương ứng của chúng....
b).... hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng.... của.... hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
c)Đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức.... (là hằng số khác 0)
IV. Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững định nghĩa và tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch (so sánh với tỉ lệ thuận).
- Bài tập số 15 trang 58 SGK bài 18, 19, 20, 21, 22 trang 45, 46 SBT
- Xem trước bài 4. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Tiết 28
Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch (t1)
I. Mục tiêu
- Học xong bài này học sinh cần phải biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ nghịch.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: - Bảng phụ ghi đề bài toán 1 và lời giải, Bài tập 16, SGK.
HS : Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
III. tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Kiểm tra đồng thời 2 em HS.
HS1: - Định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận và định nghĩa đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Chữa Bài tập 15 (Tr 58 SGK)
HS2: - Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, hai đại lượng tỉ lệ nghịch. So sánh (viết dưới dạng công thức).
HS nhận xét bài làm của bạn.
- Chữa Bài tập 15 (Tr58 SGK)
a.Tích xy là hằng số (số giờ máy cày cả cánh đồng) nên x và y tỉ lệ nghịch với nhau.
b. x+y là hằng số (số trang của quyển sách) nên x và y tỉ lệ nghịch với nhau.
c.Tích ab là hằng số (chiều dài đoạn đường AB) nên a và b tỉ lệ nghịch với nhau.
Hoạt động 2: 1. Bài toán 1
1. Bài toán 1:
GV: Hướng dẫn HS phân tích để tìm ra cách giải.
- Ta gọi vận tốc cũ và mới của ôtô lần lượt là v1 và v2 (km/h). Thời gian tương ứng với các vận tốc là t1 và t2 (h). Hãy tóm tắt đề bài rồi lập tỉ lệ thức của bài toán.
Từ đó tìm t2
GV: Nhấn mạnh: Vì v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên tỉ số giữa hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
GV: Thay đổi nội dung bài toán: Nếu
v2 = 0,8 v1 thì t2 là bao nhiêu?
1. Bài toán 1:
Với vận tốc v1thì thời gian là t1
Với vận tốc v2 thì thời gian là t2.
Vận tốc và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên:
mà t1 = 6; v2 = 1,2.v1
do đó:
Vậy nếu đi với vận tốc mới thì ôtô đi từ A đến B hết 5h
* Nếu V2 = 0,8v1
Thì: =0,8
hay:=0,8 ị t2 =
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố
Bài 16 trang 60 SGK
(Đưa đề bài lên bảng phụ).
GV: Yêu cầu HS tìm hệ số tỉ lệ nghịch a.
Sau đó điền số thích hợp vào ô trống.
Bài 18 trang 61 SGK
GV: Nhắc các nhóm tóm tắt đề bài, xác định mối quan hệ giữa các đại lượng rồi lập tỉ lệ thức
tương ứng.
GV: Kiểm tra thêm vài nhóm
Đại diện một nhóm trình bày bài.
HS cả lớp nhận xét.
Bài 16 trang 60 SGK
a. Hai đại lượng x và y có tỉ lệ nghịch với nhau vì:
1.120 = 2.690 = 4.30 = 5.24 = 8.15 (=120)
b)Hai đại lợng x và y không tỉ lệ nghịch vì: 5.12,5 ạ 6.10
Bài 18 trang 61 SGK
A=10.1,6=16.
Cùng một công việc nên số người làm cỏ và số giờ phải làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Ta có:
Vậy 12 ngời làm cỏ hết 1,5 giờ
IV. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại cách giải bài toán 1 về tỉ lệ nghịch. Biết chuyển từ toán chia tỉ lệ nghịch sang chia tỉ lệ thuận. Ôn tập đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
- Xem và chuẩn bị phần 2
File đính kèm:
- D7T14.doc