I/ Mục tiêu : Nhận biết 1 biểu thức nào đó là đơn thức . Nhận biết được đơn thức thu gọn . Nhận biết được phần hệ số , phần biến của đơn thức . Biết nhân hai đơn thức . Biết cách viết 1 đơn thức ở dạng
thu gọn thành đơn thức thu gọn .
II/ Chuẩn bị : Gv: Bảng phụ ; Hs : Bảng nhóm
III/ Tiến trình dạy học : Hoạt động I :Kiểm tra : 5
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Đại số - Tiết 53: Đơn thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :53
NS :
NG:
ĐƠN THỨC
I/ Mục tiêu : Nhận biết 1 biểu thức nào đó là đơn thức . Nhận biết được đơn thức thu gọn . Nhận biết được phần hệ số , phần biến của đơn thức . Biết nhân hai đơn thức . Biết cách viết 1 đơn thức ở dạng
thu gọn thành đơn thức thu gọn .
II/ Chuẩn bị : Gv: Bảng phụ ; Hs : Bảng nhóm
III/ Tiến trình dạy học : Hoạt động I :Kiểm tra : 5’
Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong các biểu thức đã cho , ta làm thế nào ?
Chữa bài tập 9/29/SGK
Gv cho học sinh nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm
Hs trả lời : a/SGK /28
b/Tính giá trị của biểu thức đại số :
x 2 y 3 +xy tại x =1 ; y = ½
thay x = 1 ; y = ½ vào biểu thức ta có :
x 2 y 3 + xy = 12
Hoạt động II : Đơn thức (10’ )
Gv đưa bài tập ?1 lên bảng phụ bổ sung thêm các biểu thức : 9 ; ; x ; y
Yêu cầu sắp sếp các biểu thức đã cho thành hai nhóm
Gọi 2 hs lên bảng
Gv : các biểu thức nhóm 2 là đơn thức . các biểu thức nhóm 1 không phải là đơn thức
Vậy theo em thế nào là đơn thức ?
Số 0 có phải là đơn thức không ?vì sao ?
Cho học sinh làm bài tập ?2
Củng cố bài tập 10/32 :
Nhóm 1 : Những biểu thức có
chứa phép cộng , phép trừ :
3-2y ; 10 x + y ; 5 ( x + y )
Nhóm 2 : Những biểu thức còn lại : 4 x y 2 ; ; 2x2 y ; -2y ; 9 ; ; x ; y
Hs trả lời đ/n đơn thức
H/s lấy ví dụ về đơn thức
Bạn bình viết sai 1 ví dụ
(5 – x)x2, không phải là đơn thức vì có chứa phép trừ .
Đơn thức
Định nghĩa : Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm 1 số , hoặc 1 biến ,hoặc 1 tích giữa các số và các biến .
Ví dụ : 4xy2 ; ;
2x2 y ; -2y ; 9 ; ; x ; y
Chú ý : Số 0 được gọi là đơn thức không
Hoạt động III : ĐƠN THỨC THU GỌN (10’)
Gv: Xét đơn thức 10x6y3
Trong đơn thức trên có mấy biến ? Các biến có mặt mấy lần ? và được viết dưới dạng nào ?
Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn
10: là hệ số của đơn thức
x6y3 là phần biến của đơn thức
Vậy thế nào là đơn thức thu gọn ?
Đơn thức thu gọn gồmcómấyphần?
Em hãy cho ví dụ về đơn thức thu gọn chỉ ra phần hệ số và phần biến
của mỗi đơn thức ?
Gv yêu cầu hs đọc “chú ý” /31
Trong các đơn thức ở ?1 những đơn thức nào gọi là đơn thức thu gọn ?
Cho hs làm bài tập 12/32sgk
Trong đơn thức 10x6y3 có 2 biến x; y, các biến có mặt một lần dưới dạng một luỹ thừa với số mũ nguyên dương
Hs trả lời đ/n đơn thức …
Đơn thức thu gọn gồm có 2 phần :phần hệ số và phần biến số
Hs lấy ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số và phầnbiến
Một hs đọc phần chú ý ở sgk
Những đơn thức thu gọn là :
4xy2; 2xy2; -2y; 9; ; x ; y
Những đơn thức chưa ở dạng thu gọn là ;
Hs1 trả lời câu a;Hs2 trả lời câu b
2/ Đơn thức thu gọn
Định nghĩa : Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến , mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương
Ví dụ : + Các đơn thức x; -y; 3x2y; 10xy5 là những đơn thức thu gọn có hệ số lần lượt là 1; -1; 3 ; 10và có phần biến lần lượt là : x; y; x2y; xy5
+ Các đơn thức xyx; 5xy2zyx3
không phải là đơn thức thu gọn
Chú ý : SGK/31
Hoạt động 4 : BẬC CỦA ĐƠN THỨC (7’)
Cho đơn thức 2x5y3z
Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không ? ? hãy xác định phần hệ số và phần biến ? Số mũ của mỗi biến ? Tổng các số mũ của các biến là bao nhiêu ?
Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho
Vậy thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác không ?
Gv: Số thực khác 0 là đ/ thức bậc 0
Số 0 được coi là đơn thức không có bậc . Hãy tìm bậc của các đơn thức sau : -5;x2y ; 2,5x2y; 9x2yz ;
x6y6
Đơn thức 2x5y3z là đơn thức thu gọn . 2 là hệ số ;x5y3z là phần biến số .Số mũ của x là 5 ; của y là 3 ; của y là 1
Tổng các số mũ của biến là 9
Bậc của đơn thức là …
-5 là đơn thức bậc 0
x2y là đơn thức bậc 3
2,5x2y là đơn thức bậc 3
9x2yz là đơn thức bậc 4 x6y6 là đơn thức bậc 12
3/ Bậc của đơn thức :
Bậc của đơn thức có hệ số khác không là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó
Ví dụ :
-5 là đơn thức bậc 0
x2y là đơn thức bậc 3
2,5x2y là đơn thức bậc 3
9x2yz là đơn thức bậc 4
x6y6 là đơn thức bậc 12
Hoạt động 5 : NHÂN HAI ĐƠN THỨC (6’)
Cho hai biểu thức
A= 32.167 ; B=34.166
Dựa vào quy tắc và các tính chất của phép nhân em hãy thực hiện phép tính nhân biểu thức A với B
Bằng cách tương tự , ta có thể thực hiện phép nhân hai đơn thức .
Cho 2 đơn thức 2x2y và 9xy4. Em hãy tìm tích của hai đơn thức trên .
Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào ?
Yêu cầu 1 hs đọc phần chú ý sgk/32
Hs : A.B= ( 32.167 ) (34.166)
= ( 32.34).(167.166)
= 36.1613
HS nêu cách làm :
Nhân các hệ số với nhau , nhân các phần biến với nhau
1 hs đọc phần chú ý ở sgk
4/ Nhân hai đơn thức :
Ví dụ : Nhân 2 đơn thức 2x2y và 9xy4 ta làm như sau: 2x2y9xy4=(2.9).(x2.x).(y.y4)
= 18x3y5
Chú ý : Muốn nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau
Hoạt động 6: Luyện tập (5’)
Gv yêu cầu hs làm bài 13/32sgk
Gọi 2 hs lên bảng làm câu a và câu b
Em hãy cho biết các kiến thức cần nắm vững trong bài học này
Hs1: a/ = .(x2.x)(y.y3 =x3y4 có bậc 7
Hs2: b/ .(-2x3y5) =.(x3x3).(y.y5) = có bậc là 12
Hs : Trong bài học hôm nay cần nắm vững đơn thức , đơn thức thu gọn , biết cách xác định bậc của đơn thức có hệ số khác 0, biết nhân hai đơn thức , thu gọn đơn thức
Hoạt động 7 : Hướng dẫn về nhà (2’)
Nắm vững khái niệm : Đơn thức ; Thu gọn đơn thức ; Bậc của đơn thức ; Nhân hai đơn thức
Làm bài tập 11/32;14;15;16;17;18/11;12 SBT. Đọc trước bài đơn thức đồng dạng
Hướng dẫn bài tập 13: Tính tích của các đơn thức rồi mới tìm bậc của các đơn thức .
Bài 14: Có thể viết được nhiều đơn thức khác nhau ví dụ : -9xy; -9x2y3; …
File đính kèm:
- dai 53.doc